Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

Ối anh Triết ơi! sao làm cho chúng em xấu hổ không biết độn thổ đi đâu.




Thiệt tình nghe xong quần trong, quần ngoài ướt nhẹp hết....nhịn không nổi. Không thể hiểu nổi tại sao một người mang danh vị Chủ tịch nước mà thiếu hẳn đi một tư chất ngoại giao tối thiểu. Nếu những người mà ông Triết đề cập tới trong bài phát biểu này họ nghe và hiểu được ông nói gì, họ kiện một phát thì tài sản quốc gia đội nón ra đi không dưới tỷ đô la! Thiệt tình xấu hổ chết đi được.
Đọc tiếp ...

Thêm một nạn nhân “vùng lũ” được cứu trợ

Thêm một nạn nhân “vùng lũ” được cứu trợ
Tuy ở vào bình độ khá cao (tầng 11 Chung Cư Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Thành phố Ông Cụ) đáng lý ra ông phải được an toàn, nhưng ông Nhạc Sĩ Tô Hải vẫn dính lũ quét. Tiền nong, của cải không thất thoát gì đáng kể vì cơn lũ này chỉ nhằm quét vào tinh thần ông, (đúng vào lúc ông không còn biết sợ là gì, bao nhiêu sơ hãi ông đổ ráo, đổ tiệt vào cái hồi ký “HÈN”, nên bây giờ ông khá “trơ”). Cơn lũ chỉ làm ông mất NÉT. Hơn một tháng trời ông bị mất Nét, nhưng bài vở của ông vẫn leo lên mạng đều đều, nên những vị chủ trương cắt Nét thấy cái chiêu này cũng khá là vớ vỉn nên đã tự động nạp Nét lại cho ông.
Đúng lúc tôi ghé thăm ông lại còn được chứng kiến Nhà Server (chủ mạng) qua điện thoại đang hỏi thăm ông về chất lượng mạng và yêu cầu ông góp ý chân thành để nhà mạng có dịp thành khẩn tiếp thu… (Có khi còn thu âm lại để làm preuve palpable nữa không chừng?). Đúng là không còn có việc gì để làm, toàn những trò phất phơ, phù phiếm.Nhân chuyến ghé thăm vợ chồng ông, tôi cũng được tai nghe mắt thấy những việc làm, những tài liệu của công cuộc cứu trợ, do những người lo lắng cho ông đem tới. Có em học sinh biếu ông một trăm, ông không nỡ nhận, nhiều bloggers thăm hỏi, giúp đỡ. Có người gửi biếu ông hẳn cái Laptop để ông có thể nằm mà viết.
 “Rùng rợn” hơn nữa có bà xông vào tận phòng ngủ của ông để thăm hỏi một cách trong sáng, đúng vào lúc bà Tô Hải không có nhà, ông đành phải thân cô thế cô mà tiếp khách. Giá như cách đây vài chục năm thì việc làm của bà “ái hữu” nọ đúng là việc làm vô cùng khinh xuất, hậu quả khôn lường.
Đặc biệt có bà “Hàng sáo” trích hàng ra hai chục ký gạo gửi tới biếu ông, cửa khóa không vào được, đành để ngay ngoài cửa. Ồng bà không nói, nhưng tôi nghĩ còn có thể có thùng Mì Tôm, chiếc mền, hay một số quần áo cũ nữa gửi tới an ủi ông (thì quà cứu trợ cho đồng bào vùng lũ vẫn gồm những thứ đó mà). Đó là những tấm lòng dân. Còn nói về những tấm ”lòng quan”, thì bà vợ ông đã cho tôi biết: Ông đã hướng dẫn bà từng bước làm thủ tục đưa ông lên Nhà Quàn Vĩnh Nghiêm, nơi thường xuyên đón tiếp “thập loại chúng sinh” (tuy vẫn phải nạp tiền). Còn những nơi khác thì đối với ông có thể “người ta cấm cửa”. (Điều này chắc Tô Hải nghĩ đến đám tang “không có chữ vô cùng thương tiếc” của cố Trung Tướng Phó Chủ Tịch Quốc Hội).
Ô hô! Một con người và…
Tô hô một chế độ!
Thích Ảo Diệu
Đọc tiếp ...

toan canh ki niem




Đọc tiếp ...

Chụp chân dung các bạn làm kỷ niệm




Cái này sau ba chục năm nữa cả bọn chúng mình sẽ lấy làm hình thờ nghen ! Ặc ặc!
Đọc tiếp ...

hop lop ngay 29-11-009 ki niem 30nam




Đọc tiếp ...

Một câu chuyện nhặt trong mớ chuyện họp mặt năm nay của tui

Anh ấy là lính Hải quân, được cử đi học, học chung với nhau. Bao nhiêu năm nay không gặp, anh ấy vẫn gầy gò như ngày xưa.
Anh ấy đã từng ở Trường sa xây dựng căn cứ đảo...lính thì chết dần vì đánh nhau với Trung quốc.
Bọn Trung quốc dã man vô cùng, nó bắn chìm tàu mình, lính Hải Quân mình mặc áo cứu sinh bơi ra khỏi tàu bị chìm để tự cứu mình. Bọn Trung quốc quay tàu lại không phải để cứu lính Việt nam, chúng không dùng súng để bắn lính mình chết ngay mà chúng ác nhân kinh hoàng, chúng dùng câu liêm thật bén, móc lính mình lên rồi dìm xuống, cả chục lần móc lên dìm xuống lính của Việt nam mình chết không toàn thây trên biển. Anh ấy xuất ngũ bởi nỗi ám ảnh kinh hoàng mà anh nhìn thấy, anh còn chút may mắn nên giữ được mạng sống mình để trở về.
Thì ra ngày xưa anh không dám yêu vì anh bảo " mình còn chưa biết đời mình ra sao, làm sao dám đáp lời." Kim Lan ơi mày ở đâu bên trời Tây Đức đọc được câu chuyện này hãy gọi về cho tao ngay...anh ấy vẫn nhớ mày....và tao đánh những dòng chữ này trong nước mắt, thương mày, thương anh ấy. Kim Lan ơi, con bạn trời đánh mà tao yêu quý bặt tăm đâu rồi? Mày cứ đánh chữ holanhuong mày sẽ tìm thấy tao...tao phải kể cho mày về anh ấy.....
Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

Họp lớp 30 năm




Chụp chung lớp, còn có bi nhiu thui! Mỗi năm mỗi vắng đi một ít, đứa chết, đứa bỏ xứ sang nước khác, đứa bỏ bạn bè theo cuộc chơi khác...hơi buồn ....
Đọc tiếp ...

Chụp thử




bằng cái webcam mới!
Đọc tiếp ...

Vẩn vơ

Vội vàng lướt qua những trang tin ..ờ hờ
Lật từng trang vở cũ xem còn in dấu ngày xưa
Hững hờ xem nhưng không thấy
Âm thanh ồn ào nhưng không nghe
Nhắm mắt lại bỏ quên quá khứ
Và vẩn vơ, tương lai cứ mịt mờ
Đâu có khóc..sao lệ chực chờ trên mi...
Chờ rơi xuống má môi, mặn chát
Lướt phím key board nhưng chẳng biết gõ gì
Ừ cứ thế, muốn ra gì ra thế
Thế gian đã sẵn sầu bi
Thêm chút nữa cũng chưa đầy...
Ừ thì đong thêm chút nữa
Chén sầu đang sóng sánh trên tay....
Thôi thì ngủ mê trong cơn say
Đời vẫn thế, có còn chi mà sợ mất
Vẫn hoang vu như thủa mới chào đời.......

Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

Chuyện ngày hôm qua

Ngày hôm qua hơi mệt vì nhiều chuyện phải xử lý. Tới tối 8 giờ mới đi về, thằng Đẹt nó lại ăn đám cúng nhà nó, nghe nó nói uống có chai bia, thì kệ , lái xe cũng được, không để ý lắm về cái dáng vất vưởng của nó.
Chạy xe vừa ra đến Út Tịch thì biết mình sai lầm khi biểu nó lái về nhà, nó lái cà ngênh cà ngang giữa đường, mình bảo thôi, mày say rùi, đi châm thôi...nó cứ lúc nhanh lúc chậm, lúc lượn vào con lươn sát rạt, lúc thì nó lạng vào lằn trong cà xe bus. Mình căng thẳng như dây đàn sắp đứt, nhộn nhạo hết cả người....từ Tân Bình lên tới Trường Chinh, nó mém xơi ba người.Con bé Chít nó lại ngồi ghế trước,khiến mình sợ hãi thêm trăm lần, lỡ con mình bị sao..... Mình bắt nó đậu lại để gọi tài xế khác ra lái về, nó ỉ nó cầm lái, nó không nghe lời và chạy tuột về tới Thuân Kiều, nó lạng vào hai vợ chồng chở đứa bé. Không thể nhịn nữa, nói nó không nghe, chửi nó không nghe. Một quả đấm vào thái dương nó, nó lạng vào gần lề, may không có ai. Mình chụp lấy cái chìa khóa, tắt máy xe....Cơn đau quặn thắt nó kéo từ bao tử lên tới cổ họng vì do sự căng thẳng và sợ hãi quá mức. Mình gập hết cả người lại vì đau, bò ra khỏi xe. Hai tay mình quíu lại, quắp chặt tê rần...cơn tê nó chạy suốt cả người....lâu lắm rồi cái cơn tê của Histery nó vồ lấy mình. Mình ôm thằng Tutu trên tay mà chỉ chực rớt xuống.
Gọi cho Củ Sâm líu ríu " anh ra ngay phan văn hớn lái xe đưa em về, nó say rồi." Ở nhà ai cũng sợ , lo sốt vó....Nó cứ theo sau lưng lải nhải, "em không có say mà, tại chị sợ thôi"...thằng say đâu có bao giờ nhận mình xỉn. Tức giận, sợ hãi điên khùng, mình hét lạc giọng. Con Chít ôm túi, ôm vai mình bảo " mẹ thở sâu, thở ra hết .." nó đọc theo số của Yoga tập thở để giúp mình. Dịu dần cơn tê quắp người.....
Củ sâm đi xe ôm ào tới, hắn thấy mình ngồi co ro bên lề đường... hắn ôm chặt lấy mình trong tay vuốt dọc sống lưng rồi bóp tay mình cho nó giãn ra....Rồi gần như hắn nhấc mình vaò ghế sau xe, mở túi thuốc lấy cho mình viên thuốc ngậm vào...Củ sâm kêu con ngồi vào xe, hắn lái xe về nhà....mình thấy "ơ hay, Củ sâm là chồng mình hay sao ấy......"
Về tới nhà, mặt mình vẫn còn xanh như đít nhái, con Chít cũng vậy....hai mẹ con đều kinh hoảng.....
Thằng Bình gọi điện suốt cả đêm ...nhưng không ai bắt máy cả....
Sáng nay, Củ sâm gọi mình dậy, mình chợt kêu hắn "Hoàng tử!" Củ sâm cười rạng rỡ, suốt hơn 10 ngày nay, mình lạnh tanh hem nói với Củ sâm tiếng nào....
Hôm qua, con bé Oanh nó bảo mình " Người ta nói đau một, chị cứ suy nghĩ lung tung chị đau trăm, chị tự làm khổ mình...chị hứa với em đừng thế nữa "....Nó nói đúng.

Mình là một con ngốc tử. Người ta nói vầy " Già đầu rồi còn ngu" câu nói ấy cực đúng khi áp nó cho mình. Pink héng, An héng!
 

Đọc tiếp ...

Chia tay nhé lão già khờ!

 Đêm qua, lão vào phòng cách ly, theo như hẹn, lão gọi tao báo an toàn...Tao muốn nói nhiều với lão, mún đưa lão đi sân bay, mún ôm hun lão để rồi chia tay...nhưng tao không thể! Tao canh cái điện thoại lúc 10 giờ đêm, lão gọi báo, nghe cả giọng vợ lão càu nhàu " Dzô tới đây còn gọi chi nữa..bla bla bla" Lão nhấm nhẳng giải thích cho mụ già...lẽ ra tao cúp máy nhưng tao vẫn còn mún nghe giọng lão live một lần nữa nên tao để máy y xì, nghe cho nó đỡ....Lão cúp máy rùi, tao ngẩn ngơ như bị ai cướp mất thằng anh giai về làm nô lệ vậy. Tao đéo khóc, nhưng mà tao thấy mình mất mát, hụt hẫng...Tao mún lên sân bay, túm cổ lão lôi về sềnh sệch...kệ mẹ , sướng khổ gì anh em còn kế cận nhau, hú một cái là tự động xuất hiện. Nhưng mà đời mà, có gặp gỡ thì có chia ly...lão đâu có chết đâu...mà sao tao vẫn buồn thí bà mụ nội. Lão sang xứ đó đàn bà là số 1, hem bít lão bị đè đầu cưỡi cổ tới cỡ nào. Nhưng mà tao vẫn là con em lựu đạn của lão. Lão cứ đi , cố gắng một chút, kiếm tiền bay về bù khú nghen cái lão kia! Bố khỉ, tự nhiên tao cứ bấm cái số điện thoại của lão....nó ò e í, nó bảo số máy này không liên lạc được...
Đù má, tao mất cái gì thế nhỉ.....sao tao buồn chời!
Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009

Con Heo lười ui ...cùng các bạn hàng xóm......

Giúng chị Sun búm há con? À má quên chưa kể con nghe hum qua chửi má chửi lộn. Lang thang đi bộ gần ngay Ủy Ban chờ ký tá, má đâu bít đi đâu, thấy cái nhà cao tầng ngay Nguyễn huệ có bày bàn ghế trên vỉa hè bán cà phê, má ghé dzô, tay ôm con cún Tu, má thấy có thèng tây tóc vàng mũi lõ, dắt con cún to chà bá cũng đang ngồi đó. Má vừa kéo ghế, nói dzí cô bé phục vụ cho thêm hai ghế nữa vì có ba ngừi. Thằng bảo vệ nghe má nói tiếng dziệt, nó sấn lại bảo má : " Tòa nhà Sunwah này cấm không cho mang chó vào, yêu cầu chị mang chó đi!" Má ngớ mặt vì nghe cái tên sao quen quá, mới đứng ra ngoài đường ngẩng mặt lên xem, hóa ra nó ghi Sunwah Tower. Má đi dzô chỗ cái bàn má đặt đít lúc nó nói, hỏi thằng bảo vệ : " anh có thấy thằng Tây mũi ló kia không?" nó bảo "thấy", má hỏi típ :'" Nó ôm theo con gì anh biết không?" Nó bảo " Con chó" - Má mới nói nó " Chúng mày chó hơn cả chó nữa!" , rùi má bỏ đi, nó nói với sau lưng má là " Ông kia là Tây thì khác!".... Khách ngồi ở vỉa hè chửi cái thằng bảo vệ đó um sùm, còn má thì chợt nhớ ra em Sunwah1964 hay ngồi ở đó, nên cũng mất hứng, bò đi lên Nguyễn du Regina ngồi thoải mái.
Mà chỗ ngồi thì ở vỉa hè mà sao đám bảo vệ Sunwah mất dại thế không biết. May mà hôm qua lúc đó đang chia trí cho vụ giấy phép chớ không thì làm to chuyện phá chơi.
Dân Việt nam thật ra lắm kẻ hèn, kẻ ngu, sính ngoại. Giá lúc đó má phun ra tiếng Anh không thì chúng nó chả dám nói gì.....
Câu chuyện thì cỏn con, nhưng nó lại là một cái vết thương của những kẻ sính ngoại tự hạ thấp dân tộc mình....nó rất khó chịu Con Heo Lười ạ. Lẽ ra má viết hết bên note của con, nhưng má thấy nó lạc đề, thôi đành đem về nhà cho con sang đây tám cùng bạn bè cùng má cho vui.
Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Thanh tra xây dựng đi phạt xe dừng bỏ khách- chứ không phải đậu xe.


hinh gochinh 1hinh 2

Hôm nay, tài xế bỏ tui xuống đường Đồng Khởi- chạy vào tè nhờ chỗ đứa bạn, xe vẫn nổ máy, tài xế ngồi trên xe, bật xi nhan phải. Tui vừa mở cửa xuống xe đi ba bước, mấy thằng thanh tra mặc đồng phục màu be, đeo biển số, biển tên ập tới, lấy xe mô tô của tụi nó khóa đầu, khóa đuôi xe tôi. Bắt tài xế trình giấy tờ, tôi quay ngay lại hỏi các anh là ai, họ bảo họ là thanh tra xây dựng, thằng tài xế chả biết gì luật pháp, cun cút trình giấy tờ- lão già nhất bọn thu ngay giấy tờ, chìa biên bản trống bảo thèng Bình đẹt ký, thằng ngu ký ngay vì sợ. Tôi thì mải tranh cãi với thằng trẻ nên không biết là thằng Bình ký biên bản. Tôi không cho, tôi đòi lại giấy tờ, thằng già ném cho một thằng khác vừa trờ tới cầm giấy tờ xe tôi chạy mất. Tôi nổi nóng hỏi "các anh dựa vào luật nào mà thanh tra xây dựng có quyền bắt xe đang lưu thông trên đường???" Lão già chìa cho tôi miếng phô tô tờ báo tuổi trẻ về thắc mắc của bạn đọc tại sao thanh tra xây dựng lại đi phạt xe. Miếng phô tô nhàu nhĩ như giấy chùi đít. Tôi nói: Ở đây có biển cấm đậu xe (Non Parking) chứ không có biển cấm dừng ( Non Stop car) . Theo luật giao thông đường bộ , thời gian cho phép dừng xe thả khách là 180 giây. Tôi chỉ mới mở cửa xe, đi ba bước thì chưa thể nói là tôi đậu xe nơi biển cấm. Tranh cãi với họ, họ đuối lý và bảo tôi rằng ở khu vực này căng lắm, cấm đậu, cấm dừng. Tôi không đồng ý, Lão già bảo nhỏ thằng tài xế " Ghi biên bản 7/12 tới nhưng tối nay chú mày cứ tới, tụi anh giải quyết". Tôi lấy máy ảnh ra chụp, chúng bỏ chạy sạch ngay lập tức.
Chúng nó bỏ đi hết, tôi quyết chí rượt theo chụp cho được mấy cái ảnh tụi nó. Khi tiếp cận, tui giơ máy lên chụp thì chúng lại bỏ chạy, quay mặt đi ...Tôi không chịu thua, theo tiếp tục, và chụp tốc độ nhanh được vài cái.
Tối nay hai đứa lính tôi lên 32-34 Cô giang- quận 1 nộp 90 ngàn- không hề có biên nhận, chúng bắt thằng Bình ký vào tờ giấy với nội dung " Tôi hay đi công tác xa nên ủy quyền thanh tra xây dựng nộp dùm" và không cho lại bất kỳ tờ biên nhận nào cũng như cái biên bản tụi nó đưa hồi chiều. Nhưng tôi đã dự đoán trước nên tôi vừa chụp ảnh lại tờ biên bản, cũng như scan lại nó để làm bằng chứng. Và thằng bé đi theo ghi âm lại tất cả những gì chúng trao đổi cãi cọ. Phần ghi âm tôi sẽ nộp cho ban Chống tham nhũng của chính phủ.

Tối về gặp Võ đắc Danh nhậu, thì ra Võ đắc Danh bị thế tới 3 lần! Thôi, bình luận sau đi, ui đau đầu quá, vừa giận vừa bất mãn, mai sẽ viết! Máy ảnh trở chứng, đéo lấy được hình ra!

12138
Đây là hiện trường chỗ nó phạt , tui dừng xe cách chỗ biển cấm đậu 80 m - số 149 Đồng khởi.
18
Đây- chỗ tui đậu và cái xe này có bọn Tàu nói tiếng Quan thoại thì đứng tỉnh bơ!3
Hai thằng này cầm giấy tờ bỏ chạy, tui rượt theo chôp ảnh nó!4
Chặn đầu nó chộp ảnh thì nó quay mặt đi!2
Rượt theo tiếp.6
Chúng nó chạy mất- lại bắt được nguyên một ổ thế này!75
Thằng nhóc Đẹt đang căng thẳng vì bị chị bắt rượt theo bọn khốn kia!Tham khảo nghị định 146/CP .http://www.saigoncdclub.com/forum/showthread.php?t=5827
Đọc tiếp ...

Kontum

Biết rằng không được nhiều cho số người nghèo khổ Kontum hơn hai vạn người,  hôm nay Kontum trở rét, nhưng trong lòng nhen nhóm chút niềm vui cùng tất cả bạn bè đã chung tay quyên góp vượt kế hoạch đặt ra về chăn mền, quần áo, và bây giờ là gạo.....hơn ngàn người ấm áp trong đám mền gửi tới và rất nhiều người đang được che thân khỏi rét bằng hơn hai tấn quần áo gửi lên. Hương nhận mấy dòng thư ngắn ngủi mà thấy lòng mình chùng lại- ước ao giá mình giàu thiệt giàu như Bill Gate hay Angelina- Brad....
Hình ảnh không dám chụp nhiều, nhiều ảnh quá lắm khi thành ra xúc phạm người khác, ít thôi, tượng trưng thôi nhé các bạn.

Hương ơi!
Kontum trở lạnh và mấy hôm nay cố gắng phát cho hết số gạo Hương đã
gửi ra,phải tìm đúng người cần nhất nên hơi chậm và mình nghĩ thà chậm
còn hơn mình gửi khg đúng địa chỉ thì việc làm của mình khg có ý nghĩa
gì hết,chúc Hương khỏe để có sức ra tận đây thăm cao nguyên và gặp
lại...mình.Mong lắm nhen!Chào. ..



h1h3h4
Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

Cơn giận và nỗi đau

Đồng 5 đô la may mắn của kẻ khác mất đi,(http://holanhuong.multiply.com/journal/item/766/766) đem lại cho tôi nỗi bất hạnh và đau khổ. Đúng , tính dân Bắc kỳ ít khi nào thực tâm nói thẳng với nhau, nhưng tôi đã nói thẳng...và đổi lại là sự ghét bỏ, câm lặng đáng sợ của gia đình. Tôi im lặng và chịu đựng.
Hôm nay nhân một ngày đặc biệt  của gia đình, dự định rủ con em đi ăn linh tinh, gọi điện cho nó, nghe giọng nó lạnh lùng quá, tôi đâm cụt mất hứng và buông máy...Tôi thẫn thờ trước màn hình nửa tiếng...có lẽ tôi là một con đàn bà xấu xa nên tôi bị như thế chăng?
Về đến nhà dù hơi trễ, nhưng chẳng có ai, tôi ném bó hoa lan kỳ công chọn lựa ra đầu hẻm, ai muốn nhặt thì nhặt...Vào nhà mấy phút, tiếc rẻ quay ra, bó hoa đã không còn lăn lóc bên đường, ai đó đã nhặt nó.....mặt đường lặng câm với lũ bụi đường.
Lầm lũi quay vào nhà, ...và tôi thấy cơn giận bùng lên như núi lửa, đồng 5 đô la khốn nạn đó! Chính nó là kẻ đã phá hoại.....
Một nhát dao đâm lại vào vết thương cũ, tưởng chừng như đã liền da, và bây giờ nó đang toang hoác cái miệng đỏ lòm dòm tôi trân trân!
Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Tản mản dân các vùng miền

Vùng miền quê Bắc bộ
Không biết tự bao đời lũy tre, bờ dậu bao quanh các ngôi làng, khiến cho sự giao du giữa làng này làng khác không có tính chất tự nhiên phóng khoáng mà sự giao du luôn có sự phân biệt làng Tre, làng Đoài...., cách  biệt một khoảng không địa lý là cái lũy tre làng, hay cây đa, cây muỗm đánh dấu biên giới làng.
Dân làng sống chung với nhau - từ tính tốt như tình xóm giềng hàng xóm, cho đến ngồi lê đôi mách lúc nông nhàn,  hay mất con gà chửi như xé vải, hay thọc mạch đến gầm giường hàng xóm hay chạn thức ăn láng giềng - từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo thành một tập tục ăn sâu vào xương tủy đó là sự ganh ghét, đố kỵ, sĩ diện hão huyền. (tạm đặt cái cục gạch đây- mai hoặc tối có thời gian viết nốt)- Rùi rảnh òi! Vít tiếp.
Tôi đã có thời gian sống khá lâu ở những vùng quê Bắc bộ những khi đi làm việc....Họ- những người nông dân sống ở đây- coi trọng cái sĩ diện bề ngoài kinh khủng, nhưng cái đáng nói lại là tính xấu thích moi móc nói xấu sau lưng người khác, tạo ra những thảm trạng có gia đình phải bỏ đi biệt xứ vì những tin đồn và sự nói xấu quái ác của làng xóm hay có những cô gái phải trầm mình tự tử vì trót dại chuyện chi đó. Cái thói đáng ghét nhất là bề ngoài thơn thớt ngọt ngào, đằng sau chửi đến cả tổ tiên, ông bà ông vải người mình vừa nói chuyện. Còn tính tiết kiệm thì để dành xây nhà trưng cho thiên hạ cái bộ mặt nhà mình cho hơn người..kế bên -là hàng xóm. Làm cái nhà sau hàng xóm, phải nâng cái nền lên hơn nhà hàng xóm hai ba phân, cái mái hiên phải chòi ra to hơn hàng xóm vài phân ...để làm gì?? Để cho thỏa mãn cái tôi của chủ nhân " Nhà tao cao hơn, to hơn nhà nó" . Hàng xóm tức anh ách, vẫn sang nói trớn "Ôi nhà bác giàu nhỉ, thích quá" nhưng về đến sân nhà mình là đông đổng chửi mèo mắng chó "Mày ỉ nhà có con đi làm có tiền, làm cho rõ to để cúng mả bố mày". Thế đấy, họ đối xử với nhau tốt thế đấy. Cục bấc vừa quăng ra, ông nọ chộp lấy gắn thêm cục gạch, quăng tiếp cho bà nọ, bà nọ gắn thêm cục chì, thế là chuyện con gà rỉa rớt cái lông đến cuối xóm nó thành con gà giận chồng vặt trụi hết lông.
Thế nhưng giỗ chạp, lễ tế, nhà này vẫn chạy sang nhà kia giúp đỡ, cả làng có ghét cũng vẫn hóng mỏ vào mâm cỗ làng, còn phân bì tị nạnh chiếu trên chiếu dưới. Hàng xóm hay người quen đi làm đồng về ngang qua nhà vẫn tạt vào làm cốc nước chè nóng rít điếu thuốc lào, dăm ba câu chuyện đồn thổi - "nhà kia nó làm con gà mà nó chả đem biếu bố mẹ chồng nó cái đùi gà", "con nhà Xuyến vào Nam giờ ễnh cái bụng chưa hoang"...v.v..vv...Những câu chuyện mà chả ai thấy tận mắt, chỉ nghe qua thằng Tèo, con Tẹt con nhà Móng....
Đám cưới dù nghèo rớt cũng phải mời cho đủ xóm đủ làng, nếu còn muốn sống yên ở làng ấy......nếu không thì cưới xong cuốn gói khỏi làng....
Đám cán bộ ủy ban, với công an làng xã là vua một cõi, dân nhà quê sợ răm rắp một phép, còn sợ hơn cả sợ lý trưởng ngày xưa.
Cái khốn nạn ghê gớm ở mấy cái làng quê Bắc bộ là phải đẻ con trai, ai không có con trai thì bị cả làng chế nhạo, họ tống những người chỉ có con gái ngồi mâm tệ hại nhất trong đám tiệc làng...vì thế thân phận người đàn bà vùng quê chả khác gì thân phận con lợn nái.
Người rời quê đi xa kiếm việc làm phải có nghĩa vụ bắt buộc gửi tiền về nhà cho người ở nhà chi dùng, tiêu xài ,việc làng việc xã, dành dụm xây cái nhà kiên cố cho hơn người xây trước, cho dù có đói ăn ở nơi tha hương thì cũng phải nhịn để gửi tiền về- lắm khi chỉ để giải quyết khâu oai với làng. Nông nhàn thì túm năm tụm ba nói xấu người khác, lê đít từ nhà nọ sang nhà kia.
Vùng miền quê Trung bộ :Quảng nam, Quảng Ngãi...
Cũng lắm chuyện, buôn chuyện nhưng dám đối mặt với những lời mình nói- theo kiểu ba mặt một lời.
Họ đoàn kết hơn vùng Bắc bộ, nhưng đối với họ bà con họ hàng là quan trọng nhất, thứ đến mới làng xóm.
Nơi cái xứ quanh năm thiên tai, nhọc nhằn, họ tiết kiệm, họ ráng học hành để thoát ly ra khỏi nơi họ sinh ra, họ chỉ về khi nằm xuống, hay hết đường bám víu. Nhưng họ cũng tôn trọng cái đạo hàng xóm láng giềng tối lửa , tắt đèn có nhau, chia nhau bát gạo, con cá mớ rau...
Họ hung hãn để dành lấy sự sống còn cho họ, họ chỉ chia sẻ cho người có cùng dòng máu, hàng xóm kế cận còn ngoài ra, họ không cần biết người khác sống chết ra sao. Có lẽ cuộc sống quá khắc nghiệt nên tạo ra tính cách đó chăng? Họ cũng có tật nói xấu người khác, nhưng họ nói thẳng ra, và không thèm chơi. Và thêm nữa, thích được mời chớ không thích mời vì sợ tốn tiền. Anh em trong nhà có thể cắt đứt tình nghĩa như chơi nếu như động chạm tới kinh tế hay đất đai thừa kế.
Họ còn có cái tính nói oang oang bất kể là đâu, dù trong bệnh viện hay nơi công cộng nào, họ chẳng quan tâm có ai bị phiền hà gì vì mình hay không. Họ đi tha phương, họ tìm mọi cách co cụm lại sống với những người đồng hương, chứ không thích hòa đồng chung sống với môi trường mới. Cái tính kiêu căng cho mình là nhất cũng rơi vào dân miền Trung. Đàn bà hung dữ cũng nhiều, đàn ông chi li từng xu một.
Và dân miền Trung rất hay tự ái nổi cục, không chấp nhận người khác hơn mình, thiếu đi cái giới hạn thế nào là đủ. Vì đồng tiền họ có thể làm bất kỳ chuyện gì. Mê bằng cấp vô cùng, có thực hay không không cần biết, miễn là có bằng cấp.....
Vùng miền Nam trung bộ :
Đàn bà hầu như trụ cột gia đình, họ phóng khoáng hơn khúc miền Trung kia, họ sống biết người biết ta, có lẽ ảnh hưởng của biển nhiều...tôi đi hoang đàng nơi Bình thuận, Khánh hòa, Phan thiết, tôi chưa bị đói bao giờ, nhà người ta cũng nghèo lắm, nhưng cố vét chút nghêu, sò luộc đãi khách và thật tình. Tính xấu thì tôi chưa biết rõ, vì chưa có cơ hội sống trong làng vài tháng như mấy nơi kia. Nhưng họ không thể, và không thích học lên cao, lên cao...tới tuổi là lao động kiếm sống, họ bằng lòng với cuộc sống của họ.
Vùng miền Tây Nam bộ:
Láng xóm liền lạc, thông nhau thông thống, chẳng có bờ tre ngăn, hay mốc giới chỉ, cùng lắm là có bờ rào bông bụp lúp xúp, ruộng mênh mông.
Sống phóng khoáng hơi quá mức, họ chỉ cần đủ ăn, đủ nhậu chứ không cần làm nhà cho to cho đẹp làm gì, họ sống chân thành, yêu nói yêu, ghét nói ghét. Đãi khách thì thật tình, mời là mời thật chớ không mời lơi như dân Bắc. Một cái tật xấu là không hề ngăn nắp, kỷ luật, ở dơ - họ cứ sống cho thoải mái hôm nay, ngày mai tính sau. Họ có thể cãi nhau đù má đéo bà ầm ĩ, nhưng hôm sau đã thấy khoác vai nhau ngật ngưỡng ca vọng cổ um xùm. Con gái miền Tây nói ngọt như mía, nhưng lại lười lao động, thích ở nhà se sua ăn diện hơn là đi làm ruộng chân lấm tay bùn. Đám đàn ông thì thích nhậu nhẹt đàn đúm ca hát. Bởi vậy khi gặp chuyện khó có khi chạy hết xóm chưa mượn đủ được vài trăm ngàn....Có lẽ ông Trời đãi cho họ cá sông biển gạo dễ dàng nên tánh họ ra vậy chăng? Bây giờ dân miền Tây học ai cái thói nhiều chuyện, cũng hay đi ngồi lê đôi mách và nói xấu lẫn nhau. Ngày xưa khi tôi đi thi công ở dưới U minh thấy dễ chịu hơn nhiều.
Dân thành thị mỗi nơi mỗi khác, nhưng họ biết điều khiển cuộc sống của mình thích hợp với môi trường sống, họ lạnh lùng hơn, không thân mật như Tây Nam bộ, không hay thọc mạch chuyện xóm giềng như Bắc bộ và nhịp sống điều hòa.
Mỗi khi Tết đến, Sài gòn đột nhiên yên tĩnh hẳn, đường không kẹt xe, xe chạy từ tốn, không bóp còi inh ỏi, chỉ có khu trung tâm thành phố có đông người đi dập dìu ngắm hoa. Và rác trên đường cũng ít hẳn đi. Khu nhà nơi tôi ở trở nên vắng lặng lạ thường bởi nhà trọ của dân nhập cư đóng cửa về quê hết, không còn tiếng chửi thề, không còn tiếng ca hát ầm ĩ làm điếc tai làng xóm, con hẻm sạch sẽ suốt cả 10 ngày tết sau khi tôi quét dọn hôm 30 tết...
Nắng Tết Sài gòn hanh hao, trời quang trong vắt ít bụi ít khói, có thể lững thững đi bộ từ đường này sang đường khác trên lề đường mà không sợ bị xe tông từ sau đít hay tông trước mặt....
Như vậy chúng ta nên nói gì tiếp về sự thay đổi khi hết Tết dòng người từ khắp nơi lại đổ về và xe lại kẹt, lại ầm ĩ ồn ào, chém lộn, đánh lộn.....



Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

Có ai giúp được không? Xin làm ơn với!

các bạn nào muốn đóng góp cho nạn nhân trong câu chuyện thương tâm xin vui lòng đến hoặc gửi tiền về báo Pháp luật TP/HCM, 470 Nguyễn Tri Phương TP/HCM Điện thoại: 39271754. Hiện vì chưa có tiền nên bệnh viện chưa mổ cho người vợ, theo bác sỹ điều trị thì phải điều trị trong 5 tháng, và chi phí lên đến 200 triệu đồng.

Bốn đứa trẻ bỗng chốc mất cha xa mẹ
16-11-2009 22:48:36 GMT +7
YÊN THẢO
Bốn đứa nhỏ bất hạnh trước di ảnh của cha.

“Cô có nghe tin tức gì của ba sắp nhỏ không? Kỳ thiệt, rõ ràng tôi thấy ổng bị cán ngang người rồi mà ai cũng nói ổng chỉ bị gãy chân thôi” - chị Phạm Thị Kim Hoa (quận 6) buông cánh tay phải đang truyền nước xuống giường hỏi tôi.

“Mày bị quáng gà thì có!” - ba chị ngắt lời, mắt không nhìn chị. Ai cũng giấu chuyện anh mất vì sợ chị không chịu nổi cú sốc quá lớn.

Chị nằm im bất động với đôi chân băng bột cứng ngắc, nước mắt chảy dài. Nửa tháng chị nằm bệnh viện cũng là nửa tháng mà bốn đứa con nhỏ của chị phải chịu cảnh mồ côi cha. Tai nạn thình lình xảy ra khi vợ chồng chị chở đứa con út về quê ngoại ăn giỗ. Chiếc xe tải từ phía sau húc tới làm đứa bé văng ra khỏi xe. Còn anh thì bị cán ngang người, chết tại chỗ. Chị kẹt giữa hai bánh sau ôtô, bị xe kéo lê một đoạn khoảng 5 m khiến từ phần mông trở xuống bị chà xát vào mặt đường. Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết vết thương bị dập nát phần thịt khá nhiều, có chỗ lộ cả xương nên ghép da rất khó ăn. Mỗi lần thay băng, chị lại lên cơn sốt, nằm mê man, không ăn uống, nói năng gì được.

Chồng chạy xe đường dài, vợ đẩy xe trái cây trước trường học, dù nghèo nhưng chị quyết cho tụi nhỏ được học đến nơi đến chốn để không phải khổ như cha mẹ nó. Mắt chị không lúc nào ráo nước khi nghĩ về những ngày sắp tới, mê thì thôi, tỉnh dậy chị lại khóc. Chị nói nức nở: “Tôi coi như người tàn phế, ổng mà có bề gì, lấy ai lo cho bốn đứa nhỏ học hành bây giờ...”.

Tội nghiệp ông ngoại sắp nhỏ, vừa phải vào bệnh viện chăm con, vừa phải trông cả bốn đứa cháu nhỏ. Đứa lớn nhất mới học lớp 7, đứa nhỏ nhất vừa lên bốn. Tụi nhỏ nhớ mẹ, cứ năn nỉ ông ngoại cho vào thăm mẹ nhưng ông không cho vì sợ mẹ nó gặng hỏi về cha.

May mà có chòm xóm thăm nom, giúp đỡ người tô cơm, miếng canh mà căn nhà nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường An Dương Vương (quận 6) bớt phần ảm đạm. Nhà trường đã hứa giảm nửa học phí nhưng còn tương lai của bốn đứa nhỏ mồ côi cha thì... không ai dám hứa trước điều gì.

http://www.baomoi.com/Home/TinhYeu/www.phapluattp.vn/4-dua-tre-bong-choc-mat-cha-xa-me/3506498.epi   





Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2009

Kẹt xe vì vô tổ chức, ích kỷ và ngu....

Khúc ngã tư xa lộ Đại Hàn và Phan văn Hớn to oành, đường nào cũng có con lươn chính giữa để phân luồng xe chiều lên, chiều xuống. Nhưng chiều hôm qua, chịu trận kẹt xe ở đó 35 phút không nhúc nhích, quan sát toàn bộ mới thấy mấy người đi xe Hon da đáng bị tịch thu xe, và phạt roi cho bớt cái tính xấu và ngu dốt đi mới vừa.
Ngã tư mất điện, hai chú công an, một xanh một vàng điều khiển cho xe đi...thế nhưng cái đám dân nhập cư từ các nhà máy trong khu vực thì không cần biết, thấy bên lối chiều đi xuống trống vì xe bên kia chưa được qua, thế là lũ lượt theo nhau chạy vào chắn nghẹt hết lối của xe xuống, mấy lũ sau thấy mấy đứa trước lao vào, chúng lao theo trám dần trám dần, sau cỡ chừng ba , bốn phút, cả con đường bên trái cũng như bên phải nêm kín xe gắn máy đi lên..không những thế, mấy thằng con ngu dốt tranh thủ vọt lên trước, chặn hết mấy đầu xe đang đi xuống, thế là lên không được xuống không xong, đám xe tải từ bên xa lộ ủn thêm cái đầu vào, chặn không cho mấy thằng điên, con điên lòn, chui qua các khe trống, thế là tèn ten ten sau 15 phút, cái ngã tư đóng cục, một cái cục của sự nhốn nháo, thằng nào cũng muốn đi trước nên cuối cùng chẳng thằng nào đi được. Xe tải, hon da cài vào nhau như một mớ hổ lốn cùng khói xe, còi xe hỗn độn. Mấy chú công an thì biệt dạng....nguyên cái đám hổ lốn như lũ kiến kéo dài hơn một cây số....nội bất xuất , ngoại bất nhập. Xe cấp cứu phía bên kia cứ hụ còi ủn tới, lũ dân trơ mắt đứng yên ngược chiều dòm....Cấp cứu chào thua, tài xế mặt dài ra như cái bơm. Tui tính mở cửa xe ra chộp mấy cái ảnh, cũng chào thua vì đám xe gắn máy kè kẹt cái cửa.
Một lúc sau nghe còi hụ inh ỏi, hai chiếc xe Zeep của công an lao thẳng vào đám đông hua hua dùi cui, tui cầu cho nó hua đập chết cha mấy đứa chạy xe ngu như lợn đó, nhưng mà chắc chúng chả chết đâu...chúng dạt xe vào, công an nhảy xuống hơn chục đứa hò hét khoắng dùi cui, thằng nào bướng ăn đập, mà mãi hơn mười phút mới mở được một chiều cho xe xuống. Mẹ, ngồi mắc đái, mà cách nhà 800m đi mất hơn 45 phút mới tới...
Sáng nay , mất điện, tụi gắn máy chạy loạn xạ, đâm ngang, ngược chiều,lấn tuyến, có thằng chó thanh niên chạy ngược chiều rẽ trái còn đâm ngay hạ bộ thằng công an đang dắt luồng xe, thằng công an nổi khùng quất cho thằng kia ba phát dùi cui : 1 vảo mũ bảo hiểm hai vào vai....mà không thể tóm cái thằng chó đó lại vì xe đông quá. Ăn ba cái quật nó mới chịu quay về đúng lằn đường của nó. Thiệt tình, đúng là thân lừa ưa nặng...Có cái đám bát nháo chạy xe ngu dốt mới kẹt đến kinh hoàng thế..Giá như chúng biết nhường một tí thì đã không gây kẹt xe...( Đường này hết lô cốt rồi)
Chẳng hiểu người Việt nam có văn hóa ở chỗ nào, ngay đến cái văn hóa lưu thông công cộng cũng chẳng có, dạy với dỗ thành một đám du thủ du thực...dân đàng hoàng ít quá.

Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2009

Entry for May 23, 2007 --- LÀM CÔ DÂU THỜI 80


Năm ấy tớ khoảng 17 tuổi ,mới năm thứ nhất Đại học , lúc ấy cũng thuộc loại dễ thương và nghịch ngợm , hoạt bát . Tay ấy là nhân viên của mẹ tớ , hắn mới đi học ở Tiệp khắc về , hắn gọi mẹ tớ bằng chị .
Sau khi đến nhà gặp tớ ở nhà , hắn chuyển qua gọi mẹ tớ bằng dì ,ngọng ngiụ , ngường ngượng , tớ chả quan tâm hắn lắm vì thấy hắn lớn hơn tớ tới mười tuổi – tớ gọi hắn bằng chú !
Lúc ấy tớ có rất nhiều thằng bạn đeo đuổi và tớ cũng kết một anh chàng lớp trên rất cao to đẹp giai . Mẹ tớ thì không khoái anh chàng kia vì bà bảo nó đẹp giai rồi mày lại khổ vào thân , tớ cứ bơ bơ , nhưng mẹ tớ lại chả bơ tí nào , bà để ý anh chàng bạn tớ ghê lắm và bảo tớ là chồng xấu dễ xài con ạ . Rồi gán ghép hắn cho tớ , tớ vì còn nhỏ ham chơi, rỗng tuếch nên cứ lửng lơ .
Rồi hắn bắt đầu trồng cây si ở nhà tớ mỗi tối từ 6 giờ đến 9 giờ , mẹ tớ lại phải cho hắn ăn cơm nữa chứ , tớ vẫn cứ vừa đi về thấy hắn là lại biến đi chỗ khác , hoặc là ngồi tám năm ba câu rùi đuổi hắn về . Nhưng tớ công nhận hắn lỳ như trâu , trong khi tớ bỏ đi chơi với mấy thằng bạn thì hắn vẫn ngồi lỳ ở nhà tớ im như bị thóc . Thế là mẹ tớ bắt đầu cấm tớ không cho đi chơi với anh bạn đẹp giai , anh bạn đến nhà là bà đuổi ngay tắp lự - Tớ cóc biết vụ này , thế là thoáng một cái tớ mất bồ !
Tớ nhận lời đi chơi với hắn sau 8 tháng quen biết , thôi thì cũng được đi, dân có ăn có học mừ .
Đến cuối năm , tự nhiên nhà hắn kéo qua nhà tớ thăm hỏi , rồi mẹ hắn rút một cái khoẻn 1 chỉ vàng y bảo tớ đeo vô , tớ lắc quầy quậy , mẹ tớ ra bảo : Quà chạm ngõ đấy đeo đi . Ấy thế là tớ đã có hôn phu ! wái chiêu thật , ăn chưa no lo chưa tới mà vậy đó !
Mấy ngày sau hắn bàn với tớ bán cái xe đạp nữ hắn mang từ Tiệp về lấy tiền nuôi heo chuẩn bị đám cưới , ừ thì làm ! Nuôi 6 tháng sau là hai nhà định ngày kết hôn , tớ chạy qua chạy lại nhà hắn trông heo , nấu cám , tắm heo vì hắn bảo tớ làm !
Lúc ấy nhà họ nói gì tớ , tớ cũng chả biết vì còn đi học , sáng đạp ba bánh sang Thanh đa cắt rau muống về đi bán , rồi đi học , rồi làm bài , rồi làm them để dành tiền đi học , không quan tâm đến họ nghĩ gì nói gì cả .
Trước ngày cưới hai ngày , mẹ hắn kêu tớ qua giết thịt con heo , tớ đi hỏi tiệm heo quay cách giết heo . Về nhà soạn 2 sợi dây điện với 2 cái kẹp sắt , đấu vào , gắn ổ cắm điện , xong rồi ra chuồng bắt con heo hơn 60 kg trói lại – đánh vật mất 20 phút mới trói được con heo , một mình thôi nhé ! Lôi cổ con heo vào chỗ sàn nuớc , kẹp cái kẹp sắt vào tai nó kéo kéo ra xem chắc chưa , ngon lành , chạy vào cắm điện . Con heo kêu éc một phát thật to thật não nùng , tớ hoảng kinh rút ngay phích điện ra , đứng run rẩy , nước mắt bắt đầu chảy , mẹ hắn la lên “ Nó đã chết đâu mà rút điện , cắm lại đi “ Tớ chực khóc vì thương con heo quá , tay tớ run bần bật , cắm mãi chả được , ông anh rể hắn đứng xem ngay đó giật phắt lấy cắm cái bụp , con heo la thê thiết đến gần 5 phút , tớ ngồi sụp xuống ôm mặt khóc – thế là bị chửi cho “ Ăn hại đái nát “ . Con heo chết tái đi , mẹ hắn dúi cho tớ con dao chọc tiết nhọn lểu , bảo tớ “ Ra làm đi “ .
Cắn răng lại cầm con dao chọc một nhát từ ức họng đến tim nó , nghe cái sựt như mình tự đâm mình vậy . Rồi ngoáy con dao một vòng rút ra , cầm hai chân sau con heo giơ cao lên , để cái lỗ thủng kê vào nồi – máu huyết nó chảy ra ùng ục gần một nồi đầy , Bủn rủn hoa mắt nhưng phải cố không thì bị người ta nói cạnh nói khóe . Xong giai đoạn 1 tớ bỏ con heo đó ra bụi chuối vừa khóc , vừa khấn : Tao không cố ý hại mày đâu , mày mau siêu thoát đừng ghét tao , tao sẽ không ăn của mày miếng thịt nào “
Khấn vái xong vào dội nước sôi , cạo lông , pha thịt , xẻ thịt bỏ vào thau một đống , hắn biệt mẹ nó đi đâu ấy , long vòng kiếm hắn bảo hắn là xong rồi tớ về !
Ngày sau sang làm gà , làm vịt , pha chế ướp này kia xong , chuồn về nhà gấp .Mẹ hỏi đã làm được gì , kể mẹ nghe , mặt mẹ xị xuống .
Tới ngày đón dâu lúc 10 giờ sáng , mẹ tớ bôi phấn son , kẻ lông mày , chải lông mi cho tớ ,mẹ bảo tớ xinh như công chúa , Khoác vào người cái soa-rê hồng phấn , mẹ vênh mặt bảo đứa nào bằng con bà !
Đúng giờ nhà trai sang đón , hắn chả lạy bàn thờ bố tớ , hắn chỉ xá 2 cái lấy lệ . Hai bên thông gia cũng láo nháo một lúc rồi tớ leo lên xe bông . Đi từ nhà tớ sang nhà hắn hết 1000 mét , tranh thủ trên xe , tớ bảo hắn ở với nhau 10 năm thôi nhé !
Về nhà hắn pháo nổ tạch tè tạch tè , tớ phải lạy bàn thờ nhà hắn xong , tớ thành dâu nhà hắn !

Đọc tiếp ...

Đèn



Ngọn đèn đêm vơi cạn chập chờn
Đời ta thế, cũng như giấc mộng....

Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Trường hợp gia đình gặp nạn.

  Một trường hợp thương tâm,

Vào ngày 9/11 anh Nguyễn Văn Lợi chở vợ là chị Phạm Thị Kim Hoa đi công chuyện thì bị tai nạn. Anh chết tại chổ, còn chị thì bị thương nặng do bị xe tải cán ngang người. Họ có 4 đứa con, đứa lớn sinh năm 1997, đứa nhỏ nhất sinh năm 2006. Hiện các cháu đang sống tạm nhà ông bà ngoại, nhưng cũng chỉ tạm thời vì nhà rất nghèo. Hiện chúng tôi và bà con đã đóng góp để làm ma chay cho anh Lợi, còn một ít để dành lo cho 4 đứa nhỏ, còn mẹ các cháu thì chưa biết sống chết ra sao. Rất mong có cá nhân, đơn vị đứng ra lo liệu cho trường hợp nầy. Thí dụ như đứng ra đưa các cháu vào cô nhi viện, hoặc giúp đở có nguồn thu nhập ổn định cho ông bà các cháu nuôi dạy các cháu. Nhưng theo ý kiến của riêng tôi thì nên đưa các cháu vào cô nhi viện, vì ông bà các cháu cũng đã già yếu. Xin giúp đở thông tin lên báo chí để có hướng giúp cho gia đình của họ.

 Liên hệ: 281 Bà Hom, ĐT: 37515911 gặp Bảo Nga sẽ được hướng dẫn đến tận nhà 295/1/8C

Tạm thời tui đang liên lạc với báo PL TPHCM xin được đăng báo, nếu họ cần phải trả tiền như quảng cáo tui sẽ cố trả, nhưng trước khi đăng báo thì tui xin đăng lại đây trước để xin mọi người ý kiến, chứ chưa xin giúp đỡ...ai có cao kiến chi thì xin hãy để lại comment dùm nha.Tui lấy bài này bên lão Lông Ve chai!
Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2009

Fe cái đầu mới!


Mới đi tỉa tóc, nhuộm lại cái màu cũ nâu hạt dẻ, mấy tháng nay xui quá, xui đủ thứ hết, may mà kiềm chế được là hum nay không bắt nó cạo trọc đầu!
Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

Con Saric - tự sự

Entry for May 20, 2007

 
Hồi đó mình còn là sinh viên , cũng vội lấy chồng , sợ ế mà cũng phần nữa trả thù bồ mình. Mình được nhỏ bạn cùng lớp cho con chó lông xù màu đỏ rực như màu lửa , mõm nhọn , ức trắng , bốn chân trắng - Kiểu tứ túc mai hoa .Lúc ấy nó được khoảng 4 tháng , mình đem về chăm bẵm , tắm rửa và nó trở thành một nàng chó cực xinh đẹp mang tên Saric - có tay Ba tàu chợ lớn trả mình 1 cây vàng để mua nó đấy ,mà mình không bán -
Mình dạy cho nó xin ăn , rửa chân khi lên giường , rồi đứng trên 2 chân sau , dạy như dạy trẻ con vậy . Sau 1 năm thì Saric thuần thục các bài mình dạy dỗ , có điều mình lúc nào cũng bế nó theo cùng mình đi chơi nè , đi học nè thế là nó quen nhõng nhẽo . Mình thay quần áo là nó đứng lên bằng 2 chân sau chắp tay lại xin bế lia lịa , từ chối nó hổng nổi , thế là lại bế theo , nó chỉ nặng khoảng 4 kg đẹp lắm .
Mỗi tối khi lên giường đi ngủ mà mình chưa rửa chân cho nó là nó chạy vòng quanh kêu ư ử , rửa xong là nhảy phóc lên giường , nằm gối đầu vào cùng cái gối của mình . Mỗi khi đói bụng thì cạp cái đĩa an của nó mang lại khều khều mình xin cơm . Thương không thể tả được .
Năm 81 mình phải đi thực tập xa tận kinh 10 Cần thơ ( Cách cần thơ 4 giờ tàu thủy ) , mình để Saric ở nhà , một tháng sau mới về , đến cổng nhìn thấy nó đang ngồi gác hai chân lên song cửa ngóc mỏ ra đường , thấy mình nó mừng rối rít , mình ôm nó thấy nó nhẹ hều , nước mắt nó chảy ướt nhẹp , chỉ còn lông với xương , xơ xác , mình vội hỏi tay bố của con mình là sao mà nó như vậy .
Thì ra nó bỏ ăn gần 2 tuần vì nhớ mình , ngày nào cũng ngồi ghế xa lông quay ra cửa để chờ mình hết , ai năn nỉ cũng không xuống , không ăn , chỉ uống nước xong rồi lại leo lên ngồi vậy . Mãi đến hai tuần sau tay Huấn ( Bố của con mình ) mới phải áp dụng biện pháp nhai cơm rồi ép nó nuốt nó mới còn sống được . Mình về xót con chó của mình , mình lén giấu gia đình bên ấy , có tí thịt cá gì phần mình là mình cho nó ăn hết . Mãi 3 tháng sau nó mới bình phục . Mà nó dễ thương lắm ,nằm ngủ là lấy 2 cái chân ôm lấy mình - chắc sợ mình đi mất quá .
Đến năm 83 vì bà mẹ tay Huấn ghét mình , ghét cả Saric của mình nữa , bả bắt đem đi cho , mình khóc sướt mướt nhưng chả thay đổi gì được , đành phải bế Saric về nhờ mẹ nuôi dùm , nhà mẹ mình cũng cách nhà kia khoảng 1km . Sáng bế đi , chiều về nhà đã thấy Saríc ngồi ngay cổng nhà kia chờ mình rồi . Mình lại lén đem vào phòng mình và bảo Saric không được ồn , thế mà nó im lặng như thóc suốt 2 ngày , đến ngày thứ ba , mình bị bả phát hiện , mắng cho một trận . Thế là lại ôm Saric về nhà mẹ tiếp . Còn dặn mẹ xích nó lại nữa . Mẹ kêu nó khóc hoài không ăn , xót ơi là xót , mà chả biết làm sao . Bốn hôm sau chạy về mẹ thì mẹ bảo nó dứt đứt dây chạy mất từ sáng , mình chạy bổ về nhà bển , tìm không thấy , gọi khắp nơi đều không thấy tăm hơi Saric đâu cả .
Ròng rã gần một tháng mình chui khắp xó Sài gòn đi tìm nó mà chả thấy , mắt mình sưng húp như hai quả nhót vì ngày nào cũng khóc ! Cuối cùng là mất Saric , mình buồn hơn một năm trời .
Nghĩ tại sao mà người ta lại ác nghiệt đến thế , nếu là con gái họ thì liệu họ có ép con họ vứt đi như vậy không ? Mà bả cứ trân trân ra mắng mình vô tích sự . Rồi có vẻ khoái trá vì mình mất con Saric thật rồi ... cho đến giờ mỗi lần nghĩ đến chuyện này mình lại hận , hận kinh khủng ! Tuổi trẻ của mình là thế ư ?
Ai bảo mới 18 tuổi đã vội lấy chồng - cho chết !
 
Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2009

Nhận quà biếu tiếp theo....kontum


1 Hai vợ chồng anh Hoan chất đồ lên xe để đi biếu quà.2
Người nhận- ổng có đứa con gái xinh quớ!3
Bà cụ tật nguyền nhận gạo, mì, và quần áo...con bé cao cao mà ở thành thị chắc tương lai sẽ là cô gái đẹp.4
Người đàn ông bị tâm thần hai mươi năm nhưng không có tiền chạy chữa...55
Người vợ nhận quà thay chồng.
Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2009

Cháo long dồi tiết.....


DSC02494_resize

Dồi Bắc kỳ và lòng non luộc.

DSC02495_resize
Dồi kiểu Hàn cay và nhồi thịt bằm, giá hẹ,, cơm nếp.DSC02496_resizeDSC02497_resize
Tim lưỡi luộc đang sôi ùng ục!DSC02499_resizeCháo nấu với nước huyết heo- gạo rang.DSC02503_resize
Rau thơm chửn bị để ăn với cháo...
Đọc tiếp ...

Kontum nhận quà biếu .....

Cô gái ni bị câm điếc, cổ mặc bộ đồ này trong số quần áo gửi lên, bộ đồ đẹp đầu tiên..hổng biết của ai nhỉ?



Tấm chăn đầu tiên cô ấy có được.



Còn hai hình này là một bà cụ bị què một chân nuôi bốn đứa trẻ mồ coi cha lẫn mẹ, lúc trước là hai bà cụ, một bà mới mất. Còn lại mình bà cụ này thôi. Hôm rồi nơi nào đó đem một container gạo lên để phát, nhưng bà cụ này không con cháu mà chỉ có mấy đứa bé mồ côi nên không  đử tiêu chuẩn
được phát gạo...Cụ mới nhận mền và quần áo.Cụ già này và bốn đứa trẻ cả gần tháng nay ăn đồ đào, hái trên rừng, họ đói lắm, thèm cơm lắm. Gạo thì ngày mai tiền đến Kontum, anh Hoan sẽ nhận và mua ngay cho bà cụ 20 ký, còn lại cho những hộ nghèo khác. Hương gửi tiền chiều nay lúc 4h26 phút số tiền là 1 triệu 800 ngàn, trong đó 1 trieu rưởi là tiền gạo và 300 ngàn tiền xăng cho mấy anh em mang hàng đi tặng bà con.
Đọc tiếp ...

Vĩnh Phú mùa đông và cơn đói

Entry for October 23, 2007
Mùa đông lạnh và đói bụng
Mùa đông về thật nhanh, gió rít lên lùa vào khe cửa, lùa vào cái khe áp mái tranh. Cái chõng tre mát mẻ hồi mùa hè trở thành cái giường ướp lạnh vào mùa đông.
Mẹ trải một lớp rạ khô lên chõng, và trải chiếu lên trên, đêm nằm vẫn lạnh, mấy mẹ con run cầm cập co quắp vào nhau. Hôm sau mẹ lấy cái chăn dạ lót xuống dưới mấy mẹ con mặc thêm áo đông xuân, áo len, quần đông xuân, đi tất chui vào giường ngủ, thế là ổn. Sáng ra chỉ có mẹ lóp ngóp chui ra khỏi giường, chị em mình cứ chui tọt vào chăn mà ngủ, gọi mải không thèm dậy.Mẹ giật tung cái chăn ra hai chị em mới chịu mở mắt dậy đi đánh răng rửa mặt, hơi thở phà ra như khói thuốc bay mịt mờ. Ngoài giếng, gió lạnh căm căm, gầu nước kéo lên thò tay vào tê cứng vì rét. Cũng phải cố mà làm vệ sinh buổi sáng. Sau mấy ngày lạnh cắt da cắt thịt, mặt mình nẻ lung tung, môi toét ra chảy máu, khô không khốc, lát lát lại thè lưỡi liếm môi cho bớt khô thế là môi lại chảy máu toét ra hơn nữa. Chẳng có gì để bôi cho đỡ cả, mẹ sang nhà cô y sĩ xin được một tẹo va-dơ-lin làm thuốc bôi vào môi mình, má con Phương - đỡ được một tẹo.
Sáng sớm,mẹ dậy đặt nồi cơm nóng ăn với muối vừng, hôm nào sang thì được ăn với nước mắm phi hành. Gọi là cơm cho oai chứ hết gần hai phần ba là củ sắn sắc lát độn vào, mình cũng tẩn được hai bát. Mẹ thì khều khều một tí vì hồi đấy mẹ bị đau dạ dày không ăn được nhiều. Ăn xong, mẹ đi làm- là sang nhà cái bác gì – nơi gọi là văn phòng để làm việc. Còn mình bắt đầu đi đào giun cho gà ăn. Chán chê bắt đầu xuống đồng đi mò cua, mò ốc với mấy đứa bạn, phải cởi quần đông xuân ra, mặc cái quần ta để dễ săn ống quần lội xuống ruộng. Thò chân sâu xuống bùn ấm hơn là để chân trần trên bờ. được con cua con ốc nào là cả bọn vơ rơm, lá nướng lên ăn, mồm toét ăn cái gì vào là xuýt xoa cái ấy vì đau, nhưng trời lạnh, đói chết đi được nên có gì cũng ráng nhét vào mồm, đám lửa chỉ dám đốt một tí cỡ chừng bàn tay, nghe tiếng máy bay ì ì xa xa là lấy lá quật cho tắt lửa tan khói. Mà lúc ấy sợ nhất đốt lửa mà gặp dân quân, gặp họ là cầm chắc ăn mấy cái thụi và xách tai về mách bố mẹ.
Mẹ phải về Hànội mười ngày theo lệnh của cơ quan, mẹ đưa cho mình hết tem phiếu, hộ khẩu, giấy tờ khai sinh trong cái bọc nhét trong ruột tượng. Mẹ gửi cô chú Ninh 10 đồng để tụi mình mua thức ăn, gạo thì còn gần 5 kí, mẹ con dằn túi cho mình thêm 5 đồng nữa phòng khi mẹ lên chậm. Lúc này máy bay quần thảo dữ quá nên tất cả học sinh tạm nghỉ học. Mình thay mẹ dậy sớm nấu cơm cho em ăn, chăm sóc nó. Thức ăn mẹ để lại cho hai chị em bị mình phân ra ăn dè, cá kho mặn, mỗi bữa mình nhằn một miếng cỡ hai lóng tay trộn vào bát cơm cho cái Phương, còn mình thì chỉ vặt rau dại ngoài ruộng luộc lên chan với nước cá, bình thường khi có mẹ, mình ăn bốn chén, mẹ đi vắng, mình chỉ còn ăn hơn một chén vì sợ hết gạo -lỡ mẹ bị bom bỏ trúng thì chị em còn có thể kéo dài thời gian thêm nữa trong khi tìm về với ông ngoại. Cái ý thức của đứa trẻ lên 10 chỉ nghĩ được thế thôi.
Với cái sức đang lớn, mình đói không chịu nổi, nhưng dứt khoát không đi xin ai, mình cõng cái Phương trên lưng leo lên đồi ra nương mót sắn, được củ nào là bỏ vào cái túi vải mẹ may cho bằng cái quần rách cũ đeo bên hông, mình hái sim sót để ăn đỡ đói, hái ổi xanh ăn cho đầy bụng đến nỗi bị táo bón đến ba ngày không ỉa được. Tối về nấu tí cơm cho em ăn, còn mình luộc mấy củ sắn lên ăn thay cơm. Cô chú Ninh thấy thế bảo mình cứ ăn đi, hết thì sẽ lấy tiền mẹ đưa mua đồ cho ăn tiếp nhưng mình lắc đầu quầy quậy “tự cháu lo được, phải để dành tiền mẹ cho lúc cần”. Năm ngày trôi qua, thức ăn hết, mình nhờ chú Ninh đi chợ mua cho 2 lạng tép, mình rang lên với cả 5 thìa muối to, và phân ra một bữa cho em ăn hai con, mình ăn cái muối trong tép. Chú Ninh nhìn thấy hai chị em mình ăn uống khắc khổ thế, chú ấy mua con cá quả (cá lóc) kho lên đưa cho hai chị em bảo là mẹ gửi, mình lén chú ấy cho thêm nửa bát muối kho lại - cất dưới gầm chõng để dành.
Mỗi buổi chiều vệ sinh cho con Phương xong, mình lại cõng nó đi qua 2 ngọn đồi ra đường-ngóng về hướng Hà nội xem mẹ có về không, nhớ mẹ kinh khủng! Con Phương ngồi trên lưng khóc ri rỉ “mẹ ơi! mẹ đâu rồi” mình cũng muốn khóc nhưng giả vờ là không, cõng em chui bụi chuối vặt lá quấn kèn thổi te te dỗ nó nín. Nó chán, nó khóc tiếp, mình doạ nó “ em mà khóc là mẹ bị mẹ mìn bắt mất đấy!” nó nín và ngồi chơi bên vệ cỏ, chờ mình bắt châu chấu cho nó chơi. Hai chị em đứa 10 tuổi đứa gần ba tuổi tha thẩn chơi đến khi trời sẩm tối mới về nhà. Lấy cơm nguội còn từ buổi trưa đút cho nó ăn xong, mình lại lúi húi luộc sắn ăn, ăn luôn chỗ cơm của em ăn thừa. Nó đi ngủ, mình ngồi bó gối nhớ mẹ và khóc thì thầm. Nhớ mẹ kinh khủng, nhưng vì là chị nên lúc nào trước mặt em cũng tỏ vẻ ta đây cứng rắn, đến khi nó ngủ rồi thì bao nhiêu nước mắt đua nhau chảy xuống. Qua 10 ngày, mình vui lắm cõng em ra đầu đường từ sớm chờ mẹ. Chờ đến tối mịt mẹ cũng chưa về, hai chị em vừa đói vừa nhớ mẹ cõng nhau về nhà, vừa đi vừa khóc tu tu cả hai. Đêm ấy, hai chị em nhịn đói đi ngủ, con Phương vừa ngủ vừa nấc tức tưởi, mình ôm em thật chặt trong tay. Tay mình thì lại nắm chặt 5 đồng mẹ đưa cho.
Mẹ đi tới 15 ngày mới về, mẹ về từ sáng sớm, mẹ đạp xe đi suốt đêm đem theo cả quà ba gửi về từ Balan nữa, và ông ngoại mình cũng đi theo lên thăm cháu. Thấy mẹ mình mừng không nói được tiếng nào, đi xom xom lại ghé răng lên tay mẹ, cắn một phát thật mạnh, mẹ tát cho một cái. Ôm lấy ông hôn lấy hôn để, dắt ông ra ngaòi vườn khoe bầy gà, khoe cây ớt, ông bảo “cháu ông giỏi lắm”. Mẹ bảo bắt gà thịt mời ông, mình xịu mặt, mẹ bảo chú Ninh ra bắn dùm vì mình xua tụi nó chạy hết, mình lẽo đẽo theo chú Ninh, chú vừa giương khẩu súng lên nhắm con gà mái mơ của mình, mình vụt chửi “Địt mẹ chúng mày bắn gà ông” và khóc oé lên, mẹ buồn cười và thương mình quá đành thôi, mình cầm 1 đồng sang nhà bác Khẩn mua một con gà về cho mẹ làm thịt đãi ông.
Cả nhà hàn huyên cả ngày, chú Ninh mách mẹ mình ăn keo kiệt để dành đồ ăn, chỉ mỗi con Phương là ăn có thức ăn còn nó thì ăn vớ vẩn mót ngoài nương, nói mấy cũng không chịu ăn. Tiền thừa chú trả lại mẹ 8 đồng rưỡi, mẹ xem gạo vẫn còn gần một nữa, mình trả lại mẹ 4 đồng. Ông ngoại ôm mình mắt ông ươn ướt. Mẹ cốc đầu mình âu yếm.
Hai tuần sau, nghe đài báo “ Ngưng bỏ bom, tạm đình chiến…” cả nhà mình dọn dẹp hành lý về Hà nội, mình đem theo một bu gà hơn chục con và một túi trứng gà mới đẻ. Hôm ấy là 31/12/1972 trời lạnh và khô khốc.
Cô chú Ninh cũng về, mình chia tay thằng Quang bằng một quả đấm vui vẻ, mình bặt tin họ từ dạo ấy. Không biết cô Châu còn quăng con nữa hay không, thằng Quang còn bị bắt nạt khi đi học nữa hay không. Bé Thảo bây giờ cũng phải 35 tuổi rồi ấy chứ. ( Mà quên mất, phải gọi bằng anh Quang vì nó hơn mình 2 tuổi). Họ bây giờ thế nào nhỉ?????

