Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009

Có bao giờ .....

Có bao giờ bạn thèm một nụ hôn âu yếm của mẹ của cha trên trán bạn chưa? Tôi rất thèm khát!
Có bao giờ bạn thấy bạn chỉ là một con cừu đen bị ghẻ lạnh trong vòng tay cha mẹ chưa? Tôi thì có.
Có bao giờ bạn thấy hận vì đã được sinh ra chưa? Tôi thì có.
Có bao giờ bạn bị cha mẹ đánh bằng roi dây điện vì nghịch ngơm chưa? Tôi thì có.
Có bao giờ bạn hận chưa? Tôi thì có, tôi hận chính tôi!
Có bao giờ bạn tự thấy mình xấu xa tệ hại chưa? Tôi thì có, tôi sống và dằn vặt chính tôi vì điều đó.
Có bao giờ bạn thấy ghen tỵ chưa? Tôi thì cực kỳ ghen tị.....

Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2009

Mừng ngày lễ.....



http://www.vietnamnet.vn/xahoi/2009/08/866133/
Nguyên nhân khiến dự án gần 9 năm sau cấp phép “chôn” hàng trăm ha đất nông nghiệp là do giá đền bù quá thấp và cứng nhắc trong áp dụng. Giá đất nông nghiệp được “áp” tại dự án này là 150 – 200 nghìn đồng/m2 (theo phương án phê duyệt năm 2003), trong khi giá bồi thường dự án công ích (làm đường) tại khu vực quận 2 hiện nay cũng đã lên tới 1,5 triệu đồng/m2/đất nông nghiệp.

 

Điển hình là hộ ông Đặng Hoài Ký, nhận được quyết định bồi thường, hỗ trợ của UBND quận 2 cho diện tích đất trên 1.000 m2 với số tiền 151 triệu đồng và “quyền” được đăng ký mua căn hộ chung cư. Ông bức xúc: “Năm 2008 mới có quyết định bồi thường cho gia đình tôi, nhưng lại áp giá đền bù theo phương án từ năm 2003 là hết sức vô lý. Thử hỏi với 7 nhân khẩu, gia đình tôi sống ra sao với số tiền ít ỏi trên…”

 

Muốn bồi thường thêm cho dân cũng…tắc

 

Tháng 11/2005, UBND quận 2 có công văn gửi SDI đề nghị “tự thương lượng thoả thuận sang nhượng trực tiếp với các hộ dân có đất, vật kiến trúc, hoa màu trong dự án”. Tuy nhiên, ý kiến rất “thoáng” này của quận 2 gặp phản ứng gay gắt của Sở tài chính TPHCM tại công văn số 10442 /TC ngày 19/12/2005 khi cho rằng “..đề nghị này không phù hợp với quy định của pháp luật…Việc cho phép chủ đầu tư thương lượng…sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dự án đầu tư của Nhà nước trong khu vực quy hoạch này…”

Tương tự, gia đình ông Đỗ Văn Dậu (ngụ tại quận 1) có 1.015 m2 đất cũng được bồi thường ở mức 308 triệu đồng. Ông Dậu đã có đơn khởi kiện UBND quận 2 ra Toà hành chính (TAND.TPHCM) về việc ban hành quyết định áp giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, cưỡng chế thu hồi đất không đúng quy định pháp luật…

 

Trong đơn gửi VietNamNet, nhiều hộ dân khác cùng chung bức xúc: “Giá đền bù và giá cả thị trường trong gần 9 năm qua thay đổi chóng mặt nhưng UBND quận 2 cùng chủ đầu tư vẫn đền bù theo khung giá cũ, bỏ qua các quy định mới của UBND.TP, của Chính phủ”

 

“Đây là dự án với những hạng mục, công trình đầu tư của một số cá nhân nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận từ các dịch vụ thể thao cao cấp, xây biệt thự cho thuê, phân lô bán nền không phục vụ cho cộng đồng người dân mà lại áp giá đền bù theo Nghị định 22/CP năm 1998 quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng…là hết sức phí lý” 

 

Về mức giá đền bù, trả lời VietNamNet, đại diện phía chủ đầu tư công ty SDI xin không bình luận, mà cho rằng trách nhiệm của chủ đầu tư là cung cấp tài chính, còn việc giải toả đền bù đã được UBND.TP giao cho địa phương ?         

 

Tuy nhiên lý giải này mâu thuẫn với điều 8 - Bản chấp thuận đầu tư (do Sở kế hoạch & Đầu tư cấp ngày 7/12/2000) ghi rõ công ty SDI: “Thông qua chính quyền địa phương để đền bù cho dân theo thoả thuận” và “…có trách nhiệm phối hợp với các Sở - ngành chức năng có liên quan để thực hiện việc đền bù nhằm bảo đảm quyền lợi cho dân”

 

Trên thực tế, theo phản ảnh của người dân, trong gần 9 năm qua, chỉ có 1 cuộc họp duy nhất giữa Ban bồi thường giải phóng mặt bằng với người dân, chưa từng có một cuộc thương lượng, thoả thuận nào như trong phương án mà UBND quận 2 và chủ đầu tư “hứa hẹn” ?

 

Đằng sau “điều chỉnh quy hoạch” là…nền biệt thự ?

 

Một đại diện có trách nhiệm của công ty SDI cho rằng có nhiều nguyên nhân “khách quan” khiến dự án liên tục phải điều chỉnh quy hoạch (việc xử lý nợ của công ty Việt Hà, UBND.TP giao làm khu tái định cư – dân cư 15 ha..) và các thủ tục hành chính “nhiêu khê” từ các cơ quan hành chính khiến dự án không thể triển khai như mong muốn…

 

Tuy nhiên trên thực tế, chính công ty SDI đã liên tục “đề xuất” việc điều chỉnh quy hoạch theo theo hướng có lợi cho họ. Đó là việc liên tục xin tăng tăng số nhà biệt thự trong khu quy hoạch 22 ha từ 50 căn lên tới 100 căn, 164 rồi 193 căn và xây dựng hàng loạt nhà liên kế, chung cư cao tầng.

 

Cụ thể, tháng 1/1999, UBND.TP có công văn 329 cho công ty TNHH Thiên Hải (công ty mẹ của SDI) đầu tư sân golf tại khu Rạch Chiếc, quận 2, trong đó quy định “ngoài khu sân golf, chủ đầu tư được xây dựng không quá 50 biệt thự..”

 

Tiếp đó, tại quyết định số 4530 ngày 12/7/2000 của UBND.TP cũng nói rõ chủ đầu tư – công ty SDI được xây dựng khu biệt thự 50 căn và không cao quá 3 tầng (12m), mật độ xây dựng tối đa 30%.

 

Tháng 1/2001, Thủ tướng Chính phủ có quyết định cho phép SDI thực hiện dự án Khu liên hiệp sân golf – thể dục thể thao và nhà ở phường An Phú, quận 2, trong đó yêu cầu UBND.TP có trách nhiệm: “…Kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng đất, kiến trúc xây dựng và bảo vệ môi trường theo đúng quy định hiện hành”

 

Ngay sau đó công ty SDI có công văn đề nghị UBND.TP cho “điều chỉnh” số lượng biệt thự trong dự án từ 50 căn lên thành 100 căn. Việc này được UBND.TPHCM chấp thuận vào thời điểm tháng 5/2001 và đề nghị công ty liên hệ cơ quan chức năng điều chỉnh dự án.

 

Thế nhưng chính SDI lại “quên” luôn việc điều chỉnh quy hoạch như tinh thần công văn “cho phép” của TPHCM mà kéo dài tới tháng 4/2006 để ra một công văn khác (số 03 ngày 14/4/2006) cho rằng “chỉ tiêu xây 50 căn biệt thự trên phần đất đã giao 22 ha như dự kiến ban đầu sẽ gây nên một sự lãng phí tài nguyên rất lớn, chi phí xây dựng cao, chắc chắc sẽ giảm sức cầu – gây ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự án”. Đồng thời SDI “mạnh dạn” xin “điều chỉnh quy hoạch” lên thành 193 biệt thự và căn hộ liên kế vườn cao cấp ?

 

Có vẻ vẫn chưa ổn, chưa đầy 1 tháng sau (tháng 5/2006) công ty SDI lại ra công văn “đề xuất ” xin UBND.TPHCM điều chỉnh quy hoạch nhằm “chi tiết hoá” phần bất động sản tại khu dự án 22 ha. Cụ thể, thay vì 193 căn biệt thự như đề xuất, công ty rút lại còn 164 căn (diện tích từ 600- 2000m2/căn, 1- 2 tầng), nhưng “cụ thể hoá” số nhà liên kế sân vườn lên 29 căn (200m2/căn, 3 tầng)  một khu căn hộ cao tầng (132 căn). Tổng cộng có 325 hộ gia đình với diện tích sàn xây dựng lên tới 102.540m2.

 

Gần 1 năm sau (tháng 4/2007) kiến nghị của SDI được Sở quy hoạch kiến trúc TPHCM trình UBND.TP xem xét và ngày 08/01/2008, văn phòng HĐND và UBND.TP ra thông báo chấp thuận phương án đề xuất điều chỉnh của Sở, cho phép SDI điều chỉnh cơ cấu sự dụng đất và quy mô dân số tại khu 22 ha nêu trên.          

 

Như vậy, rất dễ hình dung, dự án sân golf An Phú của SDI kéo dài một phần do chính công ty này điều chỉnh qua lại phần 22 ha, nhằm tăng số biệt thự, nhà ở nhằm nhắm tới mục đích lợi nhuận trong kinh doanh địa ốc

 

Hậu quả là dự án bị kéo dài thời gian, cả trăm ha đất bị bỏ hoang.Người dân phải nhận khoản đền bù ít ỏi, khác xa giá trị thật của mảnh đất họ đang quản lý, sử dụng..

 

  • Thái Thiện – Thu Lý      

   

Đọc tiếp ...

Mẹ Đốp!

Hôm nay mẹ Đốp bỗng ngựa thay
Mắc váy hai dây lõng thõng trùm
Vòng hông một sải ôm không đủ
 Chiều cao lại thiếu mập như lu!

Đọc tiếp ...

súng đỏ và sương




Súng đỏ và sương, nụ sen e ấp.......bà mẹ hôm trước up mãi không lên, hôm nay không biết có lên không
Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2009

Lũ quỷ dữ đang sinh sôi!

Có những con quỷ
Mang bộ mặt loài người
Miệng phun toàn rắn rết
Nanh nhe chực thịt người
Tao căm ghét
Cái loại lòng lang dạ quỷ
Chỉ cầu trời
Đừng giáng trừng phạt xuống con cái bọn bay
Nhưng riêng bọn bay
Sẽ có ngày phải sám hối
Trong địa ngục trần gian
Chúng mày tạo ra
Cho chúng mày phải sống
Trong khổ đau, tang tóc của chúng mày
Lũ quỷ dữ
Chúa sẽ đày bọn mi vào địa ngục!
Đọc tiếp ...

em về chơi chồng!

Em về em chơi với chồng đây!
Dù có ít lông cũng vẫn chồng
Còn hơn ra ngõ bầy một lũ
Chỉ nhởn nhơ vần nhắm cướp lông.

Em cứ về chơi nắm cà chồng
Chán lũ cà nhông chúng bám mông
Lựa lời ngon ngọt, tay bán nước
Em chả thèm chơi chỉ thích chồng!

Mai này mốt nọ, thời thay thế
Chỉ có chồng em vẫn còn cà!
Thế còn lành chán- chơi đóng cọc!
Hơn ba chìm bảy nổi phận nước non.

Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009

Hoa súng đỏ và cây trong vườn




Hoa súng này trồng khó thật, phân bón, tưới tiêu cẩn thận mà một năm mới ra bông. Còn cây tắc thì trái sum sê, cây hoa mẫu đơn lúc nào cũng đỏ rực. Bông sen cứ lên nhu nhú lại tàn, cho bao nhiêu là đất là phân.
Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

Kẹt xe

Nói thì nghe có vẻ là ai cũng biết, dưng mà kẹt xe tới nỗi suýt vỡ bọng đái mới là chuyện. Tối hôm kia, tui mò dzìa nhà lúc 6g tối, ra tới đầu đường, công an hem cho chạy thẳng, bắt quẹo trái, quẹo trái xong tới ngã tư, công an bắt quẹo phải, quẹo phải típ, lòng vòng một hồi về lại chỗ cũ. Bắng nhắng hem chịu đi tè, ngồi xe đi đường khác, ra đến khúc đầu lăng, khỏi chạy luôn! Tứ bề thọ địch. Xe đậu kít kịt, lô cốt bên kia kít kịt, xe tui sát lô cốt. Dí dị đứng luôn. Ngồi cỡ hơn tiếng, mắc tè, mở cửa xe không được, lúc đó nhớ cái dzụ Hoàng dược sư nó post cái dụng cụ đái đứng gần chết.Chờ đến 8 giờ, bụng nó cứng còn hơn banh đá, hé cửa xe ra, chui không lọt cái thây bồ tượng. Đành mở kính xuống, lòn như con trăn ra khỏi xe, định đi bộ chui dzô mấy quầy hàng gần đó, nhưng xe ken sát sạt, không đủ diện tích cho một bàn chân đặt xuống, chỉ còn có nước leo qua đầu nhau.Xe ở chỗ không thể ngồi xuống mà tè tại chỗ. Đành chui đại vào xe vậy. Nhịn cho đến gần 10 giờ rưỡi, bắt đầu thoát, chả còn hàng quán nào mở cho đi nhờ. Đút đầu vào hẻm tối, ngồi xuống, tè không nổi vì căng quá, đau bụng. Vừa ngồi vừa rên, hơn năm phút mới xả được hàng.
Mèng ơi! Không còn gì sung sướng hơn cái cảm giác lúc ấy- tê lê phê cả người! Quên cả mình đang đói, bụng sôi rẹc rẹc. Lần sau, nhất quyết nhét cái bô bẹt vào xe, phòng hờ khi kẹt.Mà mả bố nó, thành phố chó gì mà đi mấy cây số không có một cái nhà vệ sinh công cộng. Để bảng cấm đái thì chỉ còn nước thiến mẹ nó hết cả trym lẫn búm!
Có mấy cái hình lúc còn đi tàm tạm, đến lúc kẹt thiệt thì chả còn cách nào chụp nữa.
Đọc tiếp ...

Chán chường!

Hận!
Hận đời tôi
Chán tôi
hoa đã tàn
thời xuân sắc đã phai
Còn lại chi
Đứa con hoang
Ghẻ lạnh
Sinh ra đời
làm chi
Lắm nỗi truân chuyên
Coi như phù du
Mộng đã tàn
Đêm đông thức giấc
Se mình
Oán giận nhân gian!
Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

Sự nghi ngờ cũng phải phân chia đồng đều không biệt giàu nghèo.

Đêm qua, tàn tiệc ,sau khi tiễn hết bạn hữu ra về, và chờ đợi tin nhắn hồi âm của những người đi xa đến hơn 12 giờ đêm, tất cả bình an trên xa lộ, vui và nhẹ nhõm.
Nhưng đến sáng nay và trưa nay có vài chuyện khiến mình rất bận tâm và buồn rầu. Mình nghĩ ngợi suốt nửa ngày và quyết định viết entry này. Cân nhắc mọi thứ, có suy nghĩ kể cả quẩn quanh, cuối cùng thì mình thấy chỉ có trải lòng ra, mình mới cảm thấy nhẹ nhõm và bớt đi cái cảm giác như chua xót, buồn bã chất chứa trong cái bụng to có giới hạn này.
Một người bạn tham dự bữa tiệc, thông báo rằng người ấy mất một ít tiền trong bộ tiền người ấy sưu tập được trong số đó có tờ 5 đô la may mắn, và mất ở tại nhà tôi. Người bạn ấy nói rằng do quên ba lô trong bếp nhà tôi chừng năm , mười phút gì đó, sau đó cô giúp việc nhà tôi mang ra đưa cho người ấy. Họ( số ít 1 người thôi) khẳng định là chỉ có cô giúp việc nhà tôi lấy số tiền đó. Tôi có hỏi là mất bao nhiêu, tiền gì, nhiều không thì họ bảo còn ba tờ 500 ( không rõ là ngàn hay đồng) và tiền sưu tập không biết là bao nhiêu, chỉ còn tiền Miên và tiền Thái và nhờ tôi tra hỏi người giúp việc nhà tôi có lấy không.??!!
Lúc đó trong nhà có nhiều người, có giúp việc, có tài xế, có bảo vệ, có bạn bè đã đến, có tôi và chồng tôi. Như thế khi xảy ra mất mát thì sự nghi ngờ này không chỉ để khẳng định và quy chụp cho kẻ nghèo hèn hơn mình. Bởi mình không hề có một bằng chứng nào tại chỗ, thế cho nên sự nghi ngờ ấy phải chia đều cho tất cả. Tại sao lại khẳng định chỉ là cô giúp việc? Chả lẽ người nghèo hèn là có tội? Còn người giàu thì không? Tôi cảm thấy đau ở cái lý lẽ đó, nếu một người mất của trong một đám đông, thì sự nghi ngờ phải chia đều cho đám đông xung quanh ấy khi bạn chưa có một bằng chứng xác thực nào, và trong mắt của người bị mất thì cả đám đông ấy có thể là kẻ cắp.
Cách đây bốn ngày, cô giúp việc của tôi bị mất toàn bộ tháng lương vừa lãnh và một sợi dây chuyền tôi tặng, cô ấy khóc như cha chết, cô ấy đã là kẻ nghèo rồi, mất biết nghi cho ai? Cô ta chỉ biết kêu gào lên là lỗi tại cô ấy. Ngay hôm đó, tôi tặng cho cô ấy một tháng lương, và hôm sau một sợi dây chuyền cũ của tôi. Cô ấy không dám nhận- chỉ khóc và khóc.
Sau khi tôi nhận điện thoại thông báo của bạn kia nói mất tiền ở nhà tôi, tôi sử sự cũng quá vô duyên, tôi gọi điện ngay cho cô giúp việc hỏi về chuyện xảy ra thế nào, có lấy tiền của bạn chị không? Và trả lời cho tôi là tiếng khóc nghẹn ngào, tức tưởi. Tôi sai rồi! Tôi phải xin lỗi, người nghèo không phải ai cũng là kẻ cắp, mà người giàu lại không bao giờ là kẻ cắp!
Tôi mất tiền- thì lỗi là tại tôi, tại tôi không biết quản lý tiền của tôi.
Và tôi khóc suốt chiều nay bởi những định kiến mà người đời quy chụp cho hễ nghèo thì phải hèn, phải mang tội! Và nỡ lòng nào vì 5 đô la may mắn ấy lại mang bất hạnh cho kẻ khác.
Tôi muốn nói với bạn rằng, bạn có thể đến nhà tôi và hỏi trực tiếp cô giúp việc nhà tôi, đừng bắt tôi phải mang oan khiên dùm bạn. Tôi đã lỡ lời và phải xin lỗi, nên bạn hãy tự mình làm việc đó đi. Và thật sự trong túi bạn có gì thì tôi không hề biết....
Cô ấy đã giúp việc cho nhà tôi ba năm nay rồi, cho dù bất đồng, xích mích hay gì gì đó, nhưng bầy cún của tôi, bầy mèo của con tôi đã khỏe mạnh, không còn ốm đau hay chết bất tử, việc nhà chu toàn vừa ý tôi, khi tôi đau ốm đi cấp cứu đêm hôm, cô ấy là người trực tiếp lo lắng trông nom tôi từ đi đái đi ỉa đến bắt cháo hoa ép tôi ăn thì với tôi cô ấy là người hợp ý. Thế là đủ với tôi! Tôi không cần người giúp việc của tôi phải vừa ý người khác. Tôi không đuổi cô ấy vì bất kỳ ai - trừ khi cô ấy từ bỏ tôi.
Ôi đồng 5 đô la may mắn đem cho tôi một ngày cay đắng và nước mắt người nghèo đã chảy cùng tôi.
Đọc tiếp ...

Hoa súng vàng




Trồng sao không biết mà đến 6 tháng mới chịu co mỗi một bông! Coi dễ thương không? Có cái súng tím là ra bông khỏe, nhỏ xíu mà ra hoài luôn dzậy đó.
Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2009

Gặp mặt

Hẹn nhau lúc hai giờ chiều, tui làm xong lúc 11h30, ăn cơm xong khò một lúc, đến gần ba giờ mới lúc túc đến từ từ. Đến không nhiều như tôi tính, hơi buồn. Có lẽ cái blast tức tối tui chửi mấy cha cá xanh, cá vàng, cá tra làm cho ai ai đó e ngại chăng?????
Tệ nhất là Tệ Hoan, ku tệ thật, hứa lèo...
Bá thọ cũng không, Danh say xỉn cũng không. Cuối cùng là chỉ có : Pink, Chụt, Dơi, chị Chiều, Noithat, Tà, cháu ba đời Triết, Huy Cường tự lo, P ho, Nai, Yenson, hai lão quại quốc là hai lão chồng của tui và P ho. Mãi sau Oanh mới tới.
Lai rai từ sớm đến gần 9 rưỡi, Yenson đẩy xe ra quẹo quẹo... tui chưa thấy chả điện thoại lại cho tui, đang lo chết bà.
Mấy ngừi kia dzìa an toàn òi. Hết ba chai wishky , bia thì hem bít nhiu, chịu, hình như bốn thùng còn lại đâu 1 thùng thì phải. Dù hum nay ít bloggers hơn những lần trước nhưng rất vui, mấy anh chị em thật tình tám, tám khiếp lun. Bị cúp điện , anh nhà đèn định đuổi khéo cho tụi này tan hàng, nhưng tụi này tính trước, nên có nến thơm sẵn sàng ứng phó!
Mong lần sau sẽ nhiều hơn.....
Đọc tiếp ...

Off line multiply




Hình như không còn khoảng cách giữa ảo và thật! Mình yêu các bạn!
Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2009

Vườn trong nhà




Hì hì, sửa chút đỉnh....
Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009

Con tui đi đây nè

Huyện Đồng Văn là một huyện của tỉnh Hà Giang, đồng thời cũng là huyện cực Bắc của Việt Nam, có diện tích 446,66 km² và dân số 57.715 người (2006), gồm 2 thị trấn và 17 xã. Huyện lỵ trước đây là thị trấn Phó Bảng, nay chuyển về khu phố cổ thuộc xã Đồng Văn, nay là thị trấn Đồng Văn. Đây cũng là một trong những trọng điểm của các cuộc tấn công từ phía Trung Quốc sang Việt Nam năm 1979 và cả trong những năm 1984-1986.



Mèng ơi đi chi mà gian khó thế này. Muốn vỡ tung cái đầu, suốt đêm qua mất ngủ vì lo lắng!

Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009

Cho đến khoảnh khắc cuối....


Đọc tiếp ...

Mấy con cún ở nhà




Chúng nó đùa nghịch kinh khủng- lũ giặc con, loa, máy tính, cáp cắn tất!
Đọc tiếp ...

Mấy con cún ở nhà




Chúng nó đùa nghịch kinh khủng- lũ giặc con, loa, máy tính, cáp cắn tất!
Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2009

MOV02291.MPG




Đọc tiếp ...

MOV02291.MPG




Đọc tiếp ...

MOV02279.MPG




Đọc tiếp ...

MOV02279.MPG




Đọc tiếp ...

MOV02285.MPG




Đọc tiếp ...

MOV02285.MPG




Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2009

Rừng Nam cát Tiên năm 2006




Đi lang thang mấy ngày, ngủ bờ ăn bụi.
Đọc tiếp ...

Buồn!



Ghế đá công viên, dời ra đường phố
Người già co ro, chiều thiu thiu ngủ
Người già co ro, buồn nghe tiếng nổ
Em bé loã lồ, khóc tuổi thơ đi

Ghế đá công viên, dời ra đường phố
Người già co ro, buồn trong mắt đỏ
Người già co ro, nhìn qua phố chợ
Khi chiến tranh về, đốt lửa quê hương

Người già co ro, em bé loã lồ
Từng hạt cơm khô, trong miếng hững hờ
Ruộng đồi quê hương, dấu vết bom qua

Từng bàn tay khô, lấp kín môi cười
Từng cuộn dây gai, xé nát da người
Đạn về đêm đêm, đốt cháy tương lai

Ghế đá công viên, dời ra đường phố
Từng hàng cây nghiêng, chìm trong tiếng nổ
Từng bàn chân quen, chạy ra phố chợ
Em bé loã lồ, giấc ngủ không yên

Ghế đá công viên, dời ra đường phố
Người già ho hen, ngồi im tiếng thở
Từng vùng đêm đen, hoả châu thắp đỏ
Em bé loã lồ, suốt đời lang thang
Đọc tiếp ...

Bi giờ công nhận là nó sai thì tụi tui đúng, thả Điếu Cày đi!


Chính trị - Xã hội
 
Bản đồ “đường lưỡi bò” trên biển Đông: Đường yêu sách phi lý của Trung Quốc
Cập nhật lại cách đây 3 giờ 55 phút
 
18/08/2009 0:34
Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc trên biển Đông

* Một yêu sách không có giá trị pháp lý quốc tế
*Một việc làm không phù hợp với xu thế của khu vực

       Nghe đọc bài

Ngày 7.5 vừa qua, cùng với công hàm gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối việc Việt Nam nộp Báo cáo về Ranh giới ngoài thềm lục địa của mình cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc theo quy định của Công ước Luật biển 1982, Trung Quốc đã gửi kèm một sơ đồ trên đó thể hiện đường yêu sách 9 đoạn của mình trên biển Đông. Theo lời văn công hàm thì “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển nam Trung Hoa (tức biển Đông - TN) và các vùng nước kế cận, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó (xem sơ đồ kèm theo)”. Ngày 8.5.2009, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã có Công hàm số 86/HC-2009 gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bác bỏ công hàm và sơ đồ nói trên. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã trả lời phỏng vấn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và coi đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thể hiện trên sơ đồ là “không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn”.

Trong bài này tác giả sẽ không trình bày về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà chỉ đi sâu phân tích về đường yêu sách 9 đoạn được Trung Quốc nêu ra trong sơ đồ kèm theo công hàm nói trên.

Sự hình thành và tồn tại của một đường yêu sách khó hiểu


Lễ chào cờ của chiến sĩ Trường Sa - ảnh: T.T
Đường “lưỡi bò”, “chữ U” hay “đứt đoạn”... đều là cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích của biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung Quốc (Quốc dân đảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt 2 đoạn trong vịnh Bắc Bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn).

Công hàm ngày 7.5.2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua, thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về ý nghĩa pháp lý quốc tế của đường yêu sách 9 đoạn và cũng là lần đầu tiên mà Trung Quốc chính thức công bố sơ đồ đường yêu sách này với thế giới. Trước đó, mặc dù đường yêu sách này đã được thể hiện nhiều lần trên bản đồ Trung Quốc, nhưng CHND Trung Hoa chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào về ý nghĩa pháp lý quốc tế cũng như quốc gia của đường đứt đoạn này. Thậm chí trong những văn bản pháp lý quan trọng của CHND Trung Hoa về các vùng biển (như: các Tuyên bố về Lãnh hải 1958, về Lãnh hải và vùng tiếp giáp 1992, về Đường cơ sở 1996 và về vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998...) thì đường yêu sách này cũng không hề được nhắc đến.

Sớm hơn CHND Trung Hoa một chút, năm 1993, trong bản “Giải thích chính sách biển nam Trung Hoa” do Viện Hành pháp Đài Loan thông qua thì vùng nước nằm bên trong đường đứt đoạn được coi như “vùng nước lịch sử” của Đài Loan. Như vậy, quan điểm của Đài Loan về đường đứt đoạn khác với quan điểm của CHND Trung Hoa. Trong khi Đài Loan coi vùng nước ở trong đường đứt đoạn mà mình yêu sách có quy chế nội thủy (tức là đòi hỏi có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ) thì, theo công hàm ngày 7.5.2009, CHND Trung Hoa lại phủ nhận việc Trung Quốc có chủ quyền đối với vùng nước này, chỉ đòi hỏi “quyền chủ quyền và quyền tài phán” tức là đòi hỏi một vùng biển có quy chế pháp lý tương tự với quy chế của vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển 1982.

Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc trên biển Đông

Trước khi Nhà nước Trung Quốc xác định quy chế pháp lý của con đường này, thì tại nhiều hội thảo quốc tế (ví dụ như “Hội thảo về khống chế xung đột tiềm tàng ở biển Đông” diễn ra hằng năm từ 1991 đến nay tại Indonesia) các học giả Trung Quốc lại có những giải thích khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau, về giá trị pháp lý quốc tế của đường đứt đoạn. Nhưng còn có một điều khác cũng rất quan trọng mà tất cả các học giả và kể cả Nhà nước Trung Quốc cho đến nay không thể trả lời được là: vậy thì làm sao xác định được tọa độ cũng như vị trí chính xác của từng đoạn cũng như của toàn bộ 9 đoạn của đường yêu sách này. Chẳng hề có một văn bản nào (dù là chính thức hay không chính thức) quy định hoặc giải thích về việc đó. Theo Phan Thạch Anh, một học giả Trung Quốc có uy tín, thì điều này “để lại khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong tương lai” (Pan Shiying, bài đăng trong tạp chí Economic Information & Agency, July 1996).

Có lẽ không cần bình luận gì thêm vì sao một yêu sách được cho là “đã có lịch sử hơn nửa thế kỷ” mà lại không được các nước trong khu vực tính đến và không ai tôn trọng trên thực tế. Đường đứt đoạn này không thể là yêu sách nghiêm túc của một quốc gia đối với một vùng biển rộng lớn vì  nó không có một nội dung pháp lý rõ ràng, thậm chí là mâu thuẫn, và không thể xác định được vị trí của nó trên thực địa.

Một yêu sách không có giá trị pháp lý quốc tế

Lập luận đầu tiên và được sử dụng nhiều nhất của các học giả Trung Quốc khi giải thích về đường đứt đoạn được vẽ trên bản đồ biển Đông là yêu sách này phải được xem xét dưới góc độ của “luật pháp quốc tế đương đại” (tức là luật pháp quốc tế vào thời điểm mà nó được vẽ ra), chứ không thể sử dụng Công ước Luật biển 1982 để xem xét giá trị pháp lý của nó (“người cũ biện pháp cũ, người mới quy định mới”, câu của Trương Thiệu Trung trong bài đăng trên báo mạng Nhân Dân (Trung Quốc) ngày 2.4.2009). Chúng ta sẽ xem xét đường yêu sách của Trung Quốc theo cách này.

Vào thời điểm mà đường đứt đoạn được vẽ ra (1947) những quy định của Luật biển quốc tế còn tồn tại dưới dạng những quy phạm tập quán, theo đó lãnh hải của quốc gia ven biển chỉ có chiều rộng 3 hải lý tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất. Ngoài phạm vi lãnh hải là biển cả hay còn gọi là vùng biển quốc tế, nơi mà mọi quốc gia đều có thể thực hiện quyền tự do biển cả.

Cho đến năm 1958 các chính quyền khác nhau của Trung Quốc (triều đình nhà Thanh, Cộng hòa Trung Hoa và cả CHND Trung Hoa) đều công nhận hoặc không công khai phản đối chiều rộng của lãnh hải là 3 hải lý (xem Hungdah Chiu, “China and the question of Territorial Sea” International Trade Law Journal, số 1975 - 6). Như vậy, ngay cả theo luật pháp quốc tế đương đại thì một đường đòi hỏi không rõ ràng đối với một vùng biển rộng lớn như vậy không thể nào được coi là hợp pháp. Tiến sĩ Djalal, một chuyên gia luật biển nổi tiếng người Indonesia đã viết: “Không thể chấp nhận được rằng vào năm 1947, khi luật quốc tế nói chung chỉ ghi nhận lãnh hải 3 hải lý, Trung Quốc lại có thể yêu sách toàn bộ biển Đông” (Djatal, H.Shouthe China Sea Island Disputes, The Raffes Bulletin of Zoology, Supplement No.8/2000).

Vậy đối với yêu sách về một đường xác định phạm vi “quyền chủ quyền và quyền tài phán” trên biển Đông như công hàm ngày 7.5.2009 của Trung Quốc nêu ra thì sao? Câu trả lời cũng sẽ là tương tự như trên. Vì vào thời điểm này các quốc gia ven biển không có quyền mở rộng các quyền liên quan đến chủ quyền ra ngoài phạm vi lãnh hải của mình. Cũng cần nhấn mạnh là Luật biển quốc tế thời kỳ này hoàn toàn không điều chỉnh “đáy biển và lòng đất dưới đáy biển” ngoài phạm vi lãnh hải, vì vậy Trung Quốc càng không thể đòi hỏi quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với một vùng biển rộng lớn nằm trong đường đứt đoạn.

Lập luận thứ hai được các học giả Trung Quốc sử dụng để giải thích về đường đứt đoạn là: do đường này được vẽ ra từ 1947, nên Trung Quốc có thể đòi hỏi đối với vùng biển nằm trong đường này một “danh nghĩa lịch sử” nào đó hoặc, như yêu sách của chính quyền Đài Loan, coi đây là “vùng nước lịch sử”. Theo Phan Thạch Anh cũng như hai học giả Đài Loan Lý Tấn Minh và Lý Đức Hu (Li Jinming &?Li Dexia, The dotted line on the Chinese map of the SCS, Ocean Development & International Law, 2003) thì do con đường này đã tồn tại hơn nửa thế kỷ và không quốc gia nào phản đối nên đã tạo ra một danh nghĩa lịch sử cho Trung Quốc.

Cần phải nhắc lại rằng, tại Hội nghị Luật biển của Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 các quốc gia đã không nhất trí được việc đưa vào Công ước Luật biển 1982 những quy định cũng như định nghĩa về vùng nước lịch sử. Tuy vậy, từ những tranh luận tại hội nghị, có thể rút ra những tiêu chí để một vùng nước có thể được xem xét danh nghĩa lịch sử gồm: Yêu sách phải công khai; quốc gia yêu sách phải thực hiện quyền lực nhà nước một cách hiệu quả, liên tục và hòa bình trong một thời gian dài; yêu sách phải được các quốc gia liên quan công nhận.

Dù rằng luật pháp cũng như thực tiễn quốc tế từ cổ chí kim chưa bao giờ công nhận “danh nghĩa lịch sử” hoặc quy chế “vùng nước lịch sử” đối với vùng biển rộng lớn như yêu sách của Trung Quốc, nhưng cứ thử xem xét một cách khách quan liệu Trung Quốc có thể đáp ứng được những tiêu chí nêu trên hay không. Thứ nhất, rất dễ thấy là tất cả các hoạt động hàng hải, dầu khí và nghề cá... của các quốc gia trong và ngoài khu vực biển Đông đều không hề vấp phải bất kỳ sự ngăn cản nào từ phía Trung Quốc ít nhất là cho mãi đến tận những năm 1990 của thế kỷ trước. Do vậy cũng là dễ hiểu khi mọi người đều nghi ngờ về việc Trung Quốc có thể đáp ứng được tiêu chí thực hiện chủ quyền thực sự một cách liên tục và hòa bình trong một khoảng thời gian dài từ sau năm 1947. Thứ hai, các quốc gia trong khu vực đều không thừa nhận cái gọi là “các quyền lịch sử của Trung Quốc”. Trái lại, họ đều đã đưa ra những quy định của mình về các vùng biển và cùng nhau ký kết các hiệp định phân định các vùng biển chồng lấn cũng như các thỏa thuận hợp tác khác trong biển Đông bất chấp sự phản đối của Trung Quốc... Đó là chưa nói đến những tranh chấp về chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông.

Đường 9 khúc đứt đoạn được Trung Quốc thể hiện trong sơ đồ đính kèm công hàm ngày 7.5.2009 cũng không thể mang lại cho Trung Quốc quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển nằm phía trong đường này theo quy chế của Vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Công ước Luật biển 1982. Vì bản chất tiến bộ của Công ước Luật biển 1982 là sự công nhận và mở rộng quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển được bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên gắn liền với lãnh thổ của mình. Một con đường không rõ ràng nằm cách xa lục địa Trung Quốc hàng ngàn cây số liệu có thể đáp ứng quy định của Công ước Luật biển 1982.

Trong một tài liệu nghiên cứu về các tranh chấp trên biển Đông, Brice M.Claget, một luật sư người Mỹ đã nhận định: “Yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền “lịch sử” và quyền đối với hầu hết biển Đông và/hoặc đối với đáy biển và lòng đất của nó là trái với sự phát triển toàn diện của luật biển quốc tế hiện đại và không thể coi là một vấn đề luật pháp nghiêm chỉnh” (“Competing Claims of Vietnam and China in the Vanguard Bank and Blue Dragon areas of the SCS” Journal Oil and Gas Law & Taxation Review, vol. 13 issue 10 Oct, 1995 và vol. 13 issue 11 Nov. 1995).

Như vậy, xét theo luật pháp quốc tế hiện đại cũng như luật pháp quốc tế cổ điển thì yêu sách đường đứt đoạn 9 khúc của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở khoa học, không có giá trị pháp lý quốc tế và không ai có thể chấp nhận được.

Một việc làm không phù hợp với xu thế của khu vực

Người ta có thể hiểu được vì sao mà Trung Quốc trong nhiều năm đã in các bản đồ có thể hiện đường đứt đoạn 9 khúc, nhưng lại không công bố chính thức yêu sách của mình trên biển Đông theo con đường này. Ngoài những lý do đã phân tích ở trên thì có lẽ sự thận trọng của Trung Quốc xuất phát từ sự cân nhắc đến tác động của việc đưa ra yêu sách này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh về một đất nước Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Liệu hình ảnh mà nhân dân Trung Quốc đã dày công xây dựng về một đất nước Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, hữu nghị và hợp tác có còn được nguyên vẹn trong con mắt của nhân dân các nước láng giềng sau khi Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách đối với 80% diện tích của biển Đông? Liệu việc làm này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự đánh giá của các nước ASEAN đối với những chính sách và việc làm phù hợp với tinh thần của Tuyên bố về ứng xử trên biển Đông (DOC) trước đó của Trung Quốc?

Với vị trí địa chính trị, cấu tạo tự nhiên và hoạt động kinh tế - xã hội liên kết giữa các quốc gia, biển Đông là ngôi nhà chung của các quốc gia trong khu vực. Các nước ASEAN và Trung Quốc đã có nhiều cố gắng để duy trì hòa bình, ổn định và phát triển hợp tác quốc tế trên biển Đông. Việc công khai đưa ra yêu sách về đường đứt đoạn vào lúc này chỉ làm cho tình hình trên biển Đông thêm phức tạp, đi ngược lại xu thế và nỗ lực của các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế muốn tìm kiếm một giải pháp ổn định lâu dài cho những tranh chấp biển Đông. Các vấn đề trên biển Đông cần được các nước trong khu vực, trên tinh thần tôn trọng chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, tìm ra một giải pháp công bằng mà các bên có thể chấp nhận được.

Quốc Pháp
Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2009

Đồng muối Cần giờ.




Họ nuôi cá kèo ở mấy cái mương xung quanh ruộng muối, cá kèo béo ú, ngọt ngon kinh khủng. Giá 80.000đồng/kg cá kèo. Cái này nấu lẩu cá kèo lá giang, ăn chết no.
Đọc tiếp ...

Mấy đứa nhỏ chơi




Chúng nó chơi rất dễ thương, mình chộp được bọn nó lúc tụi nó tự nhiên nhất, nhìn coi yêu ghê hé!
Đọc tiếp ...

sinh nhật con gái mình năm 2007




Nó là con oắt tì xà lai bé tí đeo kính mắt một mí
Đọc tiếp ...

Nhớ lại những ngày làm cầu thép Campuchia

Ông Cha là bạn của Củ sâm nhà mình, ổng rất tin tưởng mình, bọn Poslilama nhận toàn bộ cái trục đường mới phát triển của Campuchia. Nó phải chia gói thầu ra làm nhiều thầu phụ. Riêng làm cầu thì có hai thầu, một là bên mình, hai là một đội thi công của một tay Hàn quốc, từng là nhân viên của bọn Pos.
Lúc đấu thầu, mình rất lo vì mình tính cẩn thận, tụi nó nhận giá bèo, có lẽ mình không trúng thầu. Thức cả tuần đọc bản vẽ, tính toán cùng với một trợ tá nữ nhân. Mình làm một báo giá, nữ kia làm một cái... sau khi mình đọc của nữ ấy thì mình bảo thiếu, thiếu không thể làm nổi, làm thì chỉ có lỗ vốn đến chết. Mình trả lương nữ ấy năm đó cỡ 8 triệu/tháng và xe hơi đi lại, cơm nước mình bao.
Sau đó mình đưa giá của mình ra cho nữ ấy coi, nữ ấy bảo làm giá thế sao nhận thầu. Cứ nhận giá thấp rồi tính phát sinh- mua giám sát là được. Mình bảo không! Giá là mình tính toán, phát sinh thật thì đòi , không mua giám sát. Mình viết luôn toàn bộ tiến độ thi công, phường pháp thi công, số lượng công nhân lành nghề, công nhân phụ thợ... tóm lại là một bản thuyết minh chi tiết. Nộp xong cho Pos, mình rất hồi hộp.
Sau hai tuần, Pos gọi lên để các thầu phụ trình bày, mình thuyết minh toàn bộ bằng tiếng Anh, còn mấy người kia thì phải có phiên dịch. Sáu tiếng căng thẳng...mọi người tản ra về. Sáng hôm sau Pos gọi điện báo chấp nhận báo giá và thuyết minh của mình...Rất hạnh phúc.
Mình kêu nữ ấy đi gom hai đội trưởng, mình gom hai kỹ sư....mấy đứa đó lại kêu bọn thợ bên dầu khí, vì yêu cầu hàn, cắt, cân chỉnh phải chính xác, sai số chấp nhận 0.5 mm....theo bản vẽ.
Bọn Pos bắt mình phải đặt cọc hợp đồng 35.000 USD, mình vét hết mọi khoản, thiếu mất ba ngàn..., may cái cha kế toán Hàn quốc nó chấp nhận. Hợp đồng ký 6 tháng với 1.200 tấn thép.
Khi vào đó làm mới biết, kể cả khi nhận phụ liệu cũng phải cho bọn coi kho, dùng xe nâng, cẩu cũng phải cho bọn điều hành, nếu không chúng nó cho mình ngồi vêu mỏ cả tuần không có nguyên vật liệu, phụ liệu, không xe cộ gì hết. Ngay cả cắt CNC cũng phải chung chi cho bọn quản đốc xưởng người Việt. Lúc đó, có lúc mình ngồi vật ra giữa bãi mà khóc vì ức quá.
Rồi nguyên liệu phụ với phụ kiện mà bên mình phải lo, đem vào cũng bị mất cắp, máy móc thiết bị cũng thế.
Ban đầu định cho làm chấm công, sau một tuần thì thấy không ổn. Mình gọi cả đám cai của mình lên giao khoán, chúng nó nhận làm với giá 700đ/kg, mình bảo không đủ, nữ kia lên 800, mình bảo không được, giá thợ hàn tay nghề bậc 6/7 đến 7 phải trả 180 ngàn /ngày. Cho nên mình quyết định trả họ 1.200đ/kg. Mặc dù thỏa thuận như thế, nhưng mình vẫn dành ra 300 đ/kg bí mật để hỗ trợ họ. Thỏa thuận rõ ràng từ chất lượng, kỷ thuật, đến tiến độ. Cái nữ phải trông công trình thường xuyên hàng ngày, mình thì chạy đi chạy lại các nơi khác nữa. Lương kỹ sư lên 12 triệu /tháng.
Công việc tiến triển tốt hơn nhiều. Làm ngày đêm, cả tết ta cũng chỉ nghỉ 1 ngày mùng một. Lương bổng, mọi thứ mình lo chu đáo hết. Bọn Pos đâm ra tín nhiệm mình , lần nào kiểm tra kỹ thuật quan trọng là bên mình đạt chuẩn hết. Mình cũng tín nhiệm cái nữ kia và hai cu kỹ sư.
Sau bốn tháng thi công, mình thấy cái nữ kia cặp kè với cha Hàn phó tổng Pos, cha này già lắm rồi.Mình cũng lơ, kệ, chuyện người ta.
Làm sắp xong, ông Tổng Post kiu mình lên giao tiếp làm báo giá hệ thống Air duct, và dàn kết cấu sân bay Tân sơn Nhất. Mình làm xong đem lên trình thì ông Tổng bảo bạn mày nó đưa giá ra rẻ hơn mày 30%. Trố mắt ngạc nhiên, mình hỏi ai? Ổng bảo Phó Tổng đưa báo giá của cái nữ kia. Mình bật ngửa!
Về văn phòng, mình hỏi thẳng cái nữ, nó bảo nó không biết gì cả. Ức không chịu nổi. Hôm sau, mình lên thẳng cha phó, nói thẳng luôn, cái nữ là người bên tôi, ông không được phép sử dụng họ mà không thông qua tui, chìa ngay cái bảng báo giá cái nữ báo bằng tên của thằng cai ( Mình năn nỉ mãi cái thằng bé bên phòng kỹ thuật nó mới phô tô cho.)
Hôm sau, cái nữ báo mình nghỉ việc. Thằng tài xế lên méc  lại, đêm nào nó cũng phải chở cái nữ với cha phó tổng kia đi ăn, đi khách sạn tới hai , ba giờ sáng mới về! Mình như bị ai chém đứt tim vì mình coi cái nữ kia là bạn rất thân với mình. Làm sao có thể phản mình như thế! Mà nào phải mình lời hết tiền bỏ túi đâu, tính toán mọi khoản, tiền lời sau thuế chỉ cỡ 150đ/kg thép thành phẩm. Chưa kể cả hệ thống nhân viên làm việc hỗ trợ công trình, cũng như thuê văn phòng.
Mấy hôm sau cái nữ lên lấy lương, nó khoe với bọn nhân viên là "anh phó tặng chị đôi bông với nhẫn xoàn mỗi hột hơn 5 ly"
Bọn nhỏ nghe cười và nhìn mình với ánh mắt tội nghiệp! Mình co hết cả người chui trong ghế mình mà khóc! Không phải khóc vì tiền hay mất hợp đồng, mà khóc cho mình sao cả tin, khóc cho sự đổ vỡ một tình bạn. Củ sâm nhà mình trách móc đủ thứ. Mình lại càng đau đớn khổ sở. Mình cứ phải sự dụng thuốc ngủ liên tục mà vẫn thức dật dờ. Mình cũng không thể chết, mình còn cái cầu chưa làm xong.
Mình quyết định thay đổi toàn bộ nhân sự của công trường, và máy móc của mình cũng mất gần như trắng tay.....
Cuối cùng cũng xong, mình mất nhiều lắm, mất bạn, mất lòng tin, mất hợp đồng, mất cả tiền bạc.
Và một ngày mình thấy trên mạng cái nữ ấy mặc bộ Hàn phục rất chi là đẹp treo trên Yahho chat. Mình lấy chồng gần 20 năm, chồng Củ sâm, mà mình chưa bao giờ được xỏ tay vào bộ Hàn phục nào, chỉ thèm mà chưa bao giờ mua được.
Nếu như mình chịu lẳng lơ hay chịu bán lồn thì có thể mình cũng vớ được thêm mấy hợp đồng. Nhưng mà làm như thế thì mình đã chẳng mang cái tên Hồ lan Hương làm gì. Bởi vậy không thể có cái chữ "nếu" ấy.
Sau cái vụ này, biết bao nhiêu điều tiếng thị phi xấu xa đồn tới tai mình, tức giận đau đớn nhưng mình tự nhủ bỏ qua đi, rồi cái gì cũng sẽ qua đi hết...mình cho nó ngủ yên ba năm nay, chọt hôm nay lò mò thấy mấy cái hình ngày ấy, mình muốn được nói, muốn được chia sẻ một lần cho cảm nhận nỗi đau và quên nó đi vĩnh viễn.
Đọc tiếp ...

Gia công cầu thép Cambodia




Năm 2006 nhận thầu cái này, mệt kinh khủng, tới giờ nó còn thiếu lại hơn 25 ngàn đô mà cái thằng giám sát Hàn ký phát sinh nó nghỉ việc, thế là bọn Poslilama không thèm trả tui luôn!
Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2009

Nấu chè đậu trắng nước cốt dừa kiểu HLH


200 gram đậu trắng
250 gr nếp
500 gr đướng.
Đậu ngâm 1 tiếng với nước nóng cho nở ra, quăng dzô nồi áp suất đổ nước xâm xấp, nấu xì 15 phút.
Gạo nếp cho vào thố thủy tinh, đổ ngập nước trên mặt gạo hơn lóng tay chút, bật lò viba Micro -20 phút
Đường nấu với nước cho đến khi kéo tơ non,
Đổ cơm nếp- đậu đã nấu vào xào hai mươi phút thấy hạt gạo đổ trong hạt quăng trở lại nồi áp suất, cho thêm chừng 500ml nước nóng, nấu xì 15 phút.
Nước cốt dừa cho ít bột năng, téo muối, hai thìa đường nấu sôi- sánh lại để khi múc chè ra ăn thì rưới lên.
Hôm nay nấu chè vì mua 200 gr dừa nạo để nấu giả cầy nó éo bán, nó bắt mua nguyên trái gần 600 gr 12 ngàn....bò thì tiếc, nên bày trò nấu nồi chè to uỵch!
Cái lão Củ sâm với con mình vừa ăn xì xụp giả cầy vừa lau mồ hôi nhễ nhại, đá hết cái chân giò 1 ký 8...còn ăn cả chè nữa! Mình với cái Thơm ăn một tô nhỏ là chết no lun òi!
Rách việc đâm ra làm linh tinh!
Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2009

Chùa tào ở Sài gòn




Lang thang ngoài công viên Gia định, thấy cái chùa cũ dzô chụp suýt bị đậu hũ chùa nó cắn!
Đọc tiếp ...

Nấu ăn cuối tuần

Chân giò nấu giả cầy theo khẩu vị Nam bộ ăn với bún.
Chân giò nguyên chiếc thui vàng lên ( ươm ươm thui) Chặt ra miếng to cỡ nắm tay người vừa vừa.( 1.8 kg)
Mắm tôm : 3 muỗng canh lọc lấy nước bỏ bã
Riềng : 30 gr giã nhuyễn ngâm nước sôi lọc lấy nước, chưa chừng 1 muỗng bã lại
Mẻ : mua chừng 1/2 chén nhỏ-lọc bỏ bã.
Dừa nạo : 250 gr bóp lấy nước cốt- 1 chén cơm thôi.
Ướp những món trên vào chân giò, nêm thêm chút muối, bột ngọt tí, đường 1 muỗng canh
Dừa xiêm hai trái lấy nước.
Sau khi ướp cỡ chừng 1 tiếng đến 2 tiếng đem chân giò ra xào cho săn, nước ướp thịt cứ đổ từ từ cho thấm hết vào chân giò xào--> đổ ra nồi áp suất, chế hai trái dừa xiêm dzô, cho them nước cho ngập hơn mặt thịt chừng 3 phân, đậy lại, đun tới khi nồi bắt đầu xì xì, cho xì 10-20 phút tỳ theo thích mềm hay vừa ăn, tui là khoái mềm mụp nên tui để 20 phút.
Đem xuống, xì hơi nồi ra, bắc lên bếp, nêm nếm lại muối, nước mắm, mắm tôm đã lọc cho vừa miệng mình, sôi lại, lấy một chén nước cốt dừa nạo, chế dzô, sôi nhẹ...
Dọn bún , bánh mì luôn, ai thích gì dùng nấy, rau thơm chỉ dùng ít rau quế thôi. Chan vào bún, ăn nóng hôi hổi, béo béo, bùi bùi, chân giò mềm rụm, cho vào miệng nó tan ra ! Ui chao! sướng! Chấm bánh mì cũng ngon nữa.
Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2009

Bài viết hay trên tạp chí Tia sáng

Lập Hiến hướng đến pháp quyền ở Việt Nam
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=76&CategoryID=3&News=2959

10:39-04/08/2009

Gần đây chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp như một nhu cầu cấp bách[1]. Tôi cho rằng, nhu cầu này là có thật, nhưng thay vì sửa đổi nhỏ lẻ, tại sao chúng ta không tính đến một chiến lược lâu dài hơn là hoàn thiện một Hiến pháp tích hợp được cả những điểm tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đó của dân tộc, vừa phải tích hợp được những tinh hoa của nền lập hiến các nước trên thế giới.

Bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử nhân loại và cũng là bản Hiến pháp tồn tại lâu nhất cho đến nay trên thế giới, đấy chính là bản Hiến pháp của Mỹ năm 1787. Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng, nhiều vấn đề có thể hôm nay đúng, nhưng ngày mai chưa chắc vẫn còn đúng, vậy đâu là những giá trị trường tồn có khả năng thích ứng với đổi thay của xã hội trong bản Hiến pháp này?
Cách đây không lâu tôi có dịp trao đổi với GS.TS. John Attanasio, Chủ nhiệm Khoa Luật, đến từ Đại học Dedmann của Hoa Kỳ về Hiến pháp so sánh. Chúng tôi đã cùng chia sẻ nhiều vấn đề về Hiến pháp.
Ông đã đặt một câu hỏi mà tôi cho rằng rất thú vị đó là: “Bạn thử nghĩ xem Hiến pháp Mỹ qui định cho đối tượng nào?”
Tôi biết ông đặt câu hỏi như vậy là có ý muốn chia sẻ và so sánh một điều gì đó nên tôi trả lời để lắng nghe ông giải thích: “Phải chăng cho hai chủ thể là công dân và Nhà nước?”
Ông chia sẻ:
Lẽ thường là như vậy, nhưng những nhà lập hiến đất nước tôi khi xây dựng Hiến pháp cho rằng: Hiến pháp chỉ nên qui định hành vi của Nhà nước (ông nhấn mạnh). Vì mục đích của Hiến pháp là giới hạn quyền lực của Nhà nước, tạo lập và bảo vệ xã hội dân sự (Civil Society) một cách hợp pháp, thúc đẩy tiến bộ xã hội, ngăn chặn hành vi lạm quyền từ phía Nhà nước. Xã hội dân sự không thể tồn tại hợp pháp và phát triển được nếu quyền lực Nhà nước không bị giới hạn.
Tôi thắc mắc:

“Thành công của Hiến pháp Mỹ đó là bản Hiến pháp này đã tạo ra đồng thời hai cơ chế giám sát hữu hiệu, đó là sự giám sát bên trong, tức là cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực (check and balance) giữa các cơ quan Nhà nước, và sự giám sát bên ngoài chính là xã hội dân sự (civil society) với đầy đủ những quyền năng được Hiến pháp bảo vệ. Thiết chế này có khả năng phản biện các chính sách, buộc Nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp, cùng thúc đẩy xã hội phát triển”.
 GS.TS. John Attanasio

“Vậy Tuyên ngôn nhân quyền (The Bill of Rights) của Mỹ qui định về các quyền công dân thì qui định cho đối tượng nào?”
Ông cũng trả lời ngay:
“Ðó cũng là cho Nhà nước. Thực chất tuyên ngôn nhân quyền chính là những qui định về trách nhiệm của Nhà nước phải đảm bảo các quyền công dân. Tuyên ngôn nhân quyền chính là kết quả sự đấu tranh của nhân dân buộc chính quyền phải thừa nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Vì một khi qui định các quyền công dân mà Nhà nước không cam kết bảo vệ và tôn trọng thì những quyền đó cũng không có ý nghĩa gì”.
Thấy thú vị, tôi tiếp tục đặt câu hỏi:
“Vậy ông đánh giá cao điều gì nhất ở Hiến pháp Mỹ?”
Ông chia sẻ:
“Thành công của Hiến pháp Mỹ đó là bản Hiến pháp này đã tạo ra đồng thời hai cơ chế giám sát hữu hiệu, đó là sự giám sát bên trong, tức là cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực (check and balance) giữa các cơ quan Nhà nước, và sự giám sát bên ngoài chính là xã hội dân sự (civil society) với đầy đủ những quyền năng được Hiến pháp bảo vệ. Thiết chế này có khả năng phản biện các chính sách, buộc Nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp, cùng thúc đẩy xã hội phát triển”.
Đây chỉ là quan điểm của một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về Hiến pháp của Mỹ, nhưng những quan điểm của ông rất đáng phải suy ngẫm.
Hiến pháp bao giờ cũng là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất ở mỗi một quốc gia, khi ra đời về nguyên lý để đảm bảo tính pháp quyền, nó còn được đặt cao hơn cả Nhà nước, để nhằm giới hạn quyền lực của Nhà nước. Tất cả việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước phải được đặt trên cơ sở Hiến pháp. Và cũng chỉ bằng một bản Hiến pháp mà quyền lực Nhà nước bị giới hạn thực sự, thì khi đó một xã hội dân sự hợp pháp, phi chính trị, phi lợi nhuận, mới có cơ sở để hình thành. Chính xã hội dân sự đó mới là động lực phản biện đẩy Nhà nước và xã hội cùng tiến bộ.
Điều làm nên giá trị trường tồn của Hiến pháp không chỉ là những gì được qui định trong Hiến pháp, vì thực tế không có một bản Hiến pháp nào có thể qui định được cụ thể hết các điều trong đó, mà quan trọng hơn là cơ chế giải thích Hiến pháp và bảo vệ Hiến pháp. Cả hai cơ chế này đều phải được thực hiện bởi một thiết chế tài phán Hiến pháp độc lập, chính đó mới là công cụ hữu hiệu hiện thực hoá những điều đã qui định trong Hiến pháp.

 Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946
Chừng nào các thuật ngữ trong Hiến pháp còn chưa được giải thích bởi thiết chế độc lập này, thì chừng đó các nhà chính trị sẽ giải thích theo cách có lợi cho họ, các nhà khoa học sẽ còn tranh luận không có điểm dừng, những văn bản qui phạm pháp luật vi hiến sẽ không có cơ sở rõ ràng để huỷ bỏ, xung đột thẩm quyền giữa các cơ quan vẫn cứ diễn ra và quan trọng hơn là quyền lợi của người dân sẽ không được bảo vệ.
Gần đây Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp như một nhu cầu cấp bách[1]. Tôi cho rằng, nhu cầu này là có thật, nhưng thay vì sửa đổi nhỏ lẻ, tại sao chúng ta không tính đến một chiến lược lâu dài hơn là hoàn thiện một cách cơ bản Hiến pháp, để những thay đổi đó có khả năng giải quyết được căn bản nhiều vấn đề của đất nước - một bản Hiến pháp mà chúng ta có thể tin tưởng về tính lâu dài, tính ổn định, và tính pháp quyền của nó?
Nếu được xây dựng, Hiến pháp trong tương lai pháp luật Việt Nam sẽ phải là Hiến pháp tích hợp được cả những điểm tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đó của dân tộc, vừa phải tích hợp được những tinh hoa của nền lập hiến các nước trên thế giới.
Từ bản Hiến pháp đầu tiên ở Việt Nam đến nay, thì Hiến pháp năm 1946[2] vẫn được đánh giá là có nhiều qui định tiến bộ, đặc biệt là trên phương diện tổ chức quyền lực Nhà nước hơn cả. Nhiều sửa đổi của pháp luật hiện hành cũng đang theo hướng trở về với những giá trị của Hiến pháp 1946. Tuy nhiên nhiều tác giả khi nhận xét về bản Hiến pháp này đã quá nhấn mạnh, thậm chí tuyệt đối hóa, chỉ nhìn thấy những điểm tích cực của nó, tôi cho rằng nếu chỉ đánh giá như vậy là có phần phiến diện, lý thuyết. Vì xét trên phương diện thực tế, thì bản Hiến pháp này chưa được hiện thực hóa đầy đủ một ngày nào, lại càng khó khăn hơn khi thực tiễn lúc đó là trong hoàn cảnh chiến tranh, dân số chúng ta lúc đó chưa đông như hiện nay, và chưa kể đến tính chất quan hệ kinh tế, quốc tế lúc đó cũng khác rất nhiều so với thời điểm hiện nay.
Nhìn rộng ra thế giới, đành rằng hiến pháp nào cũng chỉ có thể qui định những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất của một quốc gia, nhưng khi áp dụng nó cho những trường hợp cụ thể thì lại cần đến nhu cầu phải cụ thể hoá chúng. Khắc phục những mặt còn hạn chế của Hiến pháp hiện hành, nên xây dựng một cơ chế tài phán Hiến pháp độc lập vừa có chức năng giải thích Hiến pháp, vừa có chức năng xét xử những hành vi vi phạm Hiến pháp[3], xây dựng cơ chế giám sát bên trong giữa các cơ quan Nhà nước, bên ngoài với xã hội dân sự phù hợp.
Chừng nào Hiến pháp chưa được đặt lên trên Nhà nước, nhằm giới hạn quyền lực Nhà nước như đúng tinh thần của Hiến pháp năm 1946, chừng nào chưa sẵn sàng cho một cơ chế giám sát Hiến pháp, cơ chế giải thích Hiến pháp và tài phán Hiến pháp độc lập, thì chừng đó theo thiển ý của tôi chưa nên đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp.
-----------
* (Cộng hòa Liên bang Đức)
[1]http://www.phapluattp.vn/news/chinh-tri/view.aspx?news_id=250285 .
[2] Hiến pháp năm 1946 gồm có 7 chương, 70 điều, là một bản Hiến pháp có nhiều giá trị tiến bộ ở thời điểm lúc đó. Do hoàn cảnh chiến tranh, bản Hiến pháp này chưa được Chủ tịch nước kí lệnh công bố.
[3] Liên hệ với Hiến pháp Việt Nam hiện hành, tương ứng với nhiều quyền năng cơ bản thường kèm theo về quy định của pháp luật” (ví dụ: Điều 57. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; Điều 62. Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật; Điều 68. Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật…). Cách qui định này thực chất là cách mở ra rồi lại đóng vào. Với cách qui định như thế, thì người dân không biết nội hàm đầy đủ của quyền đó là gì, và giới hạn của quyền đó đến đâu, rồi khi bị vi phạm thì bảo vệ bằng con đường nào? vì theo qui định của pháp luật nói chung thì rất rộng, và khi đi tìm thì người dân không biết tìm cái gọi là “theo qui định của pháp luật” đó ở đâu.

Nguyễn Minh Tuấn*

Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2009

Tám với thủ tướng CHXHCH VN

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Cần nhạy bén, có tư duy mới về an ninh quốc gia

 
13/08/2009 0:48

 
Nhân kỷ niệm 64 năm ngày thành lập Công an nhân dân (CAND) (19.8.1945 - 19.8.2009), ngày 12.8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm và làm việc với lực lượng an ninh nhân dân.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn đánh giá cao những chiến công, thành tích và tự hào về sự trưởng thành của lực lượng CAND nói chung và lực lượng an ninh nhân dân nói riêng.

Thủ tướng nêu rõ, việc đảm bảo an ninh quốc gia và giữ vững ổn định xã hội là nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, trong đó, lực lượng CAND là tham mưu, làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Theo Thủ tướng, trong bối cảnh hiện nay, nước ta sẽ ngày càng hội nhập sâu rộng. Các thế lực thù địch ngày càng ráo riết chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta thông qua các hoạt động phá hoại tư tưởng nằm trong chiến lược "Diễn biến hòa bình", lợi dụng các vấn đề "dân tộc", "tôn giáo", "dân chủ, nhân quyền" kích động gây mất ổn định. Nhiệm vụ của lực lượng an ninh ngày càng nặng nề hơn và trận tuyến đấu tranh giữ vững ổn định là vô cùng cam go, phức tạp, có thể xuất hiện nhiều yếu tố tiềm ẩn, khó lường. Do vậy, lực lượng an ninh cần phải nhạy bén, có tư duy mới về an ninh quốc gia, đặt an ninh quốc gia trong mối liên hệ qua lại với kinh tế, xã hội để đảm bảo vững chắc an ninh chính trị, là lực lượng nòng cốt xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, đáp ứng những đòi hỏi của thời kỳ mới.

Theo TTXVN

Xin nói cho ông thủ tướng nghe nhé : Cái gì có lợi cho các ông thì các ông ghép thêm từ "nhân dân" vào nghe cho nó ra vẻ nhà nước của dân, nhưng thực tế, dân nào ca ngợi công an? Ông làm cho bài toán trắc nghiệm xem tỷ lệ dân ca ngợi công an là bao nhiêu?

Cái lực lương an ninh nhân dân ông nói đây thì ông kiểm lại xem bao nhiêu thằng dân chui vào được? Hay nó chỉ là nghề cha truyền con nối? Công an đánh dân bị xử lý kỷ luật "khiển trách", dân nóng gà chơi lại công an thì dân bị khởi tố tội chống người, gây rối tù vài năm, thế có phải là chính các ông lập nhà nước cho các ông hay không? Bảo vệ quyền lợi của các ông chứ nào các ông có bảo vệ quyền lợi của dân không nào? Dân khốn cùng đầy ra đó, các ông còn mải miết lo vét lo bòn cho các ông, đã ông nào dám bỏ tiền tham được ra cho dân nghèo? Vì dân nghèo?


Dân tộc tôn giáo, tự do dân chủ nhân quyền các ông cũng viết ra cả trong Hiến pháp Việt Nam thì hà cớ gì ông lại cho đó là tư tưởng thù địch? Ông mà ở bên Mỹ là bài phát biểu này của ông bị dân kiện hà rầm với cái lối tư duy vỗ ngực "Tao là vua, thằng nào chống tao giết" Cái thói miệt thị, kỳ thị so sánh giữa "công cụ" của các ông với dân nó rành rành ra đó, chối đi đâu được.

Chán ông quá, đường đường mang cái chức danh thủ tướng, chính khách mà dốt, chả biết lựa lời mà phát ngôn cho nó nghe xuôi xuôi tai.

Khi nào ông chán chức thủ tướng nhớ nhường lại ghế cho tôi. Tôi làm cho các ông xem... đàn bà chứ khôn hơn lắm đứa đó ông thủ tướng ạ.

Hôm nay rách việc tám với thủ tướng cuối tuần phát!

P/S: À mà ông nhớ chọn mấy cha cố vấn viết bài cho ông thông minh thêm tí cho đỡ chướng tai nhé, tui thì chả dại, thà làm tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dốt!
À quên nữa, phát huy tính dân chủ, tôi mới tám với ông thế này, ông đừng bảo mấy cái "công cụ" của ông ghép tôi cái 88 nhá!
Chúc ông cuối tuần vui vẻ!

Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2009

Bài toán tiếp theo Làm thế nào để tiết kiệm ? Gửi yenson


Chúng ta cùng lần mò vào trang của chính phủ, đếm từ trên xuống dưới gồm 22 bộ và cơ quan ngang bộ. Các bộ này phải có các văn phòng và cơ quan hành chánh phụ thuộc nằm tại các tỉnh, thành phố, huyện lỵ, xã. Đất nước ta gồm có 59 tỉnh và 05 thành phố trực thuộc TW.
1/ Các đơn vị hành chính phân theo địa phương: (Số liệu đến 31/12/2005)

 
     Thành phố trực thuộc tỉnh    Quận    Thị xã    Huyện    Phường    Thị trấn    Xã       
                                   
CẢ NƯỚC    29    43    58    541    1219    588    9069    
Số lượng công chức và nhân viên  này chỉ là ước đoán :
Ủy ban nhân dân tỉnh :                      59  x  1000 công chức = 59.000 ng
Ủy ban nhân dân thành phố TW :        5 x 3.000 công chức = 15.000 ng
UBND TP trực thuộc tỉnh :              29 x  1.500 công chức =  43.500ng
UBND quận :                                  43 x  800 công chức    = 34.400ng     
UBND  thị xã :                                58 x 300 công chức     = 17.400 ng
UBND  huyện :                                1 x  300 công chức    =  162.300 ng
UBND  Phường :                            1.219 x  50  nhân viên    =   60.950ng
UBND thị trấn :                              588 x 100 công chức   =    58.800 ng
UBND  xã  :                                 9069 x    30 nhân viên   =   272.070 ng
 Tổng cộng công chức, nhân viên hành chính  :         723.420 ng
Lấy thử một sơ đồ hành chính của TPHCM đưa ra coi thử, đây là mô hình tương đương cho toàn các tỉnh thành và các quận huyện.
2/ Công chức các bộ và ngang bộ: 20 bộ trừ Bộ quốc phòng và Bộ Công An  không tính đến vì số liệu ấy là bí mật quốc gia.
Mỗi Bộ không dưới 200.000 công chức thuộc bộ để phân bổ cho đến các huyện.
20 bộ x 200.000 C/C = 4.000.000 công chức
3/ Các cục hòn khác thêm khoảng hơn 1.200.000 công chức.
4/ Riêng phần Đảng:

 
Ban đối ngoại TW    24                                
Ban Dân vận    41                                
Ủy ban kiểm tra TW    61                                
Tạp chí Cộng sản     3     và 13 Ban, đơn vị trực thuộc                 
Báo Nhân Dân    8    và 24 Ban, đơn vị trực thuộc                 
NXB Chính trị Quốc gia    4    và 17 Ban, đơn vị trực thuộc                 
Ban Tuyên giáo TW    8    và phân cấp đủ 64 tỉnh thành từ cấp huyện trở lên cả nước       
Ban Tổ chức TW    8                                
Cộng    157                                
                               
160 ủy viên chính thức và 21 ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng khóa X               
đều kiêm nhiệm chức vụ, 1 người không thấy chức vụ kiêm nhiệm là Đào Ngọc Dung vì scandal gian lận trong kỳ thi đầu vào Tiến sĩ. "Nghe đồn" (không biết rõ), Đào Ngọc Dung là em vợ anh Mạnh mình    

Các Ban trong đảng gồm bao nhiêu người thì không có số liệu để thống kê, phần trên là lấy số liệu từ trang web của ĐCSVN .
5/ Phần Đoàn, hội thì như đã viết từ bài trước .


Theo nhu cầu của một người dân thì các sự vụ hành chánh mà người dân cần phải thực hiện trong đời gồm :
-    Khai sinh
-    Khai tử
-    Đăng ký hộ khẩu
-    Đăng ký nhà , đất
-    Đăng ký học
-    Đăng ký xe cộ
-    Đăng ký kinh doanh
-    Đăng ký thuế
-    Đăng ký chứng minh nhân dân
-    Đăng ký kết hôn
Mỗi cái đăng ký  trên thực tế họ cần 10 phút để thực hiện việc đăng ký  (Nhập liệu, ghi sổ, enter ra kết quả) như vậy là cần 100 phút trong đời để thực hiện những thủ tục của đời (1 h 40 phút).
Thời gian như vậy cho toàn dân  cần thiết:
100 phút x 85.238.000 người = 142.063.333 giờ  cho toàn dân số trong  một chu kỳ  60 năm đời người.
Thời gian làm việc của công chức trong một đời  bình quân 27 năm cho cả nam lẫn nữ được tính ra bằng :
[(22 ngày x 12 tháng)- 12 ngày lễ] x 8 giờ  = 2.016 giờ/năm
Một đời công chức làm hết : 2.016 x 27 năm = 54.432 giờ/người
 
·    54.432 giờ x 723.420 người = 39.377.197.440 giờ
·    54.432 giờ x 5.200.000người x 50% =141.523.200.000 giờ
·    Tổng cộng : 180.900.397.440 giờ
(Lý do tính trừ 50% của lượng công chức  do  làm ở mảng nghiên cứu , quốc phòng ….)
 Chúng ta thử xem cái độ lãng phí là bao nhiêu nhé :
Tổng giờ làm của công chức hành chánh/tổng thời gian  cần thiết để làm thủ tục hành chánh cho toàn dân .
 180.900.397.440/142.063.333 = 1.273 Lần
 Như vậy  chúng ta bị lãng phí sức lao động trực tiếp làm ra của cải  từ số cán bộ công chức là 1.270 lần so với thực tế nhu cầu của dân .
(142.063.333 giờ / 54.432 giờ) x 10 lần (Dự trữ nhân lực do điều kiện địa lý của Việt nam) = 26.090 người (công chức thực sự làm việc cho dân)
Số lượng cần đuổi thẳng về xã hội cho lao động kiếm tiền như mọi người dân khác là :
3.323.420- 26.090 = 3.297.330 người (Về nhà xua gà)
Tiền tiết kiệm được dôi dư là :
3.323.420 người x 450.000đ/tháng x 3.15 (hệ số) x 12 tháng = 56.531.374.200.000 đồng/năm
Số tiền này có thể tập trung vào giáo dục, y tế, an sinh xã hội, mà không cần phải vay mượn hay tăng thuế đánh vào dân.

Đọc tiếp ...