Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009

Tủi phận

Đã tự dặn bao lần, đừng để trái tim quá xúc cảm mà tự mình hại mình, nói mãi không nghe.
 Xúc cảm làm chi để bị tổn thương vì chính những người ruột thịt?
Oàng oạc cái mồm nhưng chẳng làm được chi, nước mắt vẫn đong đầy những đêm dài thao thức.
Tại sao?
Trái tim còn yêu thương nên còn đầy đau đớn, hỡi tôi ơi, sao ngu dại cả đời.
Ai đã bỏ vào đầu con tôi sự căm ghét mẹ nó? Tại tôi chăng? Tôi đã làm gì ? Số phận hay kiếp trước tôi là kẻ mắc nợ?
Không trai gái, rượu chè, hút sách, cờ bạc chỉ chăm chắm cái gia đình, không chơi bời phá của của mẹ cha ( có đâu mà phá) nhưng chẳng bình an, tóc đã chớm bạc, gối đã mòn đôi khi quỵ xuống....
Mấy chục năm lăn lộn giờ có nhà rộng vườn xinh, xe cộ đầy đủ, vẫn nuôi con đi ăn học tới giờ, cái tuổi của con gái đã phải chồng con lo toan gia đình rồi. Nó vẫn chơi, mình vẫn cày cật lực. Để nó căm ghét mình vì mẹ nó còn chưa vươn lên làm thánh.
Mới sáng đầu năm mà nước mắt đã rơi rồi.
Mình còn chưa bao giờ đuổi nó ra khỏi nhà như mình đã từng bị đuổi ....Chưa bao giờ làm gì khiến nó phải tủi hổ .....
Câm nín, nhịn nhục mấy chục năm, vẫn còn hà hiếp mình...Họ khôn lắm, hà hiếp không bằng bạo lực tay chân, mà họ đánh ngay vào bản chất yếu đuối của trái tim mình, và cái đầu nhạy cảm của mình.
Đọc tiếp ...

Ông sở giao thông Sài gòn ráng mở mắt coi mấy cái clip nầy nghen.



Bà mẹ mấy thằng ngồi trốc nó biểu tại xe hơi gây kẹt, bữa nay bà đi dạo coi sao, nhịn kẹt xe hơn 2 tiếng.

Mấy thằng con chửi mẹ mày vô văn hóa, giờ mẹ mày chứng minh mấy cái văn hóa của chúng mày nghen.


Lúc này là hơn hai tiếng òi, mắc đái cứng ruột mà vẫn còn cố làm thêm tăng ni nữa. Xem đi, chống mắt lên mà xem- đường báo hiệu chỉ cho xe hơi tốc độ nhanh, cha con chúng mày lao dzô, chen đường còn chạy ẩu. Đèo mẹ, lên mặt dạy bà văn hóa- văn hóa cộng sản bà mày có dzậy thui, tụi nó dậy tao chừng đó hà! Ặc ặc!
Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2009

Tận thu tận thu lại tận thu.

Quan sát tại ngã tư các tuyến đường nội thành trong giờ cao điểm thì dễ dàng thấy những cảnh xe ô tô xếp hàng dài qua nhiều đoạn đường, chắn cả ngã tư vì không còn chỗ “nhúc nhích”, làm tắc nghẽn cả hướng lưu thông vuông góc. Điều này khiến các ngã tư trở thành điểm ùn thường xuyên dù đèn giao thông vẫn hoạt động tốt.

Quan sát trên các tuyến đường thì xe ô tô thường chạy 2 làn mỗi chiều vì quá nhiều xe cùng di chuyển, dù trên đường chỉ có 1 làn dành cho xe ô tô. Nhiều lúc, xe ô tô còn xếp kín mặt đường, chỉ dành cho xe máy một khoảng rộng chừng 0,5m để len lỏi hoặc buộc xe máy phải chạy lên vỉa hè vì chẳng còn tấc nào để “len”.

Điều này chứng minh cho nhận định của giới chuyên môn là: ô tô mới chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc ngày càng nghiêm trọng tại TPHCM. Đại biểu Ngô Minh Châu, Phó giám đốc Công an TPHCM cũng đồng tình quan điểm trên và lo ngại nếu TP không kiểm soát được sự tăng trưởng của ô tô cá nhân thì vài năm nữa TP sẽ kẹt cứng chứ không chỉ ùn tắc.

Ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thì tiếp tục than thở về hệ thống hạ tầng yếu kém, không đủ năng lực tải lượng xe quá lớn và tăng quá nhanh hiện nay của TP.

Chính vì thực tế trên, các đại biểu đều đồng tình nên nghiên cứu và nhanh chóng triển khai các biện pháp hạn chế xe cá nhân, mà đầu tiên là thu phí xe ô tô cá nhân do TPHCM đề xuất.

Ngoài ra, TP cũng đề xuất cấp Giấy chứng nhận quyền mua xe cho người dân để quản lý các phương tiện đăng ký mới, hạn chế tình trạng số lượng phương tiện tăng quá nhanh...

Một số đại biểu khác thì đề xuất lại phương án cho áp dụng cơ chế đặc thù, tăng cao mức phạt vi phạm luật lệ an toàn giao thông tại TPHCM. Có như thế mới có thể nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân, cải thiện tình hình lưu thông bát nháo như hiện nay.

Tuy nhiên, chỉ đạo tại cuộc họp, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho là hạn chế xe cá nhân cũng phải có lộ trình, song song đó phải phát triển hệ thống vận tải công cộng đủ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Còn việc cấp Giấy chứng nhận quyền mua xe thì phải có phương án cụ thể, chính phủ sẽ xem xét tính khả thi...

Cũng tại cuộc họp, đại diện Bộ Công an cho là lực lượng cảnh sát giao thông tại TPHCM hiện quá mỏng. Với một TP có gần 10 triệu dân (thường trú và tạm trú) thì 600 CSGT là quá ít. Trong thời gian tới, TP sẽ được tăng thêm 1.000 CSGT để tăng cường lực lượng giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

Tùng Nguyên

http://dantri.com.vn/c20/s20-369979/tang-phi-tang-phat-de-chong-ket-xe.htm

Thử tính coi :

1/  Số phải chi : Tính với giá trị nhỏ nhất.

1-1. CSGT làm trực tiếp:

1600 thằng CSGT x 2.500.000 đ/tháng = 4.000.000.000 đồng = 4 tỷ

Một năm là : 4 x12 tháng = 48 tỷ

Phụ cấp các loại : 30% x 2.500.000 x 1600 thằng x 12 tháng= 14 tỷ 400 triệu/ năm

1-2 CSGT làm gián tiếp : Văn phòng, thu phạt, giam xe, linh tinh:

1600 thằng x 12% = 192 thằng

Lương : 192 x 2.500.000 đồng x 1.2 ( hệ số phụ cấp)x 12 tháng = 6.912.000.000 đồng

/năm

1-3. Chi phí văn phòng, điện nước, giấy má, in ấn biên bản phạt :

(48 tỷ+ 14,4 tỷ+ 6,912 tỷ ) x 5% =  3,47 tỷ.

1-4. Trang bị xe mô tô, xăng, ô tô cho bộ máy 1600 thằng

400 mô tô x 29.250.000 đồng/mô tô = 11.700.000.000 = 11 tỷ 700 triệu

200 ô tô x 500.000.000 đồng/ ô tô = 100.000.000.000 = 100 tỷ đồng.

Nhiên liệu sử dụng :

400 moto x 150 km/ngày x 1 lít xăng/22 km sử dụng x 365 ngày x 16.300 đ/lít xăng= 16.225.909.090 đồng= 16 tỷ 230 triệu /năm

200 oto x 15 lít/100 km x 1.5 (150km ) x 365 x 16.300= 26.772.750.000 = 26 tỷ 800 triệu.

Sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ hàng năm;

(16 tỷ 230 + 26 tỷ 800) x 7,8% = 3.917.940.000/năm= 3 tỷ 917 triệu/năm

Tổng chi phí phải chi cho một năm :

[(48 tỷ + 14 tỷ 400) + 6 tỷ 912 + 3 tỷ 470 +( 11 tỷ 700 + 100 tỷ)/10 +( 16 tỷ 230 +26 tỷ 800) + 3 tỷ 917 = 131 tỷ 429 triệu.

Giá trị đầu tư cho trang thiết bị cơ động được kháu trừ 10 năm chưa tính tới lãi suất vay cơ bản.

2. Tổng thu :

2-1-Thu từ phí lưu thông xe hàng năm:

200.000 xe x 5.000.000 xe / năm = 1.000tỷ ( máy tính hết số, quy ra đô la cho dễ.)

266 USD x 200.000 xe = 79.800.000 đô la mỹ.

800.000 xe gắn máy x 500.000 xe/ năm = 400.tỷ đồng.

2-2 Thu từ phạt :

1.000.000 xe x 200.000 đồng x 2 lần năm= 400 tỷ.

Tổng thu : 1.800 tỷ đồng.

3 Lợi nhuận thu được :  Tổng thu trên tổng chi phí bỏ ra.

1.800 tỷ / 132 tỷ = 13,66 lần.

Như vậy không có một nghành nghề kinh doanh nào lãi khủng khiếp như nghề ra nghị quyết cả. Ra một phát, đầu tư 1 vốn tới 14 lời! Không làm thì phí hoài tận thu tới bến.



Đọc tiếp ...

Tui khùng mất.

Ôi cọng sản ơi cọng sản! Cọng tàn bộ tài sản của dân dâng vào túi mấy cha! Móa ui thấy mấy con Bắc kỳ Hà lội nó mua hột xoàn giống tui đi mua rau muống dễ sợ! Chơi trả tiền đô la Mỹ xấp xấp xấp....nhìn thấy tự dưng nổi lòng tham mún cướp đéo chịu nổi.
Nhìn lại mình thấy tủi, mang cái hột chút chéo bán lấy tiền.
Nghe chúng nó nói với nhau sẽ bay ra Hà lội ngay trong ngày, chỉ là đi shopping Sài gòn mua nữ trang cao cấp, éo mẹ còn mấy đứa toa toa hơn nó shopping bên trời Âu, trời Mỹ.
Bà mẹ làm gì cho giàu thật giàu hè? Tui mua lại hết đất đai của bầu Đức đem trả lại cho dân bị đuổi vì dự án của nó...mua lại luôn cái nhà nước chớ hổng thèm quánh nhau lật đổ bà mẹ gì cả cho khỏi phiền não với cái điều 79.
Nếu tui mà có quyền năng trong tay như thần Đèn của Aladine thì đù mẹ tui phá hết, san bằng mấy cái dự án chó má của mấy thằng ngu ngồi trên chốc kia, quy hoạch lại hết kể cả dân số vùng miền cũng như vùng kinh tế để dân bớt khổ.
Đêm nào cũng nằm mơ thấy vùng trắng do lũ quét, những cánh tay chấp chới trong nước cuốn kêu cứu. Đù má mấy thằng giàu có chết đâu? Toàn dân nghèo, vì nghèo mà bị đẩy đi vào vùng nguy hiểm. Một làng bị chết sạch, chỉ còn lại vài người do đi trông rẫy trên núi cao mà còn sống. Cha xứ kêu gọi con chiên cùng nhau lội rừng hai ngày đêm vào để chôn người chết. Đau chi mà đau quá.
Nhịn bao ngày, câm như hến...chừ nhìn bọn con cán bộ cọng sản đi mua sắm thế, đéo làm sao nhịn nổi nữa! Chúng lấy thuế của dân kinh doanh, lỗ cũng chả sao, đâu phải tiền chúng? Nhưng túi chúng thì căng phồng đô la xanh....đéo mẹ.....khốn nạn quá.
Ai phản đối chúng mày, thì chúng mày lại ghép tội đại phản nghịch theo đúng bài thằng tàu.
Địt mẹ! Tao chán quá............

Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2009

Vớ vẩn

Mấy ngày nay bị rơi vào trạng thái trầm uất khó chịu vô cùng, không còn một chút nào hứng thú viết lách này kia như mọi ngày. Có lẽ do áp lực của tiền bạc cuối năm khiến mình ra nông nỗi "tay nhặt lá chân đá ống bơ" . Kẻ nợ mình mặt trơ ra hông trả, người đòi mình, mình mắc cỡ, buồn thiu. sắp lương, thưởng, tiền văn phòng nợ mấy tháng, nghĩ là nhức đầu bưng bưng...bó tay không giải quyết được bất cứ điều gì. Chả lẽ cứ cầu nguyện với Chúa ném xuống cho con vài trăm trả nợ, cũng không được. Thôi thì mông lung ngồi hút thuốc phì phà.
Chạy long tóc gáy, mụ già ấy cứ câng câng bảo chưa xong, và chưa có tiền để trả. Bực uất đầy bụng, ăn không ngon, ngủ giật mình toát mồ hôi ướt đẫm.
Thôi thì đành lòng lãng quên trong mỗi ngày để còn sống cho nổi. Ôm mấy đứa cún, vuốt ve, lật ngửa nó lên thọc lét để nhìn thấy nụ cười của cún- thật dễ thương, vô tư lự và tràn đầy thỏa mãn. Không biết moi người nghĩ làm sao, chớ với mình, bọn nhỏ y hệt như những đứa con ruột thịt, chúng nó hiểu hết mình nói gì, yêu cầu gì chúng và khi chúng nhìn mình hoặc lấy chân khều khều, mình biết gần như 99% yêu cầu của bọn nhỏ. Bởi vậy có người ghét mình nó lấy cún của mình ra làm bung xung - nó chửi ra rả. Nhưng cái ngữ người ấy trong mắt mình thì nó chả đáng được so sánh với cún của mình. Bởi cún mình nuôi, yêu thương chăm bẵm, nó trung thành với mình tuyệt đối, còn ngữ kia, ăn tới mòn răng tiền mình, cơm mình lại quay lại cắn chủ không buông. Thế đấy!
Hôm qua đọc trên tin tức online, có câu chuyện về người vợ mới cưới ghen muốn chết với con mèo Sisi của nhà chồng, mình lại buồn cười. Chả biết có thật không, nhưng rõ ràng Sisi ấy sống chung với gia đình chồng trước khi cô dâu xuất hiện , tình cảm của mọi người cho Sisi tràn đầy, tự dưng có người mới gia nhập lại ghét Sisi thậm tệ- quả là người kỳ cục. Nhập gia không tùy tục lại muốn mọi người phải tôn trọng lối sống của mình. Có phải quá hợm mình không ?
Mấy đứa nhỏ của mình mà nghe mình bảo " mẹ đâu rồi" là vội vàng chạy lại, ngước cái mặt chó lên, dí vào miệng mình cho mình hôn tới tấp, rồi lăn cù ra, miệng nhành ra tới mang tai, kêu khà..khà..khà , cái lưỡi thì cong lên thè lè ra, bé con con, đỏ hồng, yêu không chịu nổi. Lắm lúc tụi nó mải chơi, hay lười ăn bị mình mắng lớn tiếng thế là nhào đại vào người mình dũi dũi cái mỏ lành lạnh vào chân, vào tay mình. Đâm ra thích chơi với chó hơn nữa.
Lúc nào buồn buồn lại ra ngồi mân mê săm soi mấy mẫu đá quặng sưu tầm được- xem ra thú vị hơn nhiều với ngồi xem ba cái tin lá cải gái gú, hoa hậu môn, hoa hậu cửa đăng đầy trên công cụ tuyên truyền của nhà nước.
Đúng là mình hôm nay cực vớ vẩn, viết linh tinh chả đâu vào đâu, nhưng mà thôi kệ, cho nó quên ba cái chuyện nhức đầu được phút nào hay phút ấy. Đúng là điên khùng thật!



Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009

Tản mạn về Giáng sinh đã qua.

Như thường lệ, năm nào cũng thế, khoảng 22 hoặc 23/12, tôi lại đến nhà nguyện thánh Giuse ở đường CMT8 gần  ngã tư Bảy hiền để xưng tội với Cha, một linh mục rất già và hơi bị lãng tai tí xíu, tôi cứ chọn vào giờ sát trưa để đến xưng tội, để nơi đó không còn nhiều người lang thang ở xung quanh. Tôi không phải là một con chiên của Chúa- nhưng Cha vẫn lắng nghe những lời xưng tội rủ rỉ của tôi kèm theo những lời cằn nhằn về cuộc sống. Cha khum bàn tay vào tai để nghe tôi cho rõ. Và Cha hay cho tôi những lời khuyên răn thật người đời. Tôi kể lể với Cha cả câu chuyện về trái tim tôi rung động với một phi công trẻ, và những tội lỗi mà tôi gây ra cho mọi người. Một lần như thế, Cha kiên nhẫn nghe tôi dông dài cả tiếng đồng hồ, có khi hơn. Nhưng cuối cùng bao giờ Cha cũng bảo, Chúa tha thứ hết lỗi lầm của con....bình an bên Chúa. Nhưng ba năm trước, tôi đến, Cha đã không còn nữa. Tôi bùi ngùi im lặng bên Tương Chúa, vì không còn muốn xưng tội với ông Cha khác. Và chỉ đến nhà thờ nghe lễ giữa đêm.
Hai năm qua thì đã không xưng tội, mà cũng chẳng dám đi dự lễ nhà thờ. Chả lẽ tôi oai phong đến nỗi đi nhà thờ lại phải kèm theo bốn năm anh theo sát đuôi, hoặc đi xưng tội mà kể lể cho Cha nghe, sẵn cho mấy ảnh nghe luôn lời thú tội mê trai? Thôi thì đành bị giam lỏng ở nhà cho mọi người khác không bị làm phiền bởi những cái đuôi oái oăm ấy.
Năm nay tôi hy vọng sẽ được Cha nào đó, già già và tâm lý nghe tôi dông dài kể lể, và đến giữa đêm lại được nghe dàn đồng ca nhà thờ cất cao tiếng hát mừng ngợi ca Thiên Chúa.
Chúa ở cùng con không  Người ơi?

Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

Tiếp


Nhìn thằng nhỏ búng dây thấy lé con mắt!
Đọc tiếp ...

Tiếp cu cậu 12 tuổi.


Bố khỉ, thằng bé tí teo mà chơi nhuyễn nhừ!
Đọc tiếp ...

Thằng bé 12 tuổi chơi tuyệt vời!



Đáng hãnh diện vì chú bé con này héng cha mẹ bé!
Đọc tiếp ...

Let it be!!!!!!!


Tự lấy đây làm một cái gương soi mà đứng dậy!
Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Một cái chợ buôn bán thú hoang của bọn tàu



Pledge to go fur-free at PETA.org.
Không thể xem hết bởi sự tàn bạo của nó! Nhưng muốn post lên đây để cho mọi người nhìn rõ sự tàn ác của họ! Kinh khủng quá.
http://www.peta.org/feat/ChineseFurFarms/index.asp
Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2009

Bài viết hay, đáng để suy ngẫm.

Từ hiện tượng “đi bão”

SGTT - Có người nói, ngày thường, ở thành phố, khi cần mua một lá cờ đỏ sao vàng, không biết phải kiếm đâu. Thế nhưng cứ đến trước mỗi trận bóng đá quyết định Việt Nam vào vòng trong của những giải ‘tầm cỡ khu vực”, là y như rằng, quốc kỳ được bán đầy rẫy dọc các đường phố như hàng xôn. Người buôn bán cũng biết đón trước thị trường có nhu cầu cổ vũ, bày tỏ niềm tự hào “màu cờ sắc áo” của đám đông thanh niên “đi bão”.

Nhiều tờ báo đã dùng các ngôn từ rất bay bổng, đầy cảm hứng để mô tả những “cơn bão” hậu chiến thắng kiểu này. Nhiều nhà báo “dấn thân” hoà vào tâm điểm các “cơn bão” đó để tung lên trang nhất những ghi chép sinh động, nóng bỏng. Truyền hình cũng thế. Các ống kính camera lao vào dòng người chuyển tải niềm phấn khích chiến thắng thể hiện qua các điểm kẹt xe kéo dài hàng vài giờ ngay giữa trung tâm thành phố, phỏng vấn cả lực lượng an ninh đang đứng thản nhiên, vui vẻ thả cửa cho đám thanh niên mặc sức lạng lách, đánh võng. Họ “tạo điều kiện cho người dân ăn mừng chiến thắng”.

Những hình ảnh đó như một gợi ý, bật đèn xanh, cổ suý cho loại thói quen xuống đường “té nước theo mưa”, gia tăng dần mức độ “bão” qua mỗi kỳ giải bóng đá trong thời gian gần đây. Điều gì lặp đi lặp lại trong thói quen đám đông theo dạng này thì sẽ thành tập quán, lối hành xử khó thay đổi – là dịp để đám đông thanh niên giải toả năng lượng qua những màn “biểu diễn” bất chấp sự nguy hại đến tính mạng của mình và người khác, làm tắc nghẽn giao thông, đập phá, hoang phí của cải xã hội…

Việc chờ đợi tỷ số những trận bóng để được ào ào xuống đường cũng thể hiện một tâm lý ngầm bên dưới của đám đông, đó chính là sự thiếu vắng cơ hội bày tỏ xúc cảm, chính kiến cộng đồng; sự nghèo nàn và thèm khát những biểu tượng đem lại cơn thoả mãn nhu cầu được khẳng định, ngưỡng vọng, tự hào. Thực tế ấy còn phơi bày một tâm lý kém tự tin nằm sâu trong tâm thức số đông (chủ yếu là những người trẻ); việc nhận thức về thế giới còn nặng tính ta – địch, thắng – thua; tính thành tích, quy chiếu giá trị: thắng – hào quang cho nước nhà, thua – nhục nhã cho quốc gia…), thiếu sự khoan dung cũng như cái nhìn rộng mở trong những bối cảnh cần bước qua được những tự ti mang tính cộng đồng.

Cũng chính vì thế, mặt ngược lại cũng không lạ mỗi khi đội tuyển Việt Nam thua trận trở về, những gian hàng bán cờ lưu động trên đường phố dẹp tiệm sớm, nhiều tờ báo lên tiếng bêu riếu đội tuyển và huấn luyện viên… Tự hỏi: Chơi đẹp là thế ư? Tinh thần thượng võ và hội nhập trong thể thao đâu rồi? Tự hào màu cờ sắc áo là vậy chăng?

Lòng yêu nước một khi chỉ phụ thuộc vào tỷ số các trận đấu, sự “tự hào màu cờ sắc áo” một khi được biểu hiện qua tiếng gõ thùng, lon, xoong, nồi chập cheng, đinh tai nhức óc và tiếng la hét dậy sóng trên những con phố kèm theo cảnh đánh võng, đua xe như xẹt lửa trên đường hay hô hào náo loạn, thiếu tôn trọng không gian chung trong những “cơn bão” thường kéo dài đến sáng…, nếu nhìn bề mặt thì cứ nghĩ đó chỉ là sự tỏ bày niềm vui quá lớn, nhưng nếu nhìn từ góc độ tâm lý học thì sẽ thấy những biểu hiện bất ổn đang len lỏi trong tâm hồn cộng đồng. Gần hơn, chúng ta thấy rõ hơn những thiệt hại thấy được mà xã hội phải gánh chịu từ những cơn hào hứng hân hoan thái quá này. Một người bạn làm bác sĩ trong bệnh viện cho tôi biết, những đêm sau trận Việt Nam thắng trong các giải khu vực, thể nào phòng cấp cứu bệnh viện cũng quá tải. Rùng rợn hơn, một người chuyên cung ứng nạng gỗ tại TP.HCM đã nói, sau mỗi trận bóng có đội Việt Nam chiến thắng thì cơ sở nạng gỗ của anh đã không đủ cung cấp cho nhu cầu từ các bệnh viện.

http://www.sgtt.com.vn/Detail23.aspx?ColumnId=23&newsid=60844&fld=HTMG/2009/1217/60844
Thấm thía cho những ngày tủi nhục lên bờ xuống ruộng vì biểu tình chống tàu khựa! Và nơi đây họ thả trôi cho dân tình mịt mờ trong điều mà người ta cổ vũ là yêu nước. Cám ơn bạn Vĩnh Nguyên nhà báo dám viết những điều trái lề. Hôm qua mình đã cầu cho đội bóng Việt nam thua để lũ trẻ và những người đi đường không bị gặp tai nạn. Đổi sinh mạng để giữ quê hương điều đó xứng đáng, nhưng đổi sinh mạng vì những trò tầm phào thì không đáng chút nào cả. Sẽ có người bảo mình "việc gì ra việc đó"- nhưng làm sao có thể rạch ròi thế được khi một xã hội chỉ thích tung hô những điều xảo trá?????
Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

ĐỂ ĐẤT NƯỚC MÃI MÃI ĐỨNG LÊN


Sớm nay trời trong nắng đẹp, chúng tôi tới thăm Giáo xứ Vinh Sơn. Xe chạy chừng 30 phút, đường qua cổng Trung Đoàn 66, trung đoàn cũ của tôi có từ những ngày đầu Chống Pháp, đến thời Chống Mỹ, nó như một sinh vật tự tách phôi thành 2 Trung đoàn: 66A và 66B, định ghé thăm nhưng nó không phải mục đích của chuyến đi.
Khu vực nuôi dạy trẻ mồ côi nằm ngay sát nhà thờ do Giá (Soeur) Gabrielle, người Ba Na, năm nay đã 72 tuổi trông coi. Các cháu ở đây được nuôi ăn và học tùy theo lớp, còn phải lao động tự nuôi mình, hoàn toàn tự cung tự cấp. Chuyến đi cứu trợ do con gái tôi vận động lấy đây là mục tiêu chính. Trước khi chúng tôi đến giáo xứ, thì đã có đại diện ở ngay Kon Tum tiếp xúc với nạn nhân lũ lụt nhiều lần, lần này được trực tiếp cả hai phía đều xúc động. Giá nhanh nhẹn chạy lên chạy xuống giới thiệu nơi ăn chốn ở, phòng học của các cháu. Các cháu vây quanh Đoàn, trao đổi với chúng tôi bằng tiếng Kinh, các cháu nói riêng với nhau bằng tiếng Ba Na. Thấy tôi có bộ râu trắng các cháu nắm tay tôi và kêu bằng Bok, đó là cách xưng hô kính trọng với người già. Với người Ba Na từ bok trước kia chỉ để gọi Bok Hồ (Bác Hồ). Một cháu gái tròng vào tay tôi chiếc vòng đồng rất đẹp, chưa kịp cảm ơn cháu thì ai đó đã lanh miệng giới thiệu: Đây là chiếc vòng cầu hôn, (chắc người đó nghĩ tới một bài hát của Trần Tiến). Còn tôi, tôi muốn bỏ vào dấu huyền cho chiếc vòng và gọi đó là chiếc vòng “cầu hồn”, mới hợp cảnh của ông cháu tôi.
Trong vòng vây đầm ấm của các cháu, chúng tôi không còn cảm thấy xa lạ, như người tha hương lâu ngày, gặp lại con cháu trong một cuộc trùng phùng. Tôi thoáng nghĩ tới Đinh Núp, người anh hùng đã kêu gọi dân tộc Ba Na đứng lên chống Pha Lang Sa (Pháp), thời cách đây đã 60 năm, gian nan, đói cơm, đói muối mà trong tim luôn ấp ủ hình bóng Bok Hồ và một niềm tin thắng lợi.
Trần Quý đã viết hẳn một bài ca về Anh Hùng Núp, và Nguyên Ngọc cũng đã lấy Núp làm nguyên mẫu cho tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của anh. Đinh Núp là người vùng này, địa bàn hoạt động của anh ngay chính trên quê hương anh, anh đã cùng đồng bào của anh vượt qua gian khó để đánh thắng giặc Pháp. Thắng giăc rồi, sống trong những ngày cuối đời Đinh Núp cũng được lãnh đạo đia phương cấp cho một căn nhà, anh cũng không đòi hỏi gì, chấp nhận một cuộc sống không thể đạm bạc hơn. Những người lãnh đạo địa phương hẳn cũng thấy thế nên khi có đoàn khách nước ngoài viếng thăm, họ đã vội vàng chở đến cho Núp các tiện nghi khác, như ti vi, tủ lạnh v.v… các thứ mà trong gia đình họ đều có và không có thứ nào đơn chiếc. Tôi nghe nói khi khách viếng thăm đi rồi, họ lại cho xe đến chở những thứ đó đi để cho nhà Núp được thoáng mát như hồi còn ở trong rừng trong buôn.
Có người hỏi Núp những thứ đó đâu rồi? Núp thản nhiên:
“Không phải của miềng. Của nó, nó chở đến rồi lại chở đi chớ sao nữa?”
Thời đánh giặc là thời đất nước đứng lên, còn bây giờ hòa bình rồi là thời đất nước ngồi xuống, ngồi dãi thẻ ra mà đong đếm những gì đã dành được, mà tính toán miếng thiệt miếng hơn, so đo không muốn ai hơn mình, nhưng vẻ ngoài vẫn tỏ ra vô tư như vô sản vậy.

Mảnh đất một thời đã đứng lên, giờ sau cơn lũ khốc liệt. Mức nước dâng sát cầu treo sông Dakbla, hàng 10 mét chiều cao, quét đi tất cả những gì nằm trong lòng lũ, những gì chắn đường cơn lũ, những gì mà nó gặp phải. Hoa mầu, cây cối, nhà cửa, sinh vật, tất tần tật đều làm mồi cho lũ. Cơn lũ đi qua rồi chỉ còn cảnh hoang tàn xác xơ và những câu chuyện kể đầy tính thương tâm và khủng khiếp. Sau thiên tai, mảnh đất này gần như nằm bẹp hẳn xuống và khó gượng dậy nổi nếu như không có chuyện tiếp cứu kịp thời.
Cả nước rúng động trước tin dữ. Những mạng sống chấp chới đó đây, ai có trong tay cái phao ắt phải ném ngay cho người cần cứu, đó là sự tự phát của lòng nhân ái. Hà cớ chi phải tập trung phao lại cho có tổ chức rồi mới ném theo kế hoạch? Liệu lúc đó các nạn nhân còn đủ sức mà với tới phao hay không? Đó là sự vô cảm của những người “bình chân như vại” trước hoạn nạn của người khác nhưng lại được khoác áo tổ chức nhân đạo.
Các cháu mồ côi được Giáo xứ Vinh Sơn và Giá Gabrielle lo cho từng miếng cơm manh áo, còn lâu lắm các cháu mới nên người hữu ích cho Xã hội, nhưng đã sớm tự phải hữu ích với chính mình để tồn tại. Các cháu cần rất nhiều sự chi viện của mọi người, chính các cháu sẽ biết quản lý và phân phối hợp lý cho cộng đồng của mình.
Các cháu ở Vinh Sơn nói riêng và các cháu ở Kon Tum , cúng như ở những nơi cần quan tâm khác, rất mong sự trợ giúp vô tư của cộng đồng để cho một ngày các cháu có thể đứng lên cùng đất nước.
Thích Ảo Diệu.

Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2009

NỖI LÒNG NGƯỜI LÍNH


Chiếc giường vừa đóng xong đã được thử tải trọng




Năm 1994, vác máy lên Điện Biên Phủ làm phim “Chín năm làm một Điện Biên” Tình cờ tôi đã gặp một anh cựu binh Pháp. Dân Mường Thanh kể rằng: Đã nhiều năm nay anh này mỗi lần trở lại Điện Biên đều tìm đến những dấu tích của những chiến hào còn lại, anh ngồi đó và cứ sụt sùi khóc. Rolph Rodel (người Bỉ) nguyên là trung sĩ quân đội Pháp, đã ba lần bị thương và cuối cùng đã bị bắt làm tù binh. Lần này anh sang lại Việt Nam và xin với những người chiến thắng cho anh lập một tượng đài “Chiến bại” kỷ niệm những chiến binh và sĩ quan Pháp đã bỏ mình tại đây. Đề nghị của anh đã được chấp nhận và tượng đài cũng sắp hoàn thành. Khi tôi phỏng vấn anh về trận Điện Biên Phủ thì anh cựu binh này đã trả lời: “Đây là một cuộc chiến lớn. Các anh đã chiến thắng và chúng tôi đã thất bại!”. Ngắn gọn thế thôi, tưởng như không còn gì để thêm bớt, nhưng chắc câu nói đó chưa thể hiện hết những gì trong lòng người lính đã nhiều phen nức nở trước dấu tích một đoạn hào xưa.

Năm nay trong chuyến tình cờ ghé lại Kon Tum, chúng tôi tá túc tại gia đình một anh lính cũ “Cộng Hòa”, là sĩ quan trong Liên Đoàn Biệt động 2, anh đã dự nhiều trận trên dọc đường 14 xuyên suốt mấy tỉnh Tây Nguyên. Năm 1975 anh trở thành tù binh của “Mặt Trận”. Ở trại, anh được trui luyện tay nghề và bây giờ trở thành thợ mộc chính hiệu con nai vàng. Tấm Chứng minh Nhân dân anh được nhận cách đây 2 năm đã chứng chỉ anh là công dân thứ thiệt của Kon Tum. Anh thực hiện các đơn đặt hàng của những gia đình người Ba Na, khi là tấm cửa, khi là chiếc giường. Tiền công có khi được nhận, có khi cho nợ… Theo anh nói vì người ta nghèo khổ quá, không có tiền trả thì cũng chịu thôi. Nhưng có điều, vốn của anh phải đi vay thì vẫn phải trả đều và sòng phẳng. Miễn cưỡng mà làm từ thiện.
 


Con cái anh, trai gái, lớn nhỏ đều rất ngoan ngoãn lễ phép, tôi có nhận xét nó còn hơi hướm giáo dục phong kiến, không được thấm nhuần dân chủ như con cái mấy anh bạn đại tá của tôi. Chúng thường nhìn bạn của bố đến chơi nhà bằng cặp mắt “cá chết”, thậm chí nhiều khi quên cả chào hỏi. Mà ngay con cái tôi, đôi lúc chúng cũng làm bố mẹ phải ngượng với cả bạn bè. Sao thế nhỉ? Cái gì khác biệt của hai nền giáo dục, tạo nên những nền tảng đạo đức khác nhau như vậy?

Vợ anh kể: có lần anh ta đang đèo vợ đi trên đường, chợt nhận ra môt khúc chiến hào xưa, anh dừng xe và giới thiệu với vợ đây là chỗ đã xảy ra trận chiến ác liệt của đơn vị anh, rồi anh nhảy xuống chiến hào và chạy tới chạy lui một đoạn dài…
Tôi nghĩ trong lòng anh này có cái gì giống như trong lòng anh Rodel mà tôi đã kể ở trên. Những cảm xúc mà chỉ những người đã sống giữa bom đạn, giữa cái sống và cái chết mới có được. Chính tôi, tôi cũng đã đứng trên đỉnh đồi Ngã ba Cò Nòi, cảm khái mà phát biểu thay đồng đội về những ngày đằng đẵng suốt gần 6 tháng trời, ngày nào cũng đối mặt với bom đạn, nên tôi dễ đồng cảm với Rodel và anh bạn mới này.
Khi thăm nhà thờ và chủng viện Kon Tum, anh chỉ cho tôi khu vườn chủng viện và kể lại những anh lính Bắc Việt đóng ở đây, bị Sư Đoàn 25 (Quân đội Cộng Hòa, sư đoàn của anh Lý Tòng Bá thì phải?) tấn kích, xác chết đầy vườn, chính ông cha xứ đã vận động người gom xác đi chôn, cha xứ nói rằng: “Phải có lòng xót thương với họ, vì họ đều là người “máu đỏ da vàng” ta cả!”

Anh trao đổi với tôi một điều thắc mắc: Tại sao nhà văn Chu Lai lại có thể tả chiến trận và người lính Cộng Hòa như thế được? Tôi không thể trả lời anh về điều này vì một lẽ tôi không phải Chu Lai. Tôi chỉ có suy nghĩ riêng tư: Đã là người lính thì nhiệm vụ cao cả của anh ta là bảo vệ tổ quốc. Đừng khoác lên người anh ta thêm bất kỳ sắc áo nào khác, nó sẽ làm xấu đi hình ảnh người lính vì anh ta đã phải phục vụ những mục đích riêng tư, thậm chí biến thành kẻ đánh thuê. Đã là lính đánh thuê thì không có kẻ nào vẻ vang hơn kẻ nào.

Một đêm ngủ lại nhà anh, các con anh gom vụn gỗ nhóm một đống lửa, nghe nhạc từ MP3 qua cái loa ngoài, nướng bánh tráng Bình Định chấm mắm và nướng khoai xì xà xì xụp vừa thổi vừa ăn, đứa con gái nhỏ hai lần vào tận giường, mời ông ra vui với chúng cháu. Ngồi với các cháu, hơi ấm của bếp lửa thấm vào tận lòng, tôi nghĩ về tương lai của lớp trẻ và chắc chắn rằng dù có thế nào chăng nữa thì cuộc đời của chúng nó cũng sẽ ít gợn đục và nặng nề như cuộc đời cha ông chúng. Tôi thầm đem điều này trao đổi với các vì sao trên bầu trời khuya Kon Tum và được các vì sao nhấp nháy đồng tình.

THÍCH ẢO DIỆU
 
Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2009

Gửi anh Hoan hình chị Trinh nhà anh,




anh lôi nó xuống save lại hết vào máy anh, xong thì báo H để H xóa album này nghen.
Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2009

Làm báo phải có lòng tự trọng! Tự nâng bi mình cao thêm mấy trượng?

Bản tin Rome Reports TV News nói rằng 2 người họp 40 phút, lâu hơn những buổi tiếp đón nguyên thủ bình thường. Không khí được mô tả là nồng ấm thân thiện, bấât kể chưa lập bang giao và còn nhiều bất đồng. Trong buổi họp, Đức Giáo Hoàng kêu gọi thêm quyền tự do tôn giáo và thêm rằng giáo hội không muốn lập chính sách, mà chỉ muốn rao giảng Kinh Thánh. Rome Reports TV News viết, chính phủ CSVN hy vọng sẽ giảm bớt biểu tình từ phía giáo dân, trong khi Vatican muốn VN cho thêm quyền  tự do tôn giáo. (Photo AFP/Getty Images)
http://www.vietbao.com/

Chủ tịch nước nêu rõ Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của người dân và luôn coi đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 

Chủ tịch nước thông báo, với sự quan tâm của chính quyền các cấp, các tôn giáo ở Việt Nam đều được tạo điều kiện phát triển thuận lợi, trong đó có Công giáo; đặc biệt, với sự hỗ trợ của chính quyền, vừa qua Giáo hội Công giáo Việt Nam đã tổ chức tốt đẹp Lễ khai mạc Năm Thánh 2010.

 

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bày tỏ đồng tình với Huấn từ của Giáo hoàng cho các Giám mục Việt Nam dịp Ad Limina (6/2009) căn dặn người Công giáo là “một giáo dân tốt đồng thời là một công dân tốt” và nhấn mạnh tinh thần “Phúc âm trong lòng dân tộc” tại Thư Chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

 

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng ghi nhận và hoan nghênh Sứ điệp của Giáo hoàng gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam dịp khai mạc Năm Thánh 2010 trong đó Vatican nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ lẫn hiện tại và xin tha thứ…

http://dantri.com.vn/c20/s20-367185/chu-tich-nguyen-minh-triet-gap-giao-hoang-bennedict.htm
Đọc xong hai mẩu tin, thấy lông dài ra tới gối!
Đọc tiếp ...

