Thứ Năm, 5 tháng 8, 2010

Khi trung quốc thắng thầu.

Doanh nghiệp Việt Nam ra rìa

- Thưa ông, sau WTO, tổng thầu Trung Quốc mới bùng nổ. Ông có cảm nhận thế nào về sự khác biệt của các gói thầu Trung Quốc và các nước G7, Nhật Bản trước đó?

- Trước khi ta vào WTO thì phần lớn các dự án điện, xi măng đều là sản phẩm của các nước G7, ví dụ như xi măng Hoàng Thạch, Sông Gianh, Nghi Sơn, Sao Mai, các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Phả lại 1, Phả Lại 2 nhưng chúng ta có việc làm. 

Tôi khẳng định rằng, các nhà thầu châu Âu, Nhật Bản, họ có thể khai thác triệt để việc giao cho các nhà thầu phụ Việt Nam chế tạo số lượng lớn kết cấu thép và thiết bị phi tiêu chuẩn. Với các đối tác này, chí ít ra, chúng ta có công ăn việc làm, chiếm được khoảng 30% khối lượng triển khai gói thầu EPC.

Sau WTO, nhà thầu Trung Quốc ồ ạt vào vào thì lập tức, chúng ta đứng ngoài rìa hết và mất việc. Họ không hề làm như G7. Khi Trung Quốc thắng thầu thì lao động họ đem sang, sản vật họ chuyển sang, bu lông ốc ít cũng là của họ. Còn Việt Nam thì đứng ngoài nhìn, mặc dù đó là thị trường của mình. 

10 nhà máy nhiệt điện than 300MW đều do Trung Quốc làm, doanh nghiệp chúng ta chỉ đứng ngoài và thiếu việc. Người Trung Quốc từ đầu đâu chuyển về làm, dành phần việc của lao động trong nước, trong khi, chúng ta phải đi xuất khẩu lao động. Tôi thấy rất lạ lùng.

- Như vậy, việc các tổng thầu Trung Quốc không sử dụng lực lượng trong nước của ta là không đúng qui định?

- Chúng ta quản lý nhà thầu nước ngoài có những cái không rõ ràng. Theo QĐ 87 ngày 19/5/2004 của Thủ tướng, tổng thầu nước ngoài phải thực hiện qui định: việc tuyển lao động nước ngoài thì chỉ đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng. 

Điểm quan trọng thứ hai là tổng thầu nước ngoài phải thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam, hoặc thực hiện các cam kết sử dụng nhà thầu Việt Nam đã được qui định khi dự thầu, chào thầu. 

Tôi cứ thắc mắc một điểm là, tại sao trong các dự án mà Trung Quốc thắng thầu, không thấy áp dụng điểm của QĐ87 trên?

Tôi không hiểu tại sao, qui chế đó, chúng ta lại không đề cập đến với các nhà thầu trong các hợp đồng tổng thầu mà chủ đầu tư đã ký với nhà thầu Trung Quốc, hay là vì áp lực giá rẻ  rồi thì chúng ta chấp nhận? Và tổng thầu lấy cớ rằng, năng lực lao động chúng ta không đáp ứng? Những rõ ràng, các nhà máy điện mà Trung Quốc làm cũng chậm tiến độ, đến nay 2-3 năm như nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh?

Cái đó, chúng ta chưa vạch ra được một cách  công khai, sòng phẳng với các nhà thầu Trung Quốc. Đây là điều mà tôi thấy rất thắc mắc.

http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=909

HLH :Thắc mắc cái gì- khi đặt chương trình đấu thầu phải có nguyên ban tư vấn giá. Giá thầu phải đi đôi điều kiện sách- cái đó rõ ràng thì chúng nó có bỏ nổi thầu giá thấp không! Nói vầy cũng khổ- cơ chế ngu thì phá nó đi lập lại...việc đếch gì mà phải ngồi dông dài....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét