Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

Thủ dâm và đoan trang

Những năm tháng tuổi trẻ vùi mình trong rừng thiêng nước độc, chung quanh chỉ toàn đàn bà với đàn bà với đất đá, cuốc xẻng, bàn tay nó chai sần cứng như đá...một lũ đàn bà con gái còn trẻ măng lẽ ra cái tuổi phải cặp kè giai nọ trai kia, nắm tay, vuốt ngực tìm hiểu để cảm xúc giới tính dâng tràn thì đám tụi nó lại phải giam mình trong hốc đá với những ước mơ anh hùng huyễn hoặc , nên chúng nó lắm lúc phát cuồng, tay chân co quíu lại, tê rần rần từ môi đến cửa môi....
Lắm lúc đang đêm, có đứa vùng chạy lao xuống suối, nước lạnh ngắt để cho nước ngâm hết toàn bộ bộ phận đang phát nóng bừng bừng như lửa đốt...Có lẽ, nó vừa ngâm vừa nghĩ giá như có một thằng nào đó bất chợt lạc qua đây thì nó sẽ nhảy bổ vào cào cắn và nuốt chửng.
Những đứa gái trẻ trung xinh đẹp với những ước mơ nồng nhiệt thật lòng chúng dần dần bỏ mạng lại nơi rừng sâu núi thẳm mà chưa biết đến mùi vị của đàn ông ra sao, ngoài trừ những phút giây hứng tình chúng đành phải tự sướng hay làm cho nhau sướng. Còn lại những đứa mà có ở xóm ở làng đầy đàn ông thì cũng ế chỏng gọng nhưng lại có cái đầu toan tính biết kiếm quyền uy thì sống. Chúng biết dùng cái vật hộ thân của chúng để leo cao , trèo cao lên từng chút, thời đó mà, sống chết biết lúc nào, nên chúng biết chọn lấy cơ hội vừa thụt được trôn cho thỏa dục tình lại nắm thóp vài thằng uy quyền cùng khắp, còn mấy thằng thì mỡ treo ngu chi mèo nhịn đói. Chúng vồ vập, chúng ngấu nghiến lẫn nhau như thể mai chúng sẽ không còn sống .

Cứ thế để thời gian trôi qua, trăm mụ đàn bà thì cũng ngoi lên ngôi cao vài mụ, khổ nỗi vừa già lại vừa xấu- mười hai con giáp mà chả trúng con nào. Ngôi cao -ăn sướng mặc đẹp , tiền bạc rủng rẻng đi nước ngoài như đi chợ thì lại đâm ra dửng mỡ, mỗi ngày có người trang điểm , mát xa, ve vuốt từ đầu tới háng, từ háng qua mông lồng sang vú vít...hứng tình lại càng nhiều, lắm lúc hai mép căng còn hơn đập tràn chịu lũ thế mới khổ. Nghe đâu mỗi tháng chi phí trang điểm mát xa ve vuốt cũng bốn năm trăm triệu, tiền của công rót vào để bù đắp cho những khốn khó ngày xưa chui nhủi. Đến nơi là cửa tiệm phải đóng cửa chỉ tiếp mình nàng, xe biển xịn, xe xịn chui ào vào ga ra, bạt trùm kín mít, vệ sĩ xoay vòng che kín.
Nàng nằm đê mê dưới bàn tay điệu nghệ của thằng nhóc tuổi vừa đôi mươi. Thỉnh thoảng tấm mông đẫy đà ấy lại giật nảy lên một cách thích thú khi ngón tay thằng bé đi qua vùng nhạy cảm. Nàng rên lên hừ hự gầm gừ trong cổ họng như con chó mắc xương gà. Cặp vú già sệ nhão đang cố nhồi nặn dưới bàn tay điêu luyện của 'thầy" để cho săn cứng lại, chỉ khổ là hai cục bột năng lỡ trộn bằng nước lạnh lại cho nước quá tay nên nó vẫn cứ lòng thòng lển thển như bột nhão. Tội quá!
Ấy thế mà tới chiều trên bục phát biểu, mụ trông thật oai nghiêm rổn rảng, nào ai biết mụ vừa trả tiền xong nỗi hứng tình bằng mấy  năm ăn của đám dân lao động nơi khu ổ chuột. Một đám vây quanh xun xoe - áo mũ cân đai lọng che hoa phủ- áo vàng áo nâu hai tay trịnh trọng đỡ hàng từ bàn tay mụ, bàn tay vừa mới phụ  móc lồn tự sướng mấy tiếng trước.
Hay thật! Hay thật! Tiên sư đời....mụ vẫn phô phang cái uy quyền rổn rảng và cái sướng râm ran mỗi ngày vẫn nhỉ nước ở môi! Thánh thật!
Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2010

Dân nó là gian

Ai gian ?

Dân..gian
 
 0

Quan gian, quan tham...
 
 10

Họ hàng quan vừa gian vừa tham
 
 10

[[“Dân nó là gian” hay chính quyền tắc trách?

 

Trong buổi làm việc ngày 16/3/2010 tại UBND phường Ô Chợ Dừa, khi nghe PV phản ánh lại ý kiến của người dân về việc diệc tích hồ Hào Nam đang ngày càng bị lấn chiếm, thu hẹp lại thì PV hết sức bất ngờ khi nhận được phản ứng của ông Trần Trí Anh.

 

Các bạn nghe phải nghe rất nhiều tai. Các bạn không thể chỉ nghe dân nói được. Vì dân nó là gian. Tôi nói thẳng luôn... Khi người ta bức xúc người ta không nghĩ gì thì người ta phải phát biểu lung tung. Nhưng mà các bạn vào đây thì phải hỏi cụ thể”, ông Anh cho biết.]]

http://vietnamnet.vn/psks/phongsu/201003/Khong-the-chi-nghe-dan-noi-vi-dan-la-gian-900952/


Tui xin có ý kiến :

Đất nước có từ bao giờ : 4.000 năm

Do ai lập thành : Do tổ tiên, do Vua Hùng dựng nước, do đời này qua đời khác của dân lập thành trong 4000 năm.

Ai khai phá đất hoang, rừng thẳm để thành nơi thị thành làng mạc, ao, hồ : Dân truyền đời khai phá, gầy dựng từ hoang thổ thành phố xá, Nhà nước hiện tại có khai phá không : Không- chỉ có phá thôi.

Nhà nước này hiện diện theo lịch tây mới 80 năm, dân tộc Việt nam, non sông, đất nước Việt nam đã có từ 4000 năm dân tộc Việt nam đã đổ máu phơi xương chôn thịt trên những mảnh đất để hình thành những thành phố, làng mạc hiện nay. Vậy thì nó thuộc về ai? Không cần phải nói- nghiễm nhiên nó thuộc về dân tộc này.

Xin lỗi nói thẳng : Một thằng chủ tịch phường con con dám gọi dân bằng nó, lại còn chửi dân là gian ....Thì những thằng, nhiều thằng cao hơn cái thằng chủ tịch con ấy còn có những loại ý nghĩ tệ hại coi thường người dân vạn lần hơn thế. Bởi thế chúng chia chác tiền bạc, quyền lực bằng những trò ăn cướp của dân xương máu mồ hôi, cũng chỉ là bình thường đối với chúng- miễn sao tiền chúng đầy túi. Thân phận làm dân đã thấp cổ bé miệng lại còn bị chụp cho cái tiếng Gian....há đau lòng lắm thay.

Không có dân chúng mày có ngày nay mà ăn trên ngồi trốc? Nhà mát bát vàng không? Không có dân chúng mày giương vòi hút máu của ai để mập kễnh thây mà chửi dân là Gian chăng?

Chúng mày thử xem những thằng lấn chiếm hồ ao kênh rạch có bao nhiêu đứa đủ lực, đủ quyền để chiếm ngoài con cháu dòng họ chúng mày? Điển hình là những căn nhà to đùng bề thế chiếm Hồ Tây?

Hỏi một câu : Thằng nào Gian manh mà dóng đổ đầu tằm?????

Đọc tiếp ...

Những dấu hiệu cho thấy cơ thể cần sex:

Những dấu hiệu cho thấy cơ thể cần sex:

- Bồn chồn thái quá

- Lo lắng vô cớ và mắc chứng đau nửa đầu kéo dài

- Thường xuyên căng thẳng

- Không có cảm giác ngon miệng, thèm ăn

- Không có nhu cầu cần ngủ

- Có những cảm giác mâu thuẫn với mọi người xung quanh

- Thường xuất hiện các ý nghĩ về tình dục, đặc biệt là vào buổi đêm

http://www.baodatviet.vn/Home/doisong/Dau-hieu-cho-thay-co-the-can-sex/20103
/85825.datviet

Dzị là tui thiếu sao??????? Có hem đó???????? Báo ơi là báo!
Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2010

Hai Bà Trưng

nhìn lại lịch sử: hai bà trưng         PDF        In        E-mail

Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay trải qua hàng ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, gần một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ nô dịch Mác Lê. Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc bành trướng với ưu thế của kẻ thắng trận và thủ đoạn thâm độc quỉ quyệt đ khơng những dng mọi phương cách để đồng hóa Việt tộc bằng cách xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong một mớ “chính sử” hỗn độn mơ hồ. Mỗi một triều đại Hán tộc đều chủ tâm thay đổi địa danh, thủy danh xưa cũ của Việt tộc cùng với ảnh hưởng nặng nề của một ngàn năm đô hộ của sự nô dịch văn hóa khiến ta chấp nhận tất cả như một sự thật mà không một chút bận tâm. Thế nhưng… Lịch sử vẫn là lich sử của sự thật dù bị sửa đổi vùi lấp hàng nghìn năm dưới ánh sáng của chân lý khch quan trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.

Trong thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại sửng sốt trước cái gọi là “Nghịch lý La Hy” khi trước đây nhân loại cứ tưởng tất cả nền văn minh Tây phương là của đế quốc Hy Lạp La M để rồi phải xác nhận đó chính là nền văn minh của Trung Quốc. Cuối thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại lại ngỡ ngàng khi thấy rằng cái gọi là nền văn minh Trung Quốc lại chính là nền văn minh của đại chủng Bách Việt. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhìn lại tồn bộ lịch sử Việt để phục hồi chân lý khách quan sự thật của lịch sử để xóa tan đám mây mờ che lấp suốt mấy ngàn năm lịch sử. Nhân sắp đến ngày kỷ niệm Hai Bà, ngày giỗ của Hai Bà chúng ta cùng ngược dịng lịch sử trở về nửa thế kỷ đầu tiên của Dương lịch.

TỪ HUYỀN TÍCH “VUA BÀ” đến …
cái gọi là CỘT ĐỒNG MÃ VIỆN ..!

HAI BÀ TRƯNG KHỞI NGHĨA

Hán sử chép là năm 111 TDL, sau khi chiếm được Nam Viêt rồi thì Lộ Bác Đức phải nhờ “Việt Quế Lâm Giám Cư Ông dỗ (chiêu dụ) Au Lạc thuộc Hán”. Sở dĩ Hán Vũ Đế không dám tiến quân xuống Au Lạc vì lời khuyên của Lưu An nhắc lại kinh nghiệm thất bại năm xưa của Tần. Vì thế Lộ Bác Đức đóng quân ở Hợp Phố, chờ 2 viên Điền sứ của Triệu Đà dâng nộp ấn tín sổ sách và một ngàn vò rượu rồi giao cho 2 viên Điền sứ tiếp tục cai trị như xưa. Như vậy, Au Lạc vẫn hoàn toàn tự trị mặc dù trên giấy tờ, Hán triều đ đổi tên nước là Nam Việt thành Giao Chỉ bộ và chia ra làm 9 quận gồm:

1. Nam Hải (Quảng Đông).

2. Thương Ngô (Quảng Tây).

3. Uất Lâm (Quảng Tây)

4. Hợp Phố (Quảng Châu).

5. Giao Chỉ (Bắc Việt Nam)

6. Cửu Chân (Vân Nam xuống Thanh Hoá)

7. Nhật Nam (Nghệ An ).

8. Châu Nhai (Đảo Hải Nam).

9. Đạm Nhĩ (Nay là Đam Châu thuộc đảo Hải Nam)

Trên thực tế, Hán triều vẫn không kiểm soát được lãnh thổ Nam Việt chứ đừng nói tới Au Lạc. Sau khi Thạch Đái chết, Hán Chiêu Đế cử Chu Chương làm thứ sử Giao Châu. Từ đó đến thời Đông Hán, sử sách TQ không nhắc gì đến Giao Chỉ cả.Thời Vương Mãng lật triều Tây Hán để lập triều đại Tân từ năm 9 đến 23, nhân lúc Hán triều suy yếu nhân dân Hoa Nam hoàn toàn giành quyền tự chủ. Hán sử chỉ chép vỏn vẹn là quan châu mục Giao Chỉ là Đặng Nhượng và các quận đều đóng bờ cõi tự phòng trị một thời gian. Năm 25, Lưu Tú lên ngôi lấy hiệu là Hán Quang Vũ, năm sau Hán triều cử Sầm Bành xuống đánh Kinh Châu. Sầm Bành viết thư cho Đặng Nhượng mãi tới năm 29 thì Giao Chỉ mục mới cử Thái thú Giao Chỉ là Tích Quang và thái thú các quận là nhóm Đỗ Mục mới sai sứ sang cống, tất cả đều được phong làm Liệt Hầu. “Hậu Hán thư” chép “Xưa Sầm Bành cùng Giao Chỉ mục Đặng Nhương quen biết thân thiện nên viết thư cho Nhượng trình bày uy đức quốc gia, rồi lại sai Thiên tướng quân Khuất Sung gửi hịch đến Giang Nam ban hành chiếu mạng. Do thế, Nhượng cùng Thái thú Giang Hạ là Hầu Đăng, Thái thú Vũ Lăng là Vương Đường, ttướng Trường Sa là Hàng Phúc, Thái thú Quế Dương là Trương Long, Thái thú Linh Lăng là Điền Hấp, thái thú Thương Ngô Đỗ Mục, Thái thú Giao Chỉ Tích Quang cùng nhau sai sứ sang cống. Tất cả đều được phong là Liệt Hầu..”.

Hậu Hán thư, Mã Viện truyện của Phạm Việp sử gia triều Hán viết về Hai Bà Trưng như sau:“Người đàn bà ở Giao Chỉ tên là Trưng Trắc với em là Trưng Nhị làm phản, đánh chiếm các quận (Chú:Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ người huyện Chu Diên tên là Thi (Sách) rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định lấy pháp luật mà ràng buộc, Trắc oán giận mà làm phản). Người man di các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, cướp chiếm hơn sáu mươi thành ở Lĩnh Ngoại. Trắc tự lập làm vua. Bấy giờ vua (Hán) cho Viện làm Phục Ba Tướng quân, lấy Phù Lạc Hầu Lưu Long làm phó, đốc xuất bọn Lâu thuyền tướng quân Đàn Chi đánh Giao Chỉ ở phương Nam. Quân đến Hợp Phố thì bị bệnh chết. Vua chiếu cho Mã Viện kiêm thống suất binh của Chí. Viện bèn dọc theo bờ biển mà tiến, theo núi phát đường hơn nghìn dặm. Năm 18, quân đến Lãng Bạc, đánh phá được giặc, chém hơn nghìn đầu, giặc đầu hàng đến hơn vạn người. Viện đuổi theo bọn Trưng Trắc đến Cẩm Khê, đánh thắng nhiều lần giặc tan chạy. Năm sau tháng giêng chém Trưng Trắc, Trưng Nhị gửi đầu về Lạc Dương.(Chú: Việt chí nói rằng Trưng Trắc khởi binh, đóng đô ở huyện Mê Linh. Khi bị Mã Viện đánh chạy vào suối Kim Khê, 2 năm sau mới bắt được). Sách “Thuỷ Kinh Chú” của Lệ Đạo Nguyên lại chép là “Con trai Lạc Tướng Chu Diên là Thi (Sách) lấy con gái Lạc Tướng Mê Linh là Trưng Trắc làm vợ. Trưng Trắc là người can đảm dũng lược, cùng chồng là Thi đánh phá các quận, thu phục được các Lạc Tướng. Trưng Trắc làm vua, đóng đô ở Mê Linh, thu thuế được 2 năm của 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân ..”. Các sử gia nước ta cũng chép lại nguyên văn từ Hán sử. Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên viết:“Năm At Hợi, năm thứ 15 niên hiệu Kiến Vũ, thái thú Giao Chỉ là Tô Định là người tham lam bạo ngược. Trưng Nữ Vương nổi binh để đánh. Năm Canh Tý tháng 2 mùa Xuân, Ngài khổ vì Tô Định lấy pháp luật mà ràng buộc và thù Định giết chồng mình bèn cùng em là Trưng Nhị cử binh đánh lấy các châu trị ..”.(1)

Căn cứ vào các nguồn sử liệu của chính Hán tộc như Hậu Hán thư .. cho chúng ta thấy rằng Hán triều không kiểm soát được tình hình Hoa Nam. Cho tới năm 29, các quan châu mục lúc trước vẫn tự cai quản bây giờ mới sai sứ sang cống Hán triều, đặc biệt là Hậu Hán thư không nhắc gì tới thái thú Cửu Chân. Thực tế này có nghĩa là vùng đất Cửu Chân từ Vân Nam chạy dài xuống Thanh Nghệ vẫn chưa qui phục. Hán sử ghi rõ là mãi đến năm 29, Hán Quang Vũ mới cử Nhâm Diên làm thái thú Cửu Chân. “Hậu Hán thư” chép:“Năm đầu hiệu Kiến Vũ, Nhâm Diên được triệu làm Thái thú Cửu Chân. Tục Cửu Chân không biết cày cấy, thường đong thóc ở Giao Chỉ và thường bị túng thiếu. Diên bèn sai đúc các đồ làm ruộng, dạy cho khai khẩn. Mỗi năm ruộng mở rộng thêm, trăm họ được no đủ. Dân Lạc Việt lại không có lễ phép cưới hỏi, không có giá thú, dâm háo, không rước đón mà vẫn đến với nhau. Không biết tình cha con, đạo vợ chồng. Diên bèn gửi thư đến các thuộc huyện, khiến trai từ 20 đến 50, gái từ 15 đến 40 đều lấy tuổi mình mà lấy nhau. Kẻ nghèo không có lễ rước thì ra lệnh cho trưởng lại trở xuống, mỗi người bớt bổng lộc để giúp đỡ họ. Lấy nhau cùng một lúc là hơn 2 ngàn người. Năm ấy mưa thuận gió hoà, lúa đậu được mùa. Họ sinh con mới biết dòng giống họ hàng, đều nói “ Khiến ta có con này là do Nhâm quân” nên phần nhiều đặt tên con là Nhâm. Do thế, mọi rợ ngoài biên Dạ Lang mộ nghĩa giữ ải. Diêm bèn ngưng bỏ do thám đóng quân..”.

Cứ theo nguyên văn đoạn này của Hậu Hán thư thì “mọi rợ ngoại biên Dạ Lang mộ nghĩa giữ ải” thì ta phải hiểu rằng đất Dạ Lang xưa của Việt tộc còn nằm ở vùng Quí Châu, Ba Thục. Dạ Lang phía Tây giáp Vân Nam, Đông giáp Giao Chỉ. Giao Chỉ thời kỳ này còn nằm ở mạn Nam sông Dương Tử. Dạ Lang là vùng đất đỏ nên sử sách gọi vùng này là Xích Qui phương. Quận Cửu Chân ở đây theo sử gia Đặng Xuân Bảng trong tác phẩm “Sử học Bị khảo” thời Tự Đức căn cứ vào sách Thuỷ Kinh Chú và Thái Bình Hoàn vũ ký thì “Ai Châu tức Cửu Chân, phía nam giáp quận Nhật Nam, phía Tây giáp quận Tường Kha, phía Bắc giáp Ba Thục, phía Đông giáp Uất Lâm”. Như vậy, Cửu Chân gồm một phần tỉnh Quảng Tây, một phần tỉnh Vân Nam dọc theo hoành sơn xuống miền Bắc đất Hưng Hoá cho đến Thanh Nghệ. Cổ sử chép về nước Việt Thường chính là Việt Thường Thị ngày trước định cư ở vùng đất này trải dài từ Vân Nam, Quảng Tây xuống tới vùng Thanh Nghệ. Chính vì vậy, Hậu Hán thư mới chép là Nhâm Diên ngưng việc do thám đóng quân vì mọi rợ ngoài biên “Dạ Lang” mộ nghĩa giữ ải là như thế. Một vấn đề nữa phải đặt ra là chính Hậu Hán thư hết lời ca ngợi công trạng của Nhâm Diên thì tại sao chỉ 3 năm sau, năm 32 Hán triều bãi chức thái thú của y rồi điều về làm huyện lệnh Thư Dương mà không thấy cử người nào thay thế chức thái thú Cửu Chân? Năm 34, Hán triều lại triệu hồi thái thú Giao Chỉ Tích Quang về triều. Điều này có nghĩa là nhân dân Cửu Chân và Giao Chỉ nổi lên, Hán triều không trấn áp được nên viên Thái Thú phải bỏ chạy mà Hán sử viết là do vua bãi chức hoặc triệu hồi về triều …

Thời kỳ Vương Mãng tình hình Trung Quốc hết sức rối loạn, Hoa Nam bất ổn do các thủ lĩnh Việt tộc nổi lên chiếm cứ mỗi người một phương. Thời kỳ này, Khôi hiệu xưng đế cử Mã Viện làm Tuy Đức tướng quân rồi Công Tôn Thuật người Việt xưng đế ở đất Ba Thục. Năm 32, Mã Viện bỏ Khôi Hiệu về theo Lưu Tú làm tham mưu giúp Tú đánh thắng Khôi Hiệu. Năm Kiến Vũ thứ 11 tức năm 34 là năm mà theo sử sách chép là Tô Định được cử làm Thái Thú Giao Chỉ thì Lưu Tú còn đem quân đánh Công Tôn Thuật, Tạng Cung đem quân lên đóng đồn Lạc Việt ở Trung Lô, Sầm Bành đem quân đánh chiếm Kinh Môn rồi tiến lên Phù Thành diệt Công Tôn Khôi. Lưu Tú cử Ngô Hán phối hợp với quân của Sầm Bành và Tạng Cung cùng tiến bức Thành Đô ở Tứ Xuyên. Tháng 11 năm 35, Công Tôn Thuật bị giết, quân Thục tan rã hoàn toàn.(2)

Hán sử cũng ghi rõ là năm 41, Mã Viện còn ra quân các quận hơn vạn người đánh diệt các cuộc khởi nghĩa của Duy Dĩ, Lý Quảng ở Hoãn Thành, Hồ Nam. Nhân đó, Lưu Tú phái viện làm Phục Ba tướng quân cùng Phù Lạc Hầu Lưu Long làm phó, Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí tiến đánh Hai Bà Trưng. Vấn đề đặt ra là ngay cả tình hình Hoa Nam còn chưa ổn định được khiến Hán Triều phải cử binh đánh dẹp thì làm sao có thể cử Nhâm Diên xuống tận Bắc Trung Việt làm Thái Thú được. Một sự kiện nữa là Hán Vũ Đế khi thôn tính Nam Việt theo lời khuyên của Lưu An đã không dám tiến quân xuống Au Lạc vì sợ sa lầy giống như quân Tần. Như vậy Au Lạc vẫn tự trị như xưa, các quận huyện vẫn do các Lạc Tướng và 2 viên Điển sứ cai trị. Thực tế trn chứng tỏ Hán triều chỉ có thể cử Nhâm Diên làm Thái Thú Cửu Chân trên danh nghĩa mà thôi. Địa danh Cửu Chân ở đây còn ở Vân Nam giáp Quí Châu nơi mà dẫy núi Đô Bàng thuộc đệ tam lĩnh của Ngũ Lĩnh ở đất Cửu Chân, núi Phục Ngưu sơn đổ về Thập vạn đại sơn, Dẫn sơn. Chính vì vậy, Hán sử chép công trạng của Nhâm Diên có nói tới việc vỗ về phủ dụ Man di nên mọi Dạ Lang ngoại biên mộ nghĩa giữ ải, Diên bỏ do thám đóng quân…Dạ Lang ở Quý Châu giáp ranh với Việt Nam, Quảng Tây TQ bây giờ. Cũng thế, Giao Chỉ mà Tích Quang làm Thái Thú theo Hán sử từ năm thứ 2 SDL còn ở Hoa Nam nên Hậu Hán Thư mới viết nhờ công của Tích Quang và Nhâm Diên mà dân Lĩnh Nam mới theo phong tục Trung Hoa từ đấy. Lĩnh Nam là miền Nam rặng Ngũ Lĩnh tức vùng Hoa Nam (Nam Trung Hoa) chứ nếu sự việc chỉ xảy ra ở Bắc Việt Nam như các sử gia Việt Nam hiểu từ trước đến giờ thì Hậu Hán Thư không chp tn Lĩnh Nam ở tận Hoa Nam làm gì.

Như vậy, trên thực tế Nhâm Diên chỉ đóng ở phủ trị rồi huênh hoang tâng bốc công trạng của y như học giả Lê Mạnh Thát trong “Lục Độ Tập kinh và truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc ta” đã nhận định:“Những thông tin về Nhâm Diên và Tích Quang không gì hơn là do hư cấu. Nếu không phải của Phạm Việp (398-445) thì cũng có thể của những tiền bối của Việp như Tạ Thừa, Hoa Kiều, Tạ Trầm, Viên Hoằng … Tính chất hư cấu càng rõ ràng khi ta đặt chúng nằm bên cạnh việc “Điều tấu” Việt luật của Mã Viện… thì dân ta vào thượng bán thế kỷ thứ nhất nếu cịn sống như cầm thú thì lm sao có được bộ luật mà chúng gọi là Việt luật sánh ngang với Hán luật được. Chỉ riêng việc Trưng Trắc đứng lên lãnh đạo phong trào toàn dân kháng chiến trước là để tiếp nối nghiệp xưa của vua Hùng, sau là để trả thù chồng đã nói lên cái đạo lý chồng tín vợ trinh của người Việt mà Hán tộc không thể có được Sự kiện Mã Viện vừa đánh thắng Hai Bà Trưng đã phải bắt tay vào việc điều tấu Việt luật có mười điểm khác biệt với Hán luật, tất cả sự kiện ấy là một điểm chỉ khá chính xác về tình trạng độc lập của nước ta cho đến thời Hai bà Trưng”. Luận điệu miệt thị bôi bác sặc mùi Đại Hán của các tên Thái thú không thuyết phục được ai vì chính Hán Hiến Đế (190-220) đã tuyên xưng Giao Chỉ như sau:“Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông un đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất”. Thậm chí bộ Đại Việt Sử lược không rõ tên tác giả viết vào khoảng đời Trần, dù bị Tiền Hy Tộ sử quan triều Thanh sửa đổi nhưng vẫn không thấy chép gì về Nhâm Diên và Tích Quang. Đại Việt Sử lược chép “Quan thủ nhậm qua các thời đại” chỉ ghi “Thạch Đái thời Vũ Đế (140-86 TDL), Chu Chương đời Chiêu Đế (86-74 TDL0, Nguỵ Lãng Tư Minh đời Tuyên Đế (73-48 TDL) rồi tới Tô Định đời Hán Quang Vũ (25 TDL-40)”. Như vậy rõ ràng là thời kỳ này, ở phần đất Bắc và Trung Việt Nam tuy sử sách gọi là thuộc quận Giao Chỉ và Cửu Chân không có viên thái thú nào trấn nhậm cả. Trên thực tế nếu Hán triều có cử Tích Quang, Nhâm Diên làm thái thú thì chỉ ở Giao Chỉ bộ và Cửu Chân ở Vân Nam mà thôi. Mặt khác trong khi “Hậu Hán thư” chép là Hán Quang Vũ hạ chiếu cho các quận Trường Sa, Hợp Phố, Giao Chỉ sắm sửa thuyền xe, sửa chữa cầu đường, thông miền khe núi, tích trữ lúa gạo từ những năm 40-41 thì thời gian này, Mã Viện còn lo đánh Duy Dĩ ở Hồ Nam và Lý Quảng ở Hoãn Thành tỉnh An Huy TQ bây giờ. Mãi đến năm 42, Mã Viện mới được phong là Phục Ba tướng quân đem hơn vạn quân các quận tiến đánh Hai Bà Trưng. Lịch sử chép rằng trong vòng 1 tháng, Hai Bà Trưng đã đánh chiếm 65 thành trì khắp 6 quận miền Hoa Nam bao gồm Cửu Chân, Nhật Nam, Giao Chỉ, Quế Lâm, Tượng Quận và Nam Hải thì làmsao có thể huy động được quân của các vùng này như Hậu Hán thư đã chép. Nếu có thì chỉ huy động được hơn một vạn quân sau khi thắng Lý Quảng ở Hoãn Thành An Huy và Duy Dĩ ở Hồ Nam để đánh Hai bà ở Trường Sa và vùng hồ Động Đình mà thôi.

Sử sch chp rằng nhân dân các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nhất tề hưởng ứng Hai Bà Trưng nên chỉ trong 1 tháng Hai Bà đã đánh chiếm 65 thành trì dễ như trở bàn tay. Căn cứ vào Quận quốc chí của Hậu Hán thư thì Nam Hải có 7 thành, Thương Ngô 11 thành, Uất Lâm 11 thành, Hợp Phố 5 thành, Giao Chỉ 12 thành, Cửu Chân 5 thành, Nhật Nam 5 thành, như vậy là 53 thành. Nếu công với 12 thành ở Dương Châu và Kinh châu mới đủ 65 thành mới đúng với con số thành mà Hai Bà Trưng đã chiếm được.(3) Như vậy, cuộc chiến đã diễn ra trong cả nước Văn Lang xưa của Việt tộc bao gồm các quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Linh Châu và Dương Châu. Sự kiện này đã được thông sử dân gian Việt qua thực tế lịch sử. Nhân dân Hoa Nam cho đến nay vẫn tôn thờ sùng kính Hai Bà Trưng mà họ gọi một cách thân thương là vua Bà. Sự tôn sùng thờ kính vua Bà đã trở thành một tôn giáo dân gian gọi là đạo “Thờ Vua Bà”. Nhân dân khắp các tỉnh Hoa Nam từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu, Tứ Xuyên, Hồ Nam có trên một trăm đền thờ, miếu thờ vua Bà và những nữ tướng của Hai Bà.

Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Sĩ thì dn gian Hoa Nam tương truyền rằng trận đánh đầu tiên của Trưng Nhị cùng các tướng Phật Nguyệt, Trần Năng, Trần Thiếu Lan, Lại thế Cường đánh Trường Sa vào đầu năm Kỷ Hợi tức năm 39. Trong trận đánh này, Nữ tướng Trần Thiếu Lan đã hi sinh được quân dân mai táng ở ghềnh sông Thẩm Giang. Thẩm Giang là một đạn sông ngắn ở phía Bắc tiếp nối với hồ Động Đình. Sự kiện này còn ghi trong “Địa phương chí” của sở du lịch Trường sa ngày nay như sau:“Miếu thờ Liệt nữ Trần Thiếu Lan” ở đầu sông Tương. “Quốc phổ thời Nguyễn” cũng chép rằng các sứ thần nước ta từ các triều Lý, Trần, Lê .. khi đi ngang qua đây đều sắm lễ vật đến cung miếu thờ vị liệt nữ anh hùng dân tộc Trần Thiếu Lan. Trong đền có đôi câu đối :

“ Tích trù Động Đình uy trấn Hán,

Phương lưu thanh sử lực phù Trưng ..”

Động Đình chiến sử danh trấn Hán,

Sử xanh ghi mãi sức phù Trưng ..!

Khi Mã Viện huy động đại quân tiến đánh quân ta, Hai Bà giao cho 3 vị tướng họ Đào là Đào Chiêu Hiển, Đào Đô Thống và Đào Tam Lang có nhiệm vụ trấn giữ Tượng quận là vùng đất ở giữa Vân Nam và Quảng Tây. Quân số ít oi, ba vị tướng họ Đào đã tử thủ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Nhân dân địa phương trân trọng lập đền thờ bên trong có đôi câu đối :

“ Tượng quận giương uy nhiêu tướng lược,

Bồ Lăng tuẫn tiết … tận thần trung .. (4)

Thế mà các nhà viết sử của nước ta cứ sao y bản chánh Hán sử chép rằng Bồ Lăng nay là bến Bồ Đề ở ngoại ô thành Thăng Long. Họ cứ nhắm mắt tin vào cái gọi là “chính sử” mà quên đi một điều là các sử gia Hán đã cố tình bóp méo sự thật, lấy tên cũ đặt cho vùng đất mới để xoá nhoà dấu vết của địa danh xưa cũ thời Văn Lang còn trải rộng khắp Hoa Nam. Trong khi đó “Việt chí” và “ Thiên Nam Ngữ lục” là thiên trường ca lịch sử Việt Nam từ đời Hồng Bàng đến đời hậu Trần gồm 8.136 câu viết theo thể lục bát chép rằng:“Hai Bà Trưng sau khi đánh chiếm được 65 thành thì bị đại quân của Mã Viện tiến đánh. Hai Bà chống cự không nổi phải rút lui dần..”. Hai Bà không bị Mã Viện chém đầu mang về Lạc Dương như Hậu Hán thư chép và Hai Bà cũng không nhảy xuống tuẫn tiết trên dòng sông Hát mà Hai Bà vẫn tiếp tục chiến đấu như trong “Mã Viện truyện” chép lại. Tương truyền Hai Bà xây thành giống tổ kén nên gọi là Kiển thành ở vùng Tư Minh thuộc Vân Nam Trung Quốc bây giờ.

Sự kiện này đã được Lệ Đạo Nguyên xác nhận trong tác phẩm “Thuỷ Kinh chú” là đến năm 42, Mã Viện tâu trình kế hoạch tiến quân đánh Hai Bà ở Vân Nam như sau:“Năm Kiến Vũ thứ 19 tức năm 42, Phục Ba tướng quân là Mã Viện tâu ln vua rằng: Đi từ Mê Linh ra Bôn Cổ huyện Thuý tỉnh Vân Nam để đánh Ích Châu, thần sẽ đem hơn vạn người Lạc Việt, trong đó có hơn 3 nghìn người từng theo Viện chiến đấu có mang tên tẩm thuốc độc, bắn một lần mấy phát, tên bắn như mưa trúng ai nấy chết ..”. Sách Thuỷ Kinh chú chép về địa danh Mê Linh rõ hơn “Huyện Tiến Tang là Đô uý trị ở miền Nam quận Tường Kha. Trên sông có cửa quan nên gọi là cửa Tiến Tang. Mã Viện xưa nói rằng “ Theo đường sông Mê Linh ra vương quốc Tiến Tang, đến huyện Bí (Bôn) Cổ thuộc Ích Châu, chuyên chở thuận lợi nên đường binh xa chuyên chở là do đó ..”. Như vậy rõ ràng là sông Mê Linh nằm ở miền Nam huyện Tường Kha tỉnh Hồ Nam Trung Quốc chứ không phải ở Bắc Việt Nam như các sử gia vẫn chép từ trước đến giờ. Sự kiện này một lần nữa xác nhận Mê Linh lúc đó là địa danh ở Trường Sa, Tây hồ tỉnh Hồ Nam TQ. Đất Mê Linh lúc trước gọi là My Linh thuộc nước Sở, về sau là vùng Trường sa, Phan Hồ tỉnh Hồ Nam, nơi mà Hán Vũ Đế mở Đô Uý trị ở đó năm Nguyên Đĩnh thứ 6 tức năm 111 TDL sau khi đánh thắng Nam Việt.

Sau khi bị Hán tộc xâm lược đẩy lùi dân tộc ta về phương Nam, tiền nhân ta đã mang theo tên Mê Linh, Tây hồ xa xưa để đặt tên cho vùng đất mới ở làng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng tỉnh Vĩnh Phú. Địa danh Phan Hồ còn gọi là Tây Hồ ở vùng Ô Diên tỉnh Hồ Nam thuộc Giang Nam tức phía Nam sông Dương Tử là vùng núi có hình con chim Điêu, chim Ó sau đổi thành Chu Diên, quê hương của Thi (Sách) chính là vùng Hai Bà đã đóng quân chống quân Hán xâm lược. Phan Hồ còn gọi là hồ Tây hay hồ Dâm Đàm là một trong 5 hồ rộng lớn ở Giang Nam, sóng nước mênh mông nên còn gọi là hồ Lãng Bạc. Mùa hè năm 43, Mã Viện hành quân đến Lãng Bạc mà theo Thuỷ Kinh chú thì:“Ở phía Bắc huyện Phong Khê có con sông chảy về phía Đông qua Lãng Bạc. Mã Viện cho đó là đất cao bèn từ Tây Lý đem quân đến đóng ở đấy. Sông ấy lại chảy về phía Đông qua phía Nam thành cũ huyện Long Uyên ..”.

Sử gia Đào Duy Anh cũng như các nhà sử học CHXHCNVN nhất loạt gán ghép một cách vô lý đó là con sông Thiếp. Tây Lý là Tây Vu vì chữ Vu bị chép lầm thành chữ Lý! Để cho rằng Lãng Bạc là vùng đồi núi huyện Tiên Du ở Bắc Ninh bây giờ. Thuỷ Kinh chú còn mập mờ viết rằng con sông này còn gọi là sông Nam. Thực ra đó chính là sông Việt (Việt giang) mà sau này Hán sử cố tình chép đổi lại là Tây giang gồm 2 nhánh Tả giang và Hữu giang bắt nguồn từ Uất Lâm phía Bắc Quảng Tây chảy xuống Đông Nam ra thành cũ huyện Long Uyên ở Quảng Đông. “Lĩnh Nam Trích quái” chép:“Hai Bà Trưng vốn dòng họ Hùng, chị tên Trắc, em tên Nhị người ở huyện Mê Linh đất Phong Châu, con gái quan Hùng tướng đất Giao Châu” thì ta phải hiểu Mê Linh ở Trường sa và đất Phong Châu đây là Phong Châu Thượng ở giữa Vân Nam và Quí Châu chứ không phải Phong Châu Hạ ở Bạch Hạc, Việt Trì Bắc Việt sau này do triều Đường mới đặt tên năm 622. Sách “Cựu Đường thư” của Lưu Hú chép:“Phong Châu ở Tây Bắc An Nam, Sở trị là Gia Ninh. Đời Hán, huyện Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ là đất của Văn Lang Di xưa”. Cựu Đường thư đã ghi rõ là Phong Châu ở hướng Tây Bắc An Nam chứ không phải ở vùng Tây Bắc của nước An Nam. Sách “Thông Điển” của Đỗ Hựu đời Đường chép:“Phong Châu là đất Văn Lang xưa, có con sông tên là Văn Lang”. Sách Thuỷ Kinh chú dẫn sách “Lâm Ap ký” chép:“Phía Nam Chu Ngô có giống người gọi là Văn Lang. Họ không biết xây nhà mà ở trên cây (ở nhà sàn), ăn cá và thịt sống, buôn bán các chất thơm. Phía Nam huyện đó có con sông nhỏ tên là Văn Lang cứu ..”. Mãi đến đời Thái Khang triều Tuỳ mới đổi Giao Chỉ thành Giao Châu. Phong Châu trước là quận Tân Xương, sau đổi là Hưng Châu. Đời Khai Hoàng đổi lại là Phong Châu, đến năm Đại Nghiệp thứ 3 gồm Phong Châu vào Giao Châu gọi là quận Giao Chỉ. Như vậy tên Phong Châu này là Phong Châu Hạ mà đời Tuỳ là huyện Gia Ninh. Mãi đến năm Vũ Đức thứ tư đời Đường tức năm 622 mới chính thức lập Phong Châu gồm 6 huyện.

Mặt khác,“Thần phả” xã Tiên Lát, huyện Việt Yên tỉnh Hà Bắc ghi rõ là đến đời Hùng Vương thứ 16 là Hùng Tạo Vương huý Đức quân Lang mới dời đô xuống Việt Trì Phong Châu. Sách Lĩnh Nam Trích quái chép truyện thánh Tản Viên cũng chép là vào thời Chu Noãn Vương (314-255 TDL) thì vua Hùng thứ 18 mới đến ở đất Việt Trì, châu Phong lấy quốc hiệu là Văn Lang. Theo Thông sử dân gian được chép trong “Thiên Nam Ngữ lục” thì Hai Bà Trưng rút xuống vùng Vân Nam và lập căn cứ ở nước Nam Chiếu. Về sau Hai Bà bệnh mà chết. Con cháu và các Lạc Hầu Lạc Tướng dẫn dân quân lui xuống phương Nam tiếp tục mở đất từ Tứ Xuyên xuống Việt Tây tức Quảng Tây bây giờ rồi tràn xuống phương Nam dọc theo dãy Trường Sơn thành lập các vương quốc Champa và Phù Nam sau này. Cũng theo thông sử dân gian thì sau khi quốc gia Nam Việt mất vào tay Hán tộc, con cháu họ Triệu và quân dân Nam Việt theo đường biển từ La Phù, Hợp Phố về tới Đồ Sơn. Tiếng địa phương của chi Au Việt gọi vua là “Chiếu” nên Nam Chiếu có thể hiểu là vua nước Nam. Họ xưng là dân nước Nam Chiếu nên thực hiện chiếu chỉ của vua Nam chống Hán tộc, trong trận thuỷ chiến họ đã giết được viên Thú lệnh của Hán triều. Một số khác trôi dạt ra đảo Hải Nam mà sử sách xưa chép là Hán triều chia ra làm 2 quận Chu Nhai và Đạm Nhĩ. Theo các công trình nghiên cứu thì dân địa phương trên đảo là người Việt cổ chi tộc Lê nên gọi là Lạc Lê, ngôn ngữ thuộc họ Hán Tạng. Chính vì thế mà quân dân Nam Việt dễ dàng hội nhập vì cùng một nguồn cội. Họ cùng nhau tiếp tục kháng chiến chống quân Hán xâm lược nên năm 81 TDL, Hán triều phải bỏ Đạm Nhĩ rồi đến năm 46 TDL, Hán triều lại phải bỏ Chu Nhai vì chịu thiệt hại nặng nề. Hán sử chép lại sự kiện phải bỏ đảo Hải Nam bằng cách bao biện cho việc rút quân của chúng một cách khôi hài láo xược như sau:“Giả Quyên Chi tâu lên vua xin bỏ cuộc chinh phục vì dân Lạc Việt ở Chu Nhai vốn còn man rợ, không khác loài cầm thú, cha con tắm cùng sông, quen uống nước bằng mũi nên không đáng để đặt đất này thành quận huyện ..!. (5)

Từ trước tới nay, chúng ta cứ dựa vào Hán sử mà cho rằng Tô Định là tên thái thú tham lam tàn bạo nên Hai Bà Trưng mới đứng lên chống lại. Đây chính là luận điểm của Hán tộc cho rằng chỉ vì thái thú tham lam tàn bạo nên người Việt mới đứng lên chống lại sự đô hộ mà thôi. Vì vậy, sử sách Hán hết lời ca tụng các viên Thi thú như Giả Tôn trong Đại Việt Sử lược đã bị Tiền Hy Tộ sửa đổi như sau: “Đời Linh Đế nhà Đông Hán 184, người trong châu họp bính đánh Thứ sử. Vua Linh Đế dùng Giả Tôn làm thứ sử. Giả Tôn đến vỗ về hoà hợp được lòng người, cõi Giao Châu trở về yên ổn. Trăm họ ca ngợi rằng : Cha Giả đến muộn màng, khiến ta trước đánh càn. Thanh bình nay đã thấy, nào dám phản cho đang !?” Thực ra có tên thái thú nào mà chẳng tàn bạo tham lam bóc lột dân ta. Hán sử cũng chép là ngay sau khi thôn tính Nam Việt, Hán triều đã chia thành 9 quận để dễ bề thống trị. Thế nhưng việc đặt quận huyện chỉ là trên hình thức, cho dù chúng có bổ nhiệm các tên Thứ sử, thái thú thì cũng chỉ ở nơi đóng quân quanh phủ trị mà thôi. Ngay từ năm 32, Hán triều đã phải bãi chức thái thú Cửu Chân của Nhâm Diên. Hai năm sau lại triệu hồi thái thú Giao Chỉ Tích Quang về rồi cử Tô Định là tên võ quan làm thái thú để đem quân đi đánh chiếm lại những vùng đã thuộc quyền tự chủ của dân ta. Theo thông sử thì năm 39, chính Trưng Nhị cùng các nữ tướng đã chặn đánh tan tành quân Hán ở Trường Sa. Hán sử chép là Tô Định tháo chạy, còn các quan chức thứ sử thái thú chỉ giữ được mạng sống của chúng mà thôi. Sách “ An Nam Chí lược” và “ Thiên Nam Ngữ lục” chép Tô Định bị giết chết tại trận. Hán Đế phải cử Mã Viện làm Phục Ba Tướng quân là chức cũ của Lộ Bác Đức thời Hán Vũ Đế đánh Nam Việt. Điều này có nghĩa là nhân dân Nam Việt đã làm chủ lãnh thổ nên phải cử Mã Viện tiến đánh Nam Việt như Phục Ba Tướng quân thuở trước.

Nhân lúc Hán triều suy yếu, thủ lĩnh các địa phương lãnh đạo quần chúng đứng lên giành lại độc lập tự chủ rồi lần lượt xưng vương. Tình hình Hoa Nam hết sức rối ren, hết Khôi Hiệu rồi Công Tôn Thuật chiếm cứ Ba Thục, Lý Quảng chiếm giữ Hoãn Thành tỉnh An Huy, Duy Dĩ chiếm Hồ Nam rồi Sở Lê Vương … tạo thành một cao trào giải phóng dân tộc. Trưng Trắc, con gái của Lạc tướng Mê Linh thuộc hàng danh gia vọng tộc nên nuôi dưỡng hoài bão “Nối lại nghiệp xưa vua Hùng”. Trưng Trắc lấy chồng tn l Thi (Sách) danh sĩ đất Giao Châu cùng chí hướng, con trai của Lạc tướng Chu Diên là người có chí khí hơn người. Việc liên kết hai dòng họ không qua mắt được quân thù nên khi Tô Định đem quân Hán xâm lược tới phủ trị thì chúng cho quân đến vây bắt hai vợ chồng Trưng Trắc. Thiên Nam Ngữ lục chép: “Khi thấy quân Tô Định thế mạnh, Thi (Sách) khuyên vợ nên đi đường tắt về Hát Môn. Nhân đấy hai chị em kéo về Hát Môn, lập thành luỹ chuẩn bị dụng binh. Thế cô nên Thi (Sách) không chống cự nổi bị Tô Định giết chết, đốt phá dinh thự. Tin dữ truyền đến Hát Môn, chị em Trưng Trắc quyết chí báo thù, truyền hịch đi khắp thiên hạ dấy nghĩa ..”. Năm 39, Hai Bà Trưng đem quân đánh tan quân Hán ở Đô Uý trị huyện Mê Linh thuộc Trường Sa, giết chết Tô Định. Đây là chiến thắng vang dội mở đầu cho các chiến thắng liên tiếp trên các quận huyện. Trong vòng hơn 1 tháng, nghĩa quân đã chiếm được 65 thành trì trên khắp Hoa Nam. Quân Hán cuốn vó chạy dài, Hán triều thất điên bát đảo. Nhân dân suy tôn Trưng Trắc lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh. Trưng Nữ Vương cảm thông nỗi khốn khó của nhân dân nên ban hành chiếu chỉ miễn thuế cho nhân dân 2 năm liền. Sách Thuỷ Kinh chú của Lệ Đạo Nguyên chép:“Trưng Trắc công phá châu quận, hàng phục được các Lạc Tướng, họ đều suy tôn Trắc làm vua”.

“ Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta..”. (6)

Sau 3 năm ráo riết chuẩn bị, Hán triều cử Mã Viện đem đại quân tiến đánh Hai bà. Cuộc chiến diễn ra hết sức ác liệt trên toàn cõi Hoa Nam. Trận chiến cam go ác liệt nhất xảy ra ở vùng Lãng Bạc khi Hai Bà đem quân tấn công quân Hán năm 43, Mã Viện phải rút quân lên vùng đất cao để đóng quân cố thủ. Quân Hán không thích hợp với khí hậu mùa hè phương Nam nên bị dịch bệnh chết nhiều. Tướng giặc Bình Lạc Hầu Hàn Vũ bị bệnh chết, quân sĩ hoang mang dao động. Sợ lâm vào tình thế nguy ngập, Mã Viện lợi dụng quân số đông, lại có thuỷ bộ phối hợp nên y dốc toàn lực liều chết phá vòng vây khiến quân ta bị tổn thất nặng. Hai Bà Trưng phải rút về Cẩm Khê huyện Mê Linh để bảo toàn lực lượng. Trong suốt 2 năm, Mã Viện nhiều lần tấn công nhưng đều thất bại. Cuối cùng theo Hậu Hán thư thì “Mã Viện đem quân đuổi theo Trưng Trắc đến Cẩm Khê, hai bên giao chiến nhiều lần. Quân Hai bà bị thua, Mã Viện giết được Trưng Trắc, Trưng Nhị, đưa đầu về kinh đô Lạc Dương”.

Sự kiện trên phải xét lại vì không những mâu thuẫn với Thông sử dân gian mà còn mâu thuẫn ngay với truyện Lưu Long trong Hậu hán thư. Truyện Lưu Long, phó soái của Mã Viện lại chép rằng Lưu Long đánh đuổi nghĩa quân đến Cẩm Khê, bắt được Trưng Nhị, chém giết hơn ngàn người, bắt đầu hàng hơn vạn người mà không nói gì đến Trưng Trắc. Hậu Hán thư chép tiếp: “ Tháng 11 năm 43, Viện đem lâu thuyền lớn nhỏ hơn 2 ngàn chiếc, chiến sĩ hơn 2 vạn người đánh giặc Đô Dương ở Cửu Chân là dư đảng của Trưng Trắc từ Vô Công đến Cư Phong, chém bắt hơn 5 ngàn người. Lĩnh Nam đều bình định. Viện tâu lên vua rằng Tây Vu có hơn 3 vạn 2 ngàn hộ, vùng xa cách huyện đình hơn ngàn dặm, xin chia làm 2 huyện Phong Khê và Vọng Hải. Vua đồng ý, chỗ Viện đi qua liền vì quận huyện dựng thành quách, đục ngòi tưới tắm để lợi cho dân … Viện điều tấu Việt luật cùng Hán luật sai hơn mười việc. Viện bèn cùng người Việt nói rõ chế độ cũ để ước thúc … Tự hậu, Lạc Việt vâng làm việc cũ của Mã tướng quân. Năm thứ 20 tức năm 44, mùa Thu, Viện thu quân rút về kinh đô. Quân lính trải qua chướng dịch, mười người chết hết bốn, năm…”. Trận đánh diễn ra ác liệt, tướng Đô Dương tử trận. Mã Viện bắt hơn 300 Cừ Soái giải về Linh Lăng. Các thủ lĩnh còn lại biết không chống nổi trước thế giặc hung hãn nên rút dần về phương Nam để tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Hán xâm lược. Hậu Hán thư chép như thế trong khi Nam Việt chí của Thẩm Hoài Viễn lại chép là:“Trưng Trắc chạy vào miền trong thác Kim Khê, hai năm sau mới bắt được ..”. Sách “Việt Chí” cũng chép là Kim Khê ở phía Tây Nam huyện Mê Linh, như vậy thuộc Trường Sa, Hồ Nam TQ trong khi sách Thuỷ Kinh chú lại chép là Cấm Khê. Thần tích làng Hạ Lôi ở Cẩm Khê Mê Linh chép là Bà Trưng Nhị tử trận còn Trưng Trắc chạy lên núi My Sơn rồi hoá. Theo thông sử dân gian truyền tụng đ thnh hĩa hai B thì ngày mồng 6 tháng 2 năm Quí Mão tức năm 43, sau khi dốc toàn lực quyết chiến với quân thù, hai Bà sức cùng lực tận đã gieo mình xuống dòng sông Hát (Hát Giang) tuẫn tiết để giữ tròn khí tiết của bậc anh thư nước Việt :

“ Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo,

Chị em thất thế phải liều với sông ..!”

Sách “ Thái Bình Hoàn vũ ký” gọi sông Hát là sông Chu Diên. “Dư Địa chí” của Nguyễn Trãi cũng chép:“Ở sông Hát có cá Anh Vũ bơi lội tới sông Giang Hán (Dương Tử giang và Hán thuỷ) vì cây Chiên Đàn ở sông Hát cao cả nghìn trượng, rễ lâu năm, gốc dài bám liền tới sông Trương Giang (Dương Tử giang) và sông Hán. Cá Anh Vũ bơi lội thông thương trong hốc đất vì thế ở Hoàng Hạc Lâu có Anh Vũ châu ..”. Như vậy, sông Hát ở đây là ở hạ lưu sông Dương Tử khác với sông Hát sau này ở Bắc Việt nay là Ngã ba Hạc, mà theo tương truyền cá Anh Vũ cũng có tại Hoa Lư là gốc rễ Chiên Đàn nói trong truyện Mộc Tinh trong Lĩnh Nam Trích quái.

Mã Viện không chỉ là một danh tướng Hán chuyên đem quân đi xâm lược để bành trướng đế chế Đại Hán, mà y còn là tên quan thống trị hết sức thâm độc. Để dập tắt mầm mống chống đối, Mã Viện đã vô hiệu hoá mọi phương tiện truyền đạt hiệu lệnh khởi nghĩa của các Lạc Hầu Lạc Tướng Việt, đồng thời triệt tiêu trống đồng vật biểu trưng cho nền văn minh Việt và cũng là biểu tượng quyền uy của giới lãnh đạo thời Hùng Vương. Mã Viện ra lệnh tịch thu tất cả trống đồng của Lạc Việt để đúc “ngựa thép” để dâng lên vua Hán. Sách “ Hậu Hán thư” chép: “Viện ưa cưỡi ngựa hay có tiếng nên khi ở Giao Chỉ, lấy được trống đồng Lạc Việt bèn đúc ngựa thép về dâng vua”. Vấn đề không đơn giản như Hậu Hán thư chép vì trống đồng không chỉ là nhạc cụ truyền thống dùng trong các lễ hội mà trống đồng còn là biểu tượng quyền uy tuyệt đối của các Lạc Hầu, Lạc Tướng thủ lĩnh quân trưởng của địa phương nữa. Tiếng trống đồng là hiệu lệnh tập hợp của các thủ lĩnh Quân trưởng Việt “ Mỗi khi nghe tiếng trống, người người kéo đến như mây ..”. Chính vì vậy, việc làm của Mã Viện là chủ trương trước sau như một của đế chế Đại Hán bành trướng từ Mã Viện đời Hán đến Gia Cát Lượng đời Tam Quốc, Au Dương Nguỷ đời Lục triều và Lưu Hiển đời Minh … Tất cả bọn chúng đều tìm cách tịch thu phá huỷ trống đồng Việt cổ ở những nơi chúng chiếm đóng trên lãnh thổ nước ta.

Bốn năm sau khi Hai Bà mất, Mã Viện vẫn không dập tắt được phong trào kháng chiến của nhân dân ta trên khắp đất nước. Quân Hán phải co cụm lại, xây dựng những thành luỹ phòng thủ như thành Kiển Giang còn gọi là Kiển Thành. Kiển thành có hình dáng giống như cái tằm ở Châu On Lạng Sơn. Ngoài phạm vi thành là vùng tự trị của các Lạc Hầu, Lạc Tướng mà quân Hán không kiểm soát được nên Mã Viện đành phải:“ .. Bèn cùng người Việt nói rõ chế độ cũ để ước thúc. Lạc Việt vâng làm việc như cũ của Mã tướng quân” như Hậu Hán thư chép. Trước tình trạng quân Hán ngày một chết nhiều vì thương vong và dịch bệnh khiến giặc bị tiêu hao thiệt hại nặng nề nên Mã Viện nại cớ “thuỷ thổ Giao Chỉ hơi độc bốc lên đến nỗi chim đang bay trên trời cũng phải rũ cánh sa xuống đất mà chết ..” để rút quân về. Nhận được sớ của Mã Viện, năm 44 vua Hán hạ chiếu cho Viện rút quân về. Trước khi về nước, Mã Viện cho dựng một cột trụ bằng đồng làm ranh giới cuối cùng Hán Việt. Trên trụ đồng, Mã Viện cho khắc 6 chữ “ Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” như để răn đe là nếu cột trụ đổ thì Giao Chỉ sẽ bị tiêu diệt.

Thư tịch cổ TQ chép về “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” không rõ ràng. Nếu trụ đồng có thật ở phía Nam quận Giao Chỉ thì sách sử phải ghi chép rõ ràng và phải còn lưu lại vết tích. Một loạt sách sử Trung Quốc chép gần giống nhau như sách “ Thông Điển” của Đỗ Hựu đời Đường viết:“Phía Nam Lâm Ap đường thuỷ đường bộ qua 2 nghìn dặm đến Tây Đồ Di là nơi Mã Viện đặt đồng trụ để nêu bờ cõi ..”. Sách “Tân Đường thư” cũng chép:“Lâm Ap có châu Bôn Đà Lăng. Bãi lớn phía Nam có 5 đồng trụ do Mã Viện đời Hán trồng. Hình núi như chiếc tàn nghiêng. Phía Tây là là mấy trùng núi, phía Đông là biển cả”. Sách “Thái Bình Hoàn vũ ký” chép:“Mã Viện đánh Lâm Ap. Từ Nhật Nam đi hơn bốn trăm dặm có nước Tây Đồ Di. Viện đến nước ấy lập 2 đồng trụ ở chỗ biên giới Tượng Lâm giáp với Tây Đồ Di. Đường thuỷ thì đi từ Nam Hải hơn 3 nghìn dặm tới Lâm Ap, năm nghìn dặm tới đồng trụ của Giao Châu”. Dã sử thì nói rằng Phù An có sông Đà, sông Diễn. Phía Nam có bãi lớn. Phía Tây có núi Thạch Bi chu vi chừng 10 dặm. Phía Tây liền vói dãy núi lớn, núi non trùng điệp. Phía Đông dòm xuống biển. Trên đỉnh núi, một tảng đá một mình đứng cao chót vót … Theo các sách “Thông Điển”, “Đường chí” .. thì đồng trụ có lẽ ở đấy. Thế nhưng trên đĩnh núi ấy, một tảng đá cao đến 10 trượng, rộng 6,7 trượng. Dân ở gần núi cho rằng tảng đá đó là ngọn núi do trời sinh chứ không phải do con người dựng lên. Vì vậy sách “Thuỷ Kinh chú” cho là “Núi sông dời đổi. Đồng trụ đã chìm vào sông biển ..!”.

Nhà bác học Lê Quí Đôn trong “Vân Đài Loại ngữ” đã viết:“Gọi là phân mao cỏ rẽ vì núi cỏ mọc rẽ làm hai, phía Tây Phân Mao lĩnh là Khâm Châu (Trung Quốc), lưng chừng có cột đồng trụ lớn hơn 2 thước. Có lẽ là cột đồng do Mã Thống đời Đường dựng mà tương truyền đây là cột trụ đồng của Mã Viện”. Sở dĩ Lê Quí Đôn viết có lẽ là vì sách sử đã bị giặc Tàu đốt phá hết nên không còn căn cứ, vả lại nhà bác học chắc chắn đã đọc các sách sử Tàu nói về cột đồng rồi nhưng ông vẫn đặt bút viết theo tương truyền đây là cột đồng do Mã Viện dựng chắc hẳn là có lý do xác đáng để viết điều này. Sử thần Ngô Sĩ Liên trong bộ “Đại Việt Sử ký Toàn thư” đã viết về cột trụ đồng như sau:“Mã Viện đuổi theo đánh các tàn quân là Bà Đô Dương. Tới huyện Cư Phong tất thảy đầu hàng. Viện bèn lập trụ đồng ghi bờ cõi tận cùng của Hán. Đồng trụ tương truyền ở trên động Cổ Lâu thuộc Khâm Châu. Viện có lời nguyền rằng “ Đồng trụ chiết (gãy), Giao Châu sẽ diệt”. Người nước ta đi qua bên dưới thường lấy đá đắp thêm vào, sau thành ngọn núi. Ay là vì sợ nó gãy! Mã Thống An Nam Đô hộ đời Đường lại dựng hai đồng trụ ở chỗ cũ đời Hán, ghi công đức Mã Viện để tỏ mình là dòng dõi Phục Ba …”. (8)
http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=518&Itemid=99999999


Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2010

Chúng mày nghe ai mà phỉ nhổ nước Việt này??????

Trưng Trắc, Trưng Nhị hai Bà ơi
Hát giang chôn chặt một nấm mồ
Thù chồng, nợ nước đòi chưa trọn
Giờ đây chúng bán cả nước non...
Chúng đem Hai Bà đi tế đền Mã Viện
Chúng phỉ nhổ tổ tiên nước Việt hùng
Chúng chà đạp lịch sử Hai Bà tuẫn tiết
Cho vừa lòng bọn thái thú bắc triều
Hai Bà ơi Người có linh thiêng
Xin trở về
Tiêu diệt hết loài phản dân hại quốc
Những kẻ bán nước vinh thân
Ôi Hai Bà ơi sao con chua xót quá
Có linh thiêng xin hãy hiện về!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=4361
Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2010

Triệu Trang, cái tên mới tinh!


Ba cái ảnh của một người, ai am hiểu photoshop xin phân tích giùm ảnh sửa tới đâu. Nhưng mà cô người mẫu này đẹp quá, đẹp hoàn hảo, không tỳ vết. Liệu có thật không nhỉ? Giá có một ảnh gốc và ảnh mặt mộc cũng đẹp thế này thì nhan sắc này cực hiếm ở Việt nam. Đẹp lạ lùng , tỷ lệ vàng cũng đạt quá chuẩn luôn.
Cố này tên Triệu Trang- học ở đại học hành chánh quốc gia , cao 1.76m....
Vài chục năm mới có một nhan sắc này. Nếu là thật thì tui đi cải giới quá.

Đọc tiếp ...

Chó cưng ui yêu quá hà......

Một phần ba số người Mỹ thú nhận khi xa nhà họ nhớ những chú cún của mình hơn nhớ người yêu.

Hãng thức ăn cho chó Pup-Peroni đã khảo sát 1.000 người nuôi chó về cảm giác của họ đối với anh bạn bốn chân này trong cuộc sống. Kết quả mà Reuters dẫn ra đây thật đáng kinh ngạc.

Quan hệ giữa người với chó có thể gần gũi đến mức một trong số 7 người nuôi chó cho biết họ và cún yêu "trao nhau ánh nhìn" ít nhất một lần. Nhiều người nói rằng họ có thể đọc được những biểu hiện trên mặt của chú cún.

Không dừng ở đó. Rất nhiều người Mỹ chọn những người bạn bốn chân khi cần an ủi khuây khoả, chứ không phải bạn bè hay gia đình. Gần hai phần ba tin rằng những chú chó của họ đáng tin hơn cả người bạn thân nhất và hơn 70% thích đi dạo với chó khi đang buồn bực hơn là bù khú bạn bè.

Hơn hai phần ba số người được hỏi nói rằng khi bỏ những chú cún ở nhà để đi du lịch, họ cảm thấy tội lỗi hơn là khi bỏ lại người yêu. Đa số những người được hỏi nói rằng chó mang lại cho họ cảm giác hạnh phúc, được yêu và thư giãn.

Hải Minh

Nhớ nghe nhỏ An Hoài hay chỉ trích tau iu chó hơn người thì đọc cái ni nghen. Tau iu chó thì có gì gọi là tội lỗi nà?

Đọc tiếp ...

Khó nghĩ

Hai trường hợp xảy ra trong thực tế :
Trường hợp 1:
Gia đình nông dân ở tại Hà nam : hai vợ chồng hai đứa con, sống riêng, cách nhà bố mẹ chồng gần cây số. Nhà nuôi ít gà, nhưng chỉ thỉnh thoảng mới dám thịt một con để cải thiện bữa ăn. Luộc con gà chỉ cỡ 1 ký mốt xong vợ chặt hai cái đùi với cái ức để riêng ra đĩa cho chồng đem biếu bố mẹ của chồng. Hai đứa con một 10 tuổi, một 11 tuổi nhìn hai cái đùi gà lom lom, chúng nuốt nước dãi ừng ực. Đứa bé thèm quá xin mẹ nó cho nó cái đùi gà, mẹ nó nhìn bố nó, bố nó trừng mắt đe dọa, con bé nước mắt ngắn dài vì không được ăn. Bố nó vẫn mang đĩa đùi, ức đi sang nhà ông bà nội mấy đứa để biếu( Ông bà nội bọn nó cỡ 60 ngoài chút). Cả nhà đó chỉ còn đầu cổ cánh chân gà và cái xương sống con gà để nhấm nháp. Thằng bố xơi cái cánh, cái cổ gà, con mẹ gặm cái đầu sau khi móc cái óc chia cho hai đứa con, và hai đứa bé gặm gạp cái gì còn lại của con gà với hai cái chân - mỗi đứa một cái.
Chuyện xảy ra ngay thời điểm của Tết 2010. Mình có hỏi nhà ai cũng thế sao? Họ bảo vâng như chuyện đương nhiên là thế. Mình hỏi thêm thế có bao giờ biếu bố mẹ vợ không? Câu trả lời là không!
Mình muốn hỏi các bạn : Các bạn sẽ làm như thế nào? Sử xự như vậy có đúng không?

Trường hợp thứ 2 : Chính bà nội của mình
Chuyện 12 năm về trước, lúc ấy bà 88 tuổi. Bà bị hai lần nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, cao mỡ máu. Bà phải ăn chế độ kiêng thịt đỏ, mỡ. Thỉnh thoảng mới dám cho bà ăn một miếng thịt bò Bít tết bà khoái, còn lại rau, đậu hũ, cá thu, cá đồng, gà ức. Bà gọi tui vào bảo : "Chúng mày còn trẻ, còn ăn được nhiều, được lâu, tao già rồi nên phải được ăn ngon hơn chúng mày." Bà có người tui thuê nấu riêng món kiêng cho bà theo toa bác sĩ. Còn tụi tui thì lúc đó nghèo, cứ rau, bí đi hái ngoài ruộng, cá nục kho ăn miết. Vậy mà tui bị bà mắng thế đấy. Năm nay bà nội tui đã 100 tuổi, vẫn khỏe, hồng hào.

Mình muốn hỏi các bạn : Mình đúng hay sai khi bà mắng mình như thế?
Mình có phải là đứa bất hiếu không?

Tự dưng nghĩ lan man, ngủ không được. Mong ngày mai có nhiều ý kiến để mình giải tỏa bớt suy nghĩ

Đọc tiếp ...

Mẹ chồng- con dâu, cái trò hà hiếp xoay vòng lẩn quẩn.

[[Với những cô gái trẻ, quen lối sống hiện đại, đảm đương chức dâu trưởng như quan niệm truyền thống là một áp lực lớn. Đó cũng là một trong những lý do gây nên mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu ngày càng lớn, nhất là khi cô dâu đi làm việc mà mẹ chồng ở nhà làm nghề tự do hay đã nghỉ hưu.

 

Mỗi thành viên trong nhà có thể chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ, yêu thương nhau nhưng không nên quá phụ thuộc và ràng buộc. Xét cho cùng, mỗi người có cuộc sống và công việc riêng, tự chịu trách nhiệm với hành động của mình, nếu được bao bọc quá, họ sẽ đâm ra ỷ lại, mất hết tính tự lập. Ngoài ra, bố mẹ chồng cũng cần hiểu biết và tôn trọng con dâu, đừng áp đặt làm cho họ cảm thấy quá nặng nề về “bổn phận, trách nhiệm” của con “dâu trưởng”.]]

http://dantri.com.vn/c130/s130-385883/nang-ne-dau-truong.htm
Chạy long tóc gáy cả ngày, bây giờ mới vừa đọc báo thì đập ngay vào mắt bài báo này, nó khiến tui nhớ lại ngày xưa làm dâu trưởng của trưởng họ - chính giấc mơ nặng nề đêm qua đem những ngày tháng khốn nạn ấy trở về ám ảnh tôi trong giấc ngủ chập chờn.
Tự nhiên trong lòng tôi nổi giận, một cơn giận dữ như sóng thần của biển, giá mà ngày xưa đó nhưng tôi là tôi của bây giờ thì có lẽ cái dòng họ ấy bị tôi san thành bình địa.
Sinh con ra, không quản ngày đêm, nâng niu nó, nuôi nó trưởng thành nào có dễ dàng, nước mắt nhiều hơn nụ cười, những tháng ngày bạc mặt vì con đau con ốm. Những âu lo túc trực trong đầu mỗi khi con đi học, đi chơi về muộn. Nó lớn lên thành thiếu nữ xinh đẹp phải lo lắng dạy dỗ kỹ năng sống, bếp núc, gia đình, nghề nghiệp kết bạn, bạn trai bạn gái, nào có dễ dàng cho một bà mẹ đâu? Nhất là người mẹ đơn thân.
Tự dưng yêu rồi lấy chồng, để một bà khác là mẹ của chồng nó ra sức đàn áp nó, đổ lên đầu nó gánh vác hết trách nhiệm của gia đình bên chồng, khiến nó xếch bếch sang bang tệ hơn một con nô tỳ thì làm sao bà mẹ ruột của nó chịu nổi? Tôi chỉ nghĩ thôi, nếu con tôi phải chịu tủi nhục như tôi ngày xưa, là cả người tôi bủn rủn, có lẽ dù nó hận tôi thế nào đi chăng nữa thì tôi cũng phải kéo sập nhà cái người hà hiếp nó. Bản năng làm mẹ là bản năng giữ con của một con hổ.
Cái đất nước này sao còn tồn tại được những cái hủ tục tệ lậu đến kinh người. Con gái, con dâu chẳng phải là con người sao? Chúng nó được quyền bình đẳng trong xã hội và được quyền làm người như con trai của những bà mẹ chồng cơ mà... Công việc, trách nhiệm gia đình xã hội phải được chia công bằng giữa chồng và vợ- giữa gia đình hai bên. Không phải cưới dâu về có nghĩa là mua được con nô tỳ về phục vụ.
Còn mấy ông bà tâm lý gì đó có những câu tư vấn chó gì mà cứ đổ lên đầu đàn bà chịu thiệt thòi đủ thứ vậy nhỉ?
Không biết là may hay rủi, nhưng con gái tôi nó rất ghét lập gia đình. Mà tôi cũng phóng khoáng, nếu nó thích đẻ con mà không cần chồng, tôi cũng vẫn ủng hộ nó, thà cực khổ với những gì tâm đắc còn hơn phí công để làm dâu hiền trong áp lực tinh thần đè nặng.
Cuộc đời tôi cũng là một ví dụ khốn cùng của cái tập tục làm dâu truyền thống- để mang bệnh trong người mấy chục năm không thể chữa, phải sống và đồng hành cùng bệnh với thuốc. Tôi căm ghét cái hủ tục này và tôi cũng muốn nói với các em gái còn trẻ- có chồng cũng như chưa chồng- rằng : Mình chỉ cần có trách nhiệm với bản thân và cái gia đình nhỏ của mình : Vợ- chồng-con. Còn những gì khác liên quan thì hãy để nó vào thứ tự số hai, ba, bốn gì đó. Và ghi nhớ cho kỹ : Cha mẹ mình sinh ra mình không phải để cho người khác có quyền áp đặt hay áp bức mình. Mình tự quyết định lấy cuộc đời mình.
Còn các bà mẹ chồng hãy nhớ cho kỹ : Các bà đã bị khổ thì hãy đem phúc đến cho con cháu, chứ đừng làm ra nghiệp chướng tiếp tục xoay tròn lẩn quẩn. Và đừng bao giờ cho rằng vị trí con trai của các bà cao hơn những cô gái về làm dâu nhà các bà.
Bực quá. Cái quá khứ khốn nạn ấy lâu lâu trở về làm cho tôi phát khùng vì uất hận.

 

Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010

Trăn trở

Là một kỹ sư xây dựng cũng mấy chục năm, những bài học đạo đức từ thời còn ngồi ghế nhà trường,  từ mấy thầy giáo già truyền cho, từ ba mẹ giáo huấn, từ sách vở đã nghiền ngẫm bao năm nay thấy trở thành vô dụng trong cái xã hội này.
Nghề xây dựng là cái nghề mà thằng nào cũng có thể chấm mút, không nhiều thì rất nhiều , từ bên A đến bên B, tới thằng B phẩy và phẩy phẩy.... họ cạnh tranh nhau đến tàn khốc, họ vứt bỏ hết những quy chuẩn tối thiểu quy định trong nghành...
Nhìn thấy chung cư cháy, nhà sập , nhà xưởng đổ như quân cờ đô mi nô và tương lai trong 10 năm, 20 năm nữa những người sinh sống trong những chung cư "cao cấp" sẽ có sự bảo đảm an toàn nào? Công ty xây dựng cũng sẽ buông sớm, phủi tay vô trách nhiệm vì họ cũng chỉ bảo hành có một năm mà thôi , vậy thì xảy ra sự cố sẽ truy cứu ai?
Mình cũng chỉ vì đau đáu với nghề mà đành buông bỏ, không thể vứt bỏ cái đạo đức nghề nghiệp để mà giá nào cũng nhận rồi rút ruột công trình. Bỏ nghề cũng buồn lắm, nhớ cái không khí ào ạt khi thi công gấp rút, những đêm trắng không ngủ để giám sát từng mẻ bê tông , đo từng khoảng cách cốt thép ..mà gào, mà chửi bới, rồi khen ngợi...Những trận nhậu thâu đêm khi công trường thi công đêm vừa xong...Nhớ lắm, nhớ quay quắt...nhưng đành rửa tay buông kiếm quy ẩn giang hồ.
Lan man chợt nhớ hồi đó làm cái nhà máy Doosol  ở Trảng bàng, mình thiết kế cột thép tổ hợp H bản dày 8 mm, thằng chủ hỏi giá, mình tính đúng giá, nó chê mắc. Nó giao thầu cho một thằng tên Thắng, thằng kỹ sư nhỏ híu, chúng nó vì giá nào cũng nhận nên phải rút ruột, nhưng chúng cũng lưu manh, chúng vẽ lại bản vẽ kết cấu và giảm hết độ dày của thép bản tới 50%. Chúng mang tới yêu cầu mình ký chấp thuận thay đổi, mình bảo chúng tính ra ngay trạng thái tới hạn với kích thước của tụi nó đi. Chúng biết rõ nếu tính ra thì chỉ có chết, nên không tính mà cứ xà nẹo theo mình xin mình ký vào, chúng còn hứa chia 3:7 với mình tiền dư vật tư nữa chứ. Không, và không bao giờ...mình nắm cổ áo cả thằng sếp lẫn thằng tớ quăng ra cửa. Bọn Doo sol nghe tụi kia sao đó, giam 50% tiền thiết kế của mình. Đến khi hoàn tất công trình, bọn nó lại yêu cầu mình ký biên bản kiểm tra đối chiếu thiết kế - mình  từ chối thẳng thừng và mình mất 50% thiết kế phí còn lại. Có mấy năm đâu, dầm võng, tường nứt, cột cong, tìm mình để cải tạo lại- dứt khoát, Hương này có thể đói không có cơm ăn, chứ không bắt tay với những kẻ vô loài. Củ sâm mắng mình ngu- giáo điều. Ừ mình thì thế đấy! Không biết tại sao hôm nay mình chợt trăn trở quá với độ xuống cấp của ngành xây dựng Việt nam thế này....
Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2010

Ngày sinh nhật

Từ sáng sớm đã tối tăm mặt mày với ba đống hồ sơ của ba khách hàng mới, rồi chạy đi đưa bà già đi khám bảo hiểm ở Hoàn Mỹ 2  hết đúng 60 phút...Bà già thỏa mãn với bịch thuốc phát của bảo hiểm to đùng nếu phải mua ngoài cũng hết cả triệu bạc, và thời gian khám nhanh gọn, bác sĩ cười nói dịu dàng như rót mật...lâu lắm mới thấy bà già mình phấn khích thế. Mình cũng thấy vui và tức cười. Bà già cứ khăng khăng bảo là tại vì BV Hoàn mỹ nó coi mày như người nhà nên tao mới được đối xử tử tế và phát thuốc đúng bệnh. Mình chỉ cho bà già bao nhiêu người cũng đi lãnh thuốc bảo hiểm toàn là bịch to oành...mà bã không chịu , cứ bảo là vì mình. Bả than thở là mấy bà bạn đi khám bảo hiểm ở Trưng vương  lần nào cũng phải mất cả ngày, phát thuốc chỉ toàn đau bụng với B1. Oạch! Mình cười ngất, chả hiểu đằng mô nào nữa. Nhưng mà cuối cùng thì bà già cũng chuyển bảo hiểm về Hoàn Mỹ là mình yên tâm. Mà mắc cười và nổi nóng khi thằng ranh ở bảo hiểm của Hóc Môn đe bà già là " Tui cấm bà chuyển bảo hiểm của bà về lại Trưng Vương nữa nhé." thằng ôn chừng 30 đổ lại, bà già 75 up! Chả lẽ táng vỡ mõm cái thằng đáng tuổi cháu nội của bà già.
Sau đó dzọt đi đón cún Ti đi sanh non ở BV petcare, lấy mũi thuốc dại về chích cho anh Hồ chí Bốp , mình tự chích lấy.
Đến ba giờ mới xí xọn đi sơn móng tay màu...đỏ bầm....
Ghé chợ mua mấy góc tư đùi gà, 2 ký nếp sáp, ký rưỡi sầu riêng về nấu xôi sầu riêng ăn với gà luộc xé tay, chấm muối.....
Xong một ngày gọi là đặc biệt của mình.
Củ sâm chạy vòng vòng An sương đi mua bánh sinh nhật cho mình nhưng thất bại, lão đền mình một nụ cười ngố ngố, ngượng ngượng và cái hug thật chặt, xíu nữa thì xì hơi! Híc híc....
Con mình bảo, ơ hay mẹ đã nhiều tuổi thế rồi à, cứ tưởng mới 40 thôi chứ....

Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2010

Bồi bút bú buồi bưng bô bịt bùng....

BBC nhắc lại rằng những người ủng hộ đối lập ở Iran từng dùng các trang mạng xã hội và dịch vụ tương tự để tổ chức các cuộc biểu tình sau cuộc bầu cử tổng thống gây nhiều tranh cãi hồi năm ngoái.

Bản thân Mỹ cũng chẳng giấu giếm gì ý đồ của họ. Hành động này  nhằm để "bảo đảm là các cá nhân ở các nước đó có thể thực hiện quyền phổ biến về tự do ngôn luận và thông tin đến mức cao nhất có thể được, Bộ Tài chính Mỹ giải thích.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Neal Wolin, được BBC dẫn lời,  nói: "Như các sự kiện gần đây ở Iran cho thấy, các liên lạc cá nhân trên Internet như e-mail, nhắn tin và mạng xã hội đã trở thành phương tiện mạnh".

Vẫn theo BBC, hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng đã tuyên bố Hoa Kỳ sẽ ủng hộ việc phát triển các thiết bị mới cho phép công dân có thể vượt qua "các hàng rào kiểm duyệt mang tính chính trị áp đặt".

Như vậy, việc Mỹ nới lỏng trừng phạt thương mại đối với  Cuba, Iran và Sudan, cho phép các công ty Mỹ xuất khẩu sang đó những dịch vụ công nghệ thông tin không phải là để giúp họ phát triển mà chỉ là nhằm "tiếp tay" cho các hoạt động chống chính phủ ở các nước này.
Đúng là chú Sam "tốt bụng" thật.

Và lẽ đương nhiên, người ta thường phải cảnh giác với cái kiểu "tốt bụng" bất thường này.

Theo N.Q.U (ANTG)
http://phapluattp.vn/2010031901460818p1017c1078/long-tot-cua-chu-sam.htm

Có những tay nhà báo mà tui phải gọi bằng thằng bồi bút. Đọc bài báo này , tôi chợt liên tưởng đến bọn tàu khựa ngày xưa giúp Hà nội thời chống Pháp không có điều kiện, hòa bình thì giúp miền Bắc Việt nam, đạn dược vũ khí quân trang, lương thực để đánh miền Nam với lý do Việt nam là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa. Bọn chúng giúp đỡ miền Bắc bởi tình "hữu nghị" Việt - Trung không sao? Sao không ai cảnh giác vậy? Và bây giờ hậu quả là chính phủ Việt nam mất bao nhiêu đất biên giới? Hai tay phải dâng Hoàng sa- Trường sa cho bọn tàu . Nguyên một bộ máy an ninh chính trị của VN phải hoạt động ngày đêm để đi bắt những người dân Việt dám mở miệng đòi lại Hoàng sa- Trường sa,  chống lại sự xâm lược của bọn tàu đối với đất nước bé nhỏ này.
Cảnh giác với Mỹ, nhưng thực tế, Mỹ đã chiếm đóng đất nước nào biến nước nào thành thuộc địa của nó? Dã tâm của nó có bằng thằng khốn nạn Trung cộng không? Điều này ai cũng rõ như ban ngày, chỉ có cái đám bồi bút lớp hai ba vẫn gào lên cái luận điệu bẩn thỉu này mà không tự sờ lên gáy mình xem tóc đã dài đủ kết đuôi sam làm tay sai bán nước cho bọn tàu khựa chưa.
Kết luận của tui là : Mấy thằng mặt lồn trâu chửa này ăn toàn phải cứt ngâm nên nó tăm tối như cái lỗ đít thằng Phi.

Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2010

Lan man Tình già

Củ sâm càng có tuổi, Củ sâm càng hiền mới lạ. Tính Củ sâm đó giờ không nói dối được, bởi vậy có gì về cũng tồng tộc mách tớ từ cái cọng tóc tới cái gỉ gì gì.
Hôm nay sau khi Củ sâm bị moi hết tiền, Củ sâm âu sầu về kể lể : Thế là tiền tiết kiệm anh để dành được có một triệu mà mất rồi" Nhìn cái mặt bí xị của Củ sâm thiệt tình tui chỉ muốn cắn cho một phát, càng già tánh nết càng con nít thấy thương.
Tui cũng chẳng hiểu tình cảm trong lòng mình như thế nào nữa, chỉ thấy lo lắng cho Củ sâm nhiều, phải vỗ về, an ủi. Mai coi coi kiếm một triệu bỏ lại bóp cho Củ sâm, tội ghê cơ.

Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2010

Những suy ngẫm về phim lịch sử Việt lại giao cho tàu thực hiện.

Bộ phim truyền hình cổ trang lịch sử Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long do Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành (Hà Nội) và EASTV Hong Kong hợp tác thực hiện, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, đang chạy máy trên phim trường Hoành Điếm, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Đạo diễn Cận Đức Mậu hướng dẫn diễn xuất cho diễn viên Phạm Tiến Lộc (vai Lý Công Uẩn) và hồng nhan tri kỷ của anh trong phim – nữ DV Nguyễn Thụy Vân (vai Lê Thị Thanh Liên)

Ngày 9.1.2010, tổng đạo diễn Cận Đức Mậu (bên trái) cùng Chủ tịch EASTV Đỗ Phương Ninh làm lễ khai máy bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long.

Ê kíp làm phim

* Tổng đạo diễn: Cận Đức Mậu

* Đạo diễn chấp hành (Trung Quốc): Trần Đào

* Đạo diễn chấp hành (Việt Nam): Tạ Huy Cường

 

Các diễn viên chính

            Phạm Tiến Lộc          vai        Lý Công Uẩn

            Nguyễn Thụy Vân      “          Lê Thị Thanh Liên

           

            Hoàng Thanh Hải       “          Lê Hoàn

           

            Nguyễn Khôi Nguyên “         Lý Khánh Văn

           

            Nguyễn Trung Hiếu    “         Đinh Bộ Lĩnh

           

            Phạm Anh Dũng         “          Sư Vạn Hạnh

Phần diễn viên quần chúng là lấy tại Trung quốc.

http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=10970
Bài viết này còn sót lại trên mạng mà tui kiếm được, cách viết có khác hơn bài hồi sáng tôi đọc trên một báo chính thống khác. Bài báo kia nói tới sự bí mật tới cùng của ê kíp làm phim và đạo diễn tàu này.
Trên ti vi dạo này hầu hết các kênh phim đều chiếu phim của trung quốc đại lục, số phim Hồng Kong hay Tai wan chiếm tỉ trọng ít hơn nhiều. Tất cả những khuôn mặt dán mắt vào màn hình xem phim tàu từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác- thuộc về tầng lớp bình dân, ít cơ hội tiếp cận internet hay cáp truyền hình, những người dân lao động chân tay, hay nông dân các vùng miền Tây, miền Bắc, miền Trung. Số lượng tầng lớp này chiếm hơn 50% dân số Việt nam- một nước nông- công nghiệp nửa mùa. Bởi trình độ thấp nên những nội dung, văn hóa của những bộ phim tào lao của tàu dễ thâm nhập vào ký ức họ, tạo thành một mảng văn hóa tiếp cận trung hoa rất gần gũi. Họ có thể kể vanh vách chuyện phim tàu như cháo chảy, nhưng khi hỏi về một vùng miền nào đó cách họ một vài trăm cây số trên đất Việt nam thì họ đều ngơ ngác giống như vùng đất đó chưa hề tồn tại trong tâm trí, hiểu biết của họ. Hay tin bão lũ, hay tin dịch bệnh, hay độ nguy hiểm cho cộng đồng khi có hành vi sai trái đối với họ chả là cái thứ gì đáng nghe, hay nhập tâm bằng các thủ đoạn của các phi tần trung quốc, mánh lới, thủ đoạn đầy dẫy trên các phim tàu chiếu khắp nơi.
Đây chính là chiến lược đồng hóa của bọn tàu thông qua phim ảnh, văn hóa, truyện trên phim để làm mù mịt tâm thức của những người không có cơ hội tiếp xúc nhiều nền văn hóa khác và tạo cho bọn tàu một nền tảng ủng hộ văn hóa của bọn chúng một cách vô thức. Điều này đã được các nhà đài tiếp tay một cách nhiệt liệt và nồng hậu. Thời đại mới bây giờ, chiến tranh súng đạn chưa chắc đã mang lại một kết quả khả quan hơn cuộc thâm nhập bằng văn hóa trong một cộng đồng chiếm đa số. Mà tính ra thì hiệu quả kinh tế lại lớn hơn nhiều so với việc đối đầu bằng vũ lực.
 Tôi không hiểu các chí sĩ của nước nhà có đặt nghi vấn gì về bộ phim nói trên không? Riêng với cái nhìn của tôi, thì đây là một phương pháp tiếp theo để cướp lấy và hoán đổi nền văn hóa Việt sang nền văn hóa trung hoa thông qua một bộ phim lịch sử  của Việt nam. Một thằng đạo diễn tàu thì không thể có cái nhìn trung dung về vị Vua của Việt nam như một nhà sử học Việt nam cả. Vì thế đây chính là cơ hội bằng vàng của bọn tàu và những kẻ có ý đồ bán nước. Chúng sợ hãi đưa tin tức ra công luận, vì sợ những người Việt nam chân chính vạch trần bộ mặt thật của bọn chúng- thế nên chúng đưa bộ phim này dàn dựng một cách bí mật, để có những xảo thuật qua mắt chí sĩ Việt nam trước khi tung ra- chúng đặt lịch sử Việt nam vào một chuyện đã rồi như ngày xưa chúng giúp miền Bắc Việt nam khí tài quân dụng vô điều kiện lúc ấy- để lúc này chúng cướp mất Đảo Hoàng sa- Trường sa.
Sự bức bối dày vò tôi không thể nào yên tĩnh tâm hồn được. Tôi sợ mất nước!
Bộ phim chúng đang làm không hề đơn giản như các bạn nghĩ : Là quốc tế hóa, là nâng tầm kỹ thuật điện ảnh, hay sử dụng kỹ xảo để hay hơn....tôi không tin vào những lý do này...
Các bạn cứ chờ mà xem.

Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2010

Tranh của Hồ Lan ( con gái tui- hem phải tui )




Ai có ý thích mua tui bán. Khung tranh sẽ làm theo ý người đặt hàng.
Đọc tiếp ...

Giới thiệu con nhóc nhà mình làm thắt lưng và bra để múa bụng -




nó làm bán luôn - nếu ai có nhu cầu mua xin cứ liên hệ với mình- con bé tự làm từ A- Z bell- bra.....
Đọc tiếp ...

Nhẹ lòng.....

Chỉ là những dòng thơ, con chữ
Mà khiến ta yêu em đến lệ rơi
Ta bất ổn vì biết em ta đang lang thang mù mịt
Giữa những trò đời dơ bẩn đọa em tôi
Ôi ơn Chúa mang bình an đến
Lòng tôi chùng ra, thanh thản đến đâu đây.



Tặng cho em tôi...17/3/2010
Đọc tiếp ...

Tám

Một cái nick ở Mul là Robbey hình như là thuộc về giới tính thứ ba. Tui đã thấy những ảnh của nó làm tình ôm ấp đàn ông đầy rẫy trên mạng. Hôm nay tui đang bò bò đi đọc tin về hiệp định Paris 1973, đột nhiên thấy nó chòi lên trong inbox tui ca ngợi dâm bà bà Nhũ phì Như, tò mò qua đọc....sau khi đọc những lời tán dương của cái nick Robbey này, nhịn hổng nổi, tui đành còm : "Đĩ tâng Đĩ".
Tối nay nó mò qua nhà tui chửi bới, chợt nhớ bài viết trên VNN " Những câu hỏi độc ác của trẻ con"....tui lại càng buồn hơn.... cái giới trẻ hình như bọn chúng không còn đến một chút tính người hay giữ đến một leo lẻo tôn ti trật tự. Cũng rất may là nó chỉ là một nhóm nhỏ đua đòi trọc phú. Còn rất nhiều nhửng đứa bé khác đàng hoàng điều đó an ủi mình rằng có lẽ xã hội không đến nỗi nào trong tương lai....
Zip có đọc cái này, đừng liên tưởng gì cả- có loại này và loại khác.
Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010

Câu hỏi độc ác từ những đứa trẻ

Câu hỏi xấc xược và độc ác ấy của những đứa trẻ đã minh chứng một cách hãi hùng về một thế giới mà con người bắt đầu không dùng tình yêu thương để xây dựng nó mà dùng bạo lực để thống trị nó. Sức mạnh để điều hành thế giới này đã và đang không còn là chủ nghĩa nhân văn nữa mà là bạo lực. Bạo lực của một kẻ mạnh (những đứa trẻ) đối với một kẻ yếu (con chim) cũng giống như bạo lực của một quốc gia này với một quốc gia khác. Những đứa trẻ hiện diện trước bà tiên tri mù chính là sự hiện diện của độc ác trước một giá trị tinh thần của thế giới. Bà tiên tri mù ấy, trong cách nhìn và suy ngẫm của tôi, chính là khát vọng, là trí tưởng tượng kỳ diệu và ngập tràn tính nhân văn và đó cũng là vẻ đẹp huyền ảo của đời sống thế gian. Và tất cả những điều tốt đẹp này đang càng ngày càng bị đe dọa, thách thức và nhạo báng một cách công khai.

Sự xuất hiện của những đứa trẻ với một câu hỏi xấc xược và độc ác đã gửi cho chúng ta một thông điệp cấp bách: thời đại của bạo lực đã công khai hóa và đang trở thành chiếc gậy điều khiển xã hội loài người. Bạo lực ấy cho đến ngày nay, chúng ta có thể hiểu rộng hơn các phía của nó. Một phía của nó được thể hiện bằng vũ khí và phía khác thể hiện bằng sự áp đặt xã hội con người và đe dọa xã hội con người phải tuân theo những luật lệ có lợi cho một nhóm người hay một quốc gia nào đó.

http://www.tuanvietnam.net/2010-03-15-trang-page

Tại sao? Câu hỏi lớn và sự đe dọa đáng sợ cho chúng ta....


Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010

Bà mẹ tụi lãnh đạo sao câm như thóc thế?????