Một số hình ảnh đẹp của Kontum




Chụp ảnh rất nhiều mà sao thẻ nhớ nó bị cái gì đó, lấy ra không hết- mời cả nhà đi du lịch qua ảnh nghen.
Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

Dòng thác nhỏ chảy suốt từ độ cao 1500 m xuống tới chân núi.




Đọc tiếp ...

Dòng thác nhỏ chảy suốt từ độ cao 1500 m xuống tới chân núi.




Đọc tiếp ...

Nhà thờ Kon Tum, sông, suối, nhà của làng Ba na




Đọc tiếp ...

MOV02709.MPG




Mèng ơi, up load mà hết hơi!
Đọc tiếp ...

MOV02709.MPG




Mèng ơi, up load mà hết hơi!
Đọc tiếp ...

MOV02667.MPG




Đọc tiếp ...

MOV02667.MPG




Đọc tiếp ...

MOV02669.MPG




Đọc tiếp ...

MOV02669.MPG




Đọc tiếp ...

MOV02668.MPG




Quay như con kẹc!
Đọc tiếp ...

MOV02668.MPG




Quay như con kẹc!
Đọc tiếp ...

Photo Album 2009-12-10




Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

Đi lên đèo




Đọc tiếp ...

Vào làng ở Kon Tum




Bắt được thật nhiều nụ cười.... đẹp không?
Đọc tiếp ...

Suối trên đèo.




Đẹp hông?
Đọc tiếp ...

Suối trên đèo.




Đẹp hông?
Đọc tiếp ...

Câu chuyện buồn

Củ sâm hớn hở vì được đi chơi với vợ, nhưng mới tới Ban mê Thuột thì cậu Thanh điện thoại báo ngay lúc ngủ vừa dậy là anh ruột của ổng đã chết cứng, cậu Thanh- người ở chung với anh của Củ sâm- phát hiện ra lúc chưa đầy 6 giờ sáng. Ông anh chết tại Bình Dương, trong căn nhà ông ấy bán trả góp cho cậu Thanh.
Củ sâm không khóc, chĩ hự lên một tiếng và quỳ xuống sàn phòng nghỉ. Tôi sợ hãi, ôm vực Củ Sâm lên giường, mắt nhắm nghiền, Củ sâm lẩm bẩm, tại sao lại sốc thế này,....ta đã chuẩn bị cái ngày này sẽ tới với huynh rồi mà. Nhét vội viên hạ huyết áp, một viên an thần...nhờ chủ nhà trọ cho số điện thoại xe tốc hành về Sài gòn. Xe chạy lúc 9 giờ. Đưa Củ sâm lên xe tốc hành với một nửa lộ phí tôi đem theo để Củ sâm về lo chuyện tang sự cho huynh (Khoảng 4 triệu tám.)
Xe tôi lăn bánh trên quốc lộ 14 đi Kontum, xe tốc hành đưa Củ sâm theo quốc lộ 14 ngược về Sài gòn.
Tôi nhớ lại những ngày tháng huynh ấy còn sống, cho dù huynh hư hỏng, nhưng Củ sâm vẫn còn ông anh ruột để biết rằng Củ sâm không phải một mình trên đất Việt nam này. Tôi chẳng oán giận chi nữa, chỉ thương Củ sâm mất tinh thần mà quỵ xuống. Tôi gọi điện cho người em quen bên công an an ninh phụ trách khối nước ngoài và pháp y cho người nước ngoài lo hết mọi chuyện từ A- Z để Củ sâm của tôi không bị rối rắm khi tôi vắng mặt. Họ lo hết và điện thoại báo tôi theo từng công việc hoàn tất. Trước đây thì tôi luôn gọi điện để họ lo lắng cho những người Hàn hay Hoa sống tại VN mà bị chết, từ quan quách, khám nghiệm, công hàm, chứng tử, hỏa thiêu kiểm dịch...cho rất nhiều, nhiều người....nhưng ai ngờ được lần này lại rơi vào đúng người của gia đình chồng mình, dù sao cũng bị sốc.
Chủ nhật huynh chết, niêm phong mọi thứ, chuyển xác xuống Chợ Rẫy, đưa vào phòng lạnh. Thứ hai công hàm, chứng tử, mổ xác. Thứ ba hoàn tất mọi thủ tục và đem đi hỏa táng. Một chiếc hòm và chỉ có Củ sâm đi theo tiễn đưa. Củ sâm không muốn ai trong Hàn kiều biết cả. Thứ tư, Thanh và Củ sâm mang hũ tro, thuê ghe máy chở ra giữa sông Sài gòn, bốc từng nắm tro cốt của huynh thả xuống sông Sài gòn. Bụi tro bay theo gió, Củ sâm nức hức hức trong cổ họng...cho đến nắm tro cuối cùng....thế là hết một cuộc đời của một con người...tro đã chìm xuống dòng nước trôi đi ra biển, nơi xa quê hương cả vạn dặm đường...qua điện thoại, tôi cắn chặt môi để không cho nước mắt rơi xuống, tôi vẫn đang trên đường đèo heo hút gió đi về.
Cái điều tôi xót xa nhất- tôi chợt nhận ra rằng trên cõi đời này tôi không có người thân ruột thịt, trừ Củ sâm. Bởi tất cả chỉ là sự lạnh nhạt cố hữu của họ. Tôi đã về tới đây, Củ sâm lao vào vòng tay tôi nức nở...tôi cố mạnh mẽ để ôm Củ sâm trong tay ,vỗ vỗ, biết rằng hai ta chỉ còn có nhau. Bây giờ sau liều thuốc an thần tôi mới cho, Củ sâm đã ngủ sau mấy đêm thức trắng...tôi ngồi đây gõ những dòng cảm xúc đang muốn dìm tôi xuống đáy cơn lũ như ở Dakbla .....
Tội nghiệp Củ Sâm, tội nghiệp huynh, và tội nghiệp cả tôi nữa!

Đọc tiếp ...