Đọc tiếp ...

Ăn Hũ tíu gõ




Cay le lưỡi!
Đọc tiếp ...

Ăn Hũ tíu gõ




Cay le lưỡi!
Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Lâu lắm rồi


Người nằm trong quan tài chưa có chỗ chôn- nhà không còn sau lũCác "quý bà" đang khoe body dáng đẹp- chết có cần quan tài không nhỉ?
  
Cả gần năm nay không viết được một cái gì cho đàng hoàng, hình như cảm xúc đang bị thui đi như chó bị thui lông...
Oán than, gào thét chẳng được gì, lại thấy trái tim bị tổn thương còn nhiều hơn thế...Lòng tin vào nơi tối cao của vũ trụ đang bị bào mòn....
Những đêm dài trằn trọc, những phút nghẹn ngào chỉ còn ta với ta trong ánh đèn đêm...
Chẳng lẽ lại tha hương để tìm lấy chút tự do cho tuổi về chiều? Ngậm ngùi nhìn năm tháng trôi qua trong vô vọng....

Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2009

Liên tưởng và so sánh

Lắm người bảo sự so sánh nào cũng là khập khiễng, nhưng trong thực tại không có sự so sánh và liên tưởng thì làm gì còn chút tình người nào đọng lại trên thế gian phải không.
Mưa lụt, bão tố, người chết, nhà ngập với hai trận bão liên tiếp khiến cho người dân miền Trung Việt nam đã ngã gục, những mảnh đời đang treo cận kề lũ dữ...nhìn thấy, chúng ta ở đây có sự may mắn hơn họ, chúng ta chưa phải chịu cảnh đói rét, khát nước ngay giữa vùng lũ ngập. Chúng ta ích kỷ khi thở nhè nhẹ cám ơn trời đất cho mình may mắn. Nhưng liệu những cảnh đau khổ kia có làm cho ta cảm thấy an nhiên tự tại mà thụ hưởng sự may mắn đó không? Hay cũng muộn phiền và đâu đó trong tim là sự cảm thông cũng như giận dữ. Sự cảm thông ở bao tấm lòng tằn tiện góp cùng nhau cứu giúp những người khốn khổ và sự giận dữ bởi cách quản lý khốn nạn của nhà nước này làm cho rừng bị tàn phá với những dự án chưa thấy được hiệu quả. Những dự án, phương pháp bảo vệ môi trường sống đều không được tính đến, để rừng trọc đồi hoang, bão lũ mới hung dữ kéo về...ai chịu? Dân chịu...
lu-bao11-41109lu-bao11-41109-3lu-bao11-41109-4lu-bao11-41109-5lu-bao11-41109-11lulut

Trong khi đó Vũng tàu nhởn nhơ tổ chức cuộc thi vô bổ cho những quý bà rách việc lắm tiền, ném qua cửa sổ mấy chục tỷ đồng và cả một bộ máy khủng hoảng lao theo nghiến ngấu từng tỷ đồng ngân sách của dân - ăn, chụp , giật, cướp....hô hào lên rằng quảng bá hình ảnh Việt nam! images1877195_DSCF6060images311566_LanhDaoThanhPhoimages311564_ChupHinhLuuNiemTaiDinhThongimages1877194_DSCF5921

Dân chúng tôi cần chi những cái trò rẻ tiền bẩn thỉu ấy để quáng cáo cho đất nước? Để số tiền 80 tỷ đồng ấy cứu mạng bao người đang khốn cùng vì hậu quả mấy chục năm nay trồng cây kiểu gọt trụi của các người. Chúng tôi chẳng thể lấp đầy cái bụng rỗng bằng những cặp chân dài người đẹp, chúng tôi chẳng thể hết khát khi chỉ nhìn mấy cái sắc đẹp được các người bán rao. Con cái chúng tôi cần được học, được làm người chứ không cần chạy theo vú vê chim bướm, giày đẹp áo xinh, những cái trò phù phiếm của những kẻ rửng mỡ. Một tấm chăn thôi cũng là mơ ước xa xỉ của dân nghèo vùng bão lũ...các người khoe khoang chi áo lượt váy là mấy triệu mấy trăm đô la phủ lên những tấm thân bốc mùi của các người....
Sao không thể tiết chế được sự căm hận của tao với chúng mày thế này!

Đọc tiếp ...