Trung Quốc hạ thuỷ tàu Ngư Chính giám sát Biển Đông

SGTT - Ngày 6.3.2010, tàu Ngư Chính số 310, loại tàu tuần tra biển tiên tiến nhất của Trung Quốc hiện nay đã hạ thuỷ tại Trạm Giang, Quảng Đông. Tàu này dài 108m, rộng 14m, tải trọng 2.580 tấn, có thể vận hành liên tục 6.000 hải lý trong suốt 60 ngày đêm, chịu được gió cấp 12, tốc độ  22 hải lý/giờ. Tàu được trang bị các thiết bị thông tin, radar v.v... loại hiện đại nhất, có thể đồng thời theo dõi 60 mục tiêu. Boong phía sau tàu được thiết kế để máy bay trực thăng kiểu Z-9A có thể đáp, bán kính hoạt động của máy bay trực thăng là 250 hải lý, khiến từ nay hoạt động tuần tra trên biển của Trung Quốc chuyển sang cả trên biển, trên không.

Sau 4 – 6 tháng hoạt động thử nghiệm, tàu Ngư Chính 310 sẽ được đưa tới Biển Đông, theo phía Trung Quốc là để giữ gìn các bãi đá ngầm ở Trường Sa, quản lý đường hàng hải thuộc vùng biển mà Trung Quốc coi là vùng đặc quyền kinh tế của mình, bảo vệ hoạt động đánh cá và hàng hải tại Hoàng Sa và Trung Sa, giám sát quản lý hiệp định Vịnh Bắc Bộ và xử lý những “sự việc đột xuất”.

Theo Quảng Châu nhật báo, việc hạ thuỷ tàu Ngư Chính 310 đã làm cho việc “bảo vệ chủ quyền, bảo vệ nghề cá của Trung Quốc tại Biển Đông trở nên bình thường hoá, trở thành vũ khí có sức mạnh trong việc bảo vệ quyền lợi hải dương quốc gia, bảo vệ quyền lợi ngư nghiệp và sự hoàn chỉnh lãnh hải quốc gia...” Tờ báo viết tiếp: “Từ nay trở đi dường như mỗi ngày đều có tàu Ngư Chính hoạt động tại Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam)”.

http://www.sgtt.com.vn/Detail30.aspx?ColumnId=30&newsid=64087&fld=HTMG/2010/0311/64087
Bán xong rồi- tin đưa ngon lành. Con đĩ phương nga mồm vẫn thèo lẻo trên ti vi sao câm tịt vậy mày? Biển của ai, đảo của ai?
Đọc tiếp ...

thơ thơ thẩn thẩn ....

Tôi bán rừng đây ai có mua?
Lưa thưa vài ngọn sim với sậy
Có khe không nước chảy mõn mòn
Ai mua tôi bán thêm hai đảo
Còn chút nước nguồn đôi khi ra....

Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2010

Chỉ bắt nạt dân là giỏi- chớ cứu người thì ngoảnh mặt làm ngơ.

Anh Hai, một hàng xóm của nạn nhân cho biết, không lâu sau khi anh xem xong hiệp một của trận đá bóng quốc tế đêm 11/3 thì nghe tiếng nổ và khói lửa bốc ra từ ngôi nhà. Lập tức, anh cùng rất nhiều người có mặt ở hiện trường nhưng toàn bộ căn biệt thự và nhà xưởng được thiết kế chắc chắn, bằng khung thép, phần trên được chắn bằng các tấm tôn nên không ai làm gì được. Mọi người đã liên tục điện thoại cho lực lượng cứu hỏa cầu cứu.

"Đến 3h32, tổng đài 114 có tín hiệu. Gặp nhân viên, tôi vui mừng và báo ngay có cháy lớn ở khu dân cư Thuận Giao. Người này bảo phải dùng điện thoại cố định gọi lại để 'xác nhận' thông tin. Do nhà không có máy, tôi phải chạy kiếm nhà có điện thoại cố định để gọi. Điện thoại có tín hiệu nhưng tiếp tục không ai nhấc máy”, anh Hai cho biết.

Còn anh Vũ Đình Thuỳ (36 tuổi), một công nhân là đồng hương của các nạn nhân ở trọ gần đó cho biết thêm, mọi người xung quanh dùng cả chục chiếc điện thoại gọi về tổng đài 114 nhưng tất cả đều chờ tín hiệu trong sự vô vọng bên tiếng cứu thảm thiết của các nạn nhân. Có người còn nghĩ ra cách gọi nhờ vào số máy 113 của lực lượng cảnh sát cơ động nhờ gọi hộ cứu hoả.

"Sốt ruột quá, khoảng 4 giờ sáng, khi hay tin xe chữa cháy đang trên đường đến hiện trường tôi đã lấy xe máy chạy ra tận ngã 3 Đình để dẫn đoàn xe cứu hoả rút ngắn thời gian đến hiện trường. Nhưng không ngờ mọi việc đã quá muộn…”, anh Thùy buồn rầu cho biết.

Bà Nguyễn Thị Kim, 62 tuổi nói đầy xót xa: "Nếu như ngay sau khi xảy ra cháy, chúng tôi gọi được và lực lượng cứu hoả có mặt ngay sau đó thì có lẽ hậu quả sẽ không đến nỗi nào…”. 

http://phapluattp.vn/20100313023326869p0c1015/dan-khong-goi-duoc-cuu-hoa-trong-vu-chay-biet-thu.htm

Tớ xin có ý kiến :Cái chuyện gọi tới báo cháy hay là gọi 113 ứng cứu thì thà mình tự cứu mình, nếu không cứu được thì đành chết- gọi cho bọn này chúng sẽ hỏi đủ thứ sau đó chúng sẽ hỏi mình ở đâu thì chúng chỉ mình gọi về quận đó- Đây kinh nghiệm cháy nhà xưởng của mình 8 năm về trước- khi bọn họ đến thì khổ chủ còn phải phong bì, cúm núm ra đưa, không có á, chúng nó mắng cho như mình là tội phạm. Cái nhà xường cháy thành than, do thằng đéo nào đốt, chúng không điều tra, mà chúng cứ gọi mình lên xuống khai bỏ mẹ luôn- làm như mình tự đốt. Tám năm sau nó quên tiệt vụ cháy xưởng của mình, còn mình hết 3 triệu rưỡi chúng xin tiền bồi dưỡng chữa cháy sau khi xưởng chỉ còn tro tàn... Ấy thế mà "phản động" thì khỏi cần kêu- cũng cử vài đứa bám theo như đỉa đói.....

Đọc tiếp ...

Ngột ngạt và bức bối

Chuyển hết về nhà, thu gọn vào một mối, thấy mình bớt những đêm ác mộng chạy theo đồng tiền đến đứt thở, bỡi tiết kiệm tiền thuê nhà, tiền điện, tiền điện thoại, tiền lương cho họ đến đọc báo mạng rồi về- nhiều lắm, thật nhiều....Ngẫm lại thấy mình quá phung phí cho những thứ gì không đáng .
Về đây, khách vẫn điện thoại gặp gỡ, báo cáo thuế mình chỉ cần hai tiếng là xong, tiền thanh toán điện thoại internet cũng chỉ là dạo một vòng phố mất gần tiếng đồng hồ. Còn lại thời gian mình đi xem nhà xưởng, chạy cò...trưa về ăn cơm nhà rồi chơi game. Đỡ tất cả các khoản chi vào mồm bọn nó chả được cái gì còn bị chúng nó cho là ngu nữa. Tiết kiệm riêng khoản này cũng trên 5 , sáu triệu bạc một tháng.
Chỉ có một thứ duy nhất : Bản thân mình không được tự do : có thằng em nuôi ở ngoài HN định kéo nó về ở mấy ngày, chị em đàm đạo văn chương thi phú mà mấy anh công an gọi lên gọi xuống : CẤM ! Với lý do, chị còn làm ăn, lôi cái đứa không ra gì về nhà cho rách việc. Nó chả phải thằng tội phạm, nó cũng chẳng phải ăn mày, nó cũng chả phải xã hội đen mà cho dù nó là cái thằng ma cà bông đi nữa, thì nó là thằng viết văn cực hay, kệ mẹ quá khứ nó chứ, giang hồ tứ hải giai huynh đệ, kết bạn chứ làm gì gây hại cho ai mà cấm? Cái gì anh cấm có nghĩa là anh sợ, anh sợ nên cấm. Dùi cui, nhà tù, súng đạn, trát bắt người anh có đủ hết còn tớ có gì đâu ? Ngoài một trái tim đầy yêu thương và bầu máu nóng ( Phải ghi chú thêm là còn cả hai bầu sữa cho đến giờ chưa cạn) Thế sao phải cấm? Còn cả cấm được gặp mặt nữa. Mèng, chắc thằng em nuôi gan bàn chân nó có chín nốt ruồi xếp hình chữ Vương hay sao mà sợ nó quá thể. Của đáng tội, mình lại yêu quý cái thằng nhóc con của nó như con mình cho dù mới gặp có một lần hồi hai năm về trước ấy.
Lẩn quẩn suy nghĩ mà bực mình, tại sao mà mình muốn đi ỉa lại bắt mình phải nhịn đái thế không biết....bức bối.....
Gặp mấy thằng cộng nòi xênh xang nhà cao cửa rộng nhưng dán ngay trán chữ trọc phú to  tổ bố.....cái gì cũng có trừ Văn Hóa.
Thôi thì luẩn quẩn làm vườn giết thời gian mà cũng khỏe người lên- chỉ bức bối có hai chữ : TỰ DO.... tìm mãi chẳng thấy đâu....Ngột ngạt cái quyền làm gia súc trong trang trại.
Lấy đá lớn ghè đá nhỏ tóe lửa, rớt ngay chân mình, đau điếng...tỉnh mộng làm người....hóa ra mình chỉ là gà thả vườn đáng giá 35 ngàn đồng một ký....


Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

Pháp luật chơi công an

Viết đúng sự thật sẽ được pháp luật bảo vệ

Nhà báo viết về một cá nhân xấu mà thông tin cả về người thân của họ; viết mà chẳng chứng minh được nguồn tin, hoặc lấy thông tin lớt phớt thì không có pháp luật, hiệp hội nào bảo vệ được.

Lần đầu tiên tại Hà Nội diễn ra một hội thảo khoa học quốc tế đề cập trực tiếp tới vấn đề “chống xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, đăng tin sai sự thật trên các phương tiện truyền thông”.

Lạm dụng thông tin xúc phạm cá nhân

Báo cáo đề dẫn của PGS-TS Hoàng Đình Cúc, Giám đốc Học viện Báo chí và Truyền thông (đơn vị tổ chức hội thảo), cho rằng hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm đang “càng ngày càng gia tăng trên báo chí, cả về quy mô lẫn mức độ trầm trọng”. TS Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), cũng cho biết mỗi năm Cục Báo chí tiếp nhận và xử lý trên dưới 300 đơn thư khiếu nại liên quan đến nội dung thông tin báo chí. Sai phạm thể hiện dưới nhiều hình thức, chẳng hạn đưa tin một cá nhân vi phạm pháp luật nhưng đồng thời lại đưa cả thông tin cá nhân về bố mẹ, con cái người đó.
http://phapluattp.vn/20100311124248130p0c1013/viet-dung-su-that-se-duoc-phap-luat-bao-ve.htm
Note : Báo công an chửi Tiến Trung, chửi luôn cả ba mẹ, em Tiến Trung mà chả có bằng cớ đếch gì.http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=702&id=47397
 Tớ đọc cái bài này xong rùi mắc cừi quá!

Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2010

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

Như một món hàng.

Những tưởng lấy chồng ngoại thì một bước lên tiên, giàu có, sung sướng, lại có tiền gửi về đỡ đần cha mẹ. Thế nhưng, sướng đâu chẳng thấy, chị Hiền thành người hầu hạ chồng và hai con của chồng với vợ trước. Nhưng có lẽ điều khiến chị đau đớn hơn cả là không được làm mẹ.

Người chồng kiên quyết không chấp nhận có thêm con vì anh ta đã có 2 con, rằng trước khi kết hôn hai người đã ký cam kết là không sinh con. Lúc đấy, chị mới biết mình đã bị lừa. Có lần, chị chót mang thai 3 tháng thế mà anh ta vẫn bắt phá bỏ, chị Hiền kể lại trong dòng nước mắt lã chã.

Sau 4 năm không chịu được cảnh sống vò võ, làm việc cực nhọc đó, chị quyết định ly dị, trở về nước với hai bàn tay trắng. Tưởng rằng trở về để bắt đầu cuộc sống mới nhưng chị lại vấp phải sự kỳ thị của làng xóm. "Giờ mình chỉ có hai bàn tay trắng lại bị mang tiếng xấu. Không biết đến bao giờ, hạnh phúc mới đến với mình", chị Hiền buồn bã chia sẻ.

Giống như chị Hiền, Linh, 26 tuổi, ở Cần Thơ cũng vỡ mộng sau khi lấy chồng Đài Loan. Gặp nhau qua trung tâm môi giới, cô được biết người đàn ông này muốn tìm một người cùng chăm lo cuộc sống và con cái. Vợ anh đã chết và để lại 3 đứa con. Cô vui mừng đồng ý kết hôn.

Thế nhưng, sang đến Đài Loan, bước chân vào nhà cô bàng hoàng gần như muốn xỉu khi chứng kiến 2 trong 3 đứa con của chồng bị tàn tật nặng, chỉ có thể nằm bất động trên giường. Cô trở thành ôsin ngay ngày đầu bước chân về nhà chồng.

"Công việc quá cực nhọc, làm việc quần quật từ sáng đến tối. 2 năm, suốt ngày chăm sóc 2 đứa trẻ tật nguyền, cuộc sống với mình giống như địa ngục. Không thể chịu được, mình bỏ trốn về nước", Linh tâm sự.


Đọc tiếp ...