Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2010

Điều gì đang đâu đây

Thắp nhang khắp nơi, cả vườn trong vườn ngoài, nơi mà mưa không đến để nhang có thể cháy hết.
Thắp thêm hai nén nhang cho hai người là bạn của bạn tôi. Mới mấy phút, đang ngồi gõ cọc cạch, bốn ngọn đèn neon chợt lu đi như khi hạ điện áp mất vài giây rồi sáng bừng lên như cũ, màn hình máy tính thì không chớp nhá gì.
Vẫn lọc cọc gõ bàn phím , chợt nghe tiếng chuông cửa kính coong chỉ một nửa, chụp chìa khóa chạy ra cổng, chẳng có một ai, không một bóng dáng nào, mọi nhà đóng cửa đi ngủ, trời đang mưa rỉ rả....Tôi thấy lành lạnh xương sống với những mường tượng mông lung.
Vào phòng, cánh cửa căn phòng nhỏ của riêng tôi, rõ ràng đã được đóng chốt, thế mà khi tôi quay vào thấy nó mở hé ra, khói nhang bay lẩn khuất khắp phòng lớn từ căn phòng nhỏ.
Phải chăng các anh, các chú đang ghé ngang sưởi ấm? Nhưng thật lòng tôi hơi sờ sợ vì tất cả ngủ hết rồi, còn có mình tôi ở đây. Xin hãy siêu thoát và bình an nơi Thiên đường.....
Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2010

Kỷ niệm ngày kết thúc cuộc chiến tương tàn bằng một câu chuyện

Tấm Ảnh Người Con Gái Việt Nam

 

Ðây chỉ là một tấm ảnh nhỏ, sờn cũ từ nhiều thập kỷ rồi. Nhưng tấm ảnh nhỏ bé ấy kể lại một câu chuyện ly kỳ và cảm động, và ám ảnh một chiến binh Mỹ tại Việt Nam trên 30 năm - cái hình ảnh một cô gái nhỏ chưa hề quen biết đã dẫn người cựu chiến binh Mỹ làm một cuộc hành trình trở lại Việt Nam, để hàn gắn đau thương quá khứ và tìm sự bình yên cho tâm hồn mình. 

Ðối với Rich Luttrell, người cựu chiến binh Mỹ, thì đi tìm một người con gái trong ảnh là một việc làm khó khăn nhất trong đời ông. Ông ngồi nhìn rừng già bên dưới chiếc Boeing 747, thần kinh căng thẳng với những xúc cảm đè nén. Nhưng tất cả những gì Rich có thể trông thấy là tấm ảnh ấy. Hình ảnh người con gái nhỏ ấy có gì mạnh mẽ đến nỗi Rich phải trở lại Việt Nam? 

Cô gái nhỏ ấy là ai? Tại sao Rich không thể chịu đựng được nỗi buồn bã của đôi mắt cô gái trong tấm ảnh? Rich thú nhận, "Mỗi khi tôi nhìn lại tấm ảnh, tôi dường như bị mê hoặc. Tôi cảm thấy đúng như thế kể từ ngày ấy, trong một cánh rừng già cách nước Mỹ nửa vòng trái đất." Ðó là cái giây phút mà một hành động thời chiến đã tạo cho Rich một gánh nặng trong suốt 33 năm. 

Năm 1967, Rich Luttrell gia nhập quân đội, khi là một thiếu niên 17 tuổi. Ðây là một cơ hội cho Rich thoát cảnh nghèo trong một khu gia cư rẻ tiền tại Illinois. Ông bỗng thấy mình trưởng thành, có được hai đôi giầy ống, một đôi giầy mới, và những quân phục mới. Trong đời ông, chưa bao giờ ông có nhiều quần áo như thế trong một lần. Ông nghèo, nhưng có lòng ái quốc. Ông quyết định ra đi và gia nhập Chiến đoàn dù 101. Giống như nhiều thanh niên khác, Rich được huấn luyện cho cuộc chiến tại Việt Nam. 

Ngày Rich tới đơn vị, chiếc trực thăng hạ cánh xuống một khu rừng già tại Việt Nam, và ông trông thấy những người thuộc trung đội ông đứng đó - cũng trạc tuổi ông. Có những người trông rất ngầu - nhất là mắt họ. Ông hoảng sợ kêu lên, "Lạy Chúa, con sẽ phải đường đầu với những gì ở đây?" 

Rich đã được huấn luyện như mọi người, để chiến đấu trong điều kiện của địch quân, nghĩa là phải chiến đấu du kích - đêm đi nằm phục kích, lùng và diệt địch. Lúc ấy Rich chỉ vừa mới 18 tuổi. Chàng thiếu niên bé bỏng từ khu gia cư rẻ tiền tại Illinois bỗng thấy mình ở trong một hoàn cảnh mà không một sự huấn luyện nào đủ sửa soạn cho rừng già Việt Nam. Tại đây trời nóng hoặc mưa, hoặc cả mưa và nóng. Không có nhà cửa, không giường chiếu, không nghỉ ngơi, và không ngừng sợ hãi. Rich chỉ là một thiếu niên gầy gò, vai đeo chiếc ba lô to hơn lưng, và phải học điều luật căn bản đầu tiên: phải tiếp tục tiến bước, tiến bước và tiến bước mãi. 

Có những lúc Rich phải trèo núi, và muốn chảy nước mắt và kêu lên, "Lạy Chúa, xin dừng lại. Con không thể đi được nữa. Và chúng tôi vẫn cứ phải tiểp tục như thế, từ sáng sớm tới đêm tối. Tôi nghĩ tôi sẽ phải làm gì khi đụng trận? Tôi không thể di chuyển được nữa. Tôi quá mệt. Tôi sẽ làm sao nếu gặp địch quân? Tôi chưa sẵn sàng cho một trận đánh." 

Và một ngày đặc biệt đã làm thay đổi tất cả. Hôm ấy nóng như thường lệ, giống như mặc áo choàng đứng trong một phòng bốc hơi nóng vậy. Rich không biết địch quân chỉ cách ông vài thước trong rừng già. 

Rich kể lại, "Từ khóe mắt tôi trông thấy một động đậy. Tôi có thể trông thấy một binh sĩ Việt Cộng ngồi tựa vào khẩu AK 47. Ðây là lần đầu tiên tôi trông thấy một lính Việt Cộng. Suốt đời tôi, tôi chưa bao giờ trông thấy họ.." 

Rich mới 18 tuổi, và bỗng nhiên vô cùng sợ hãi, người như đóng băng lại. Ông biết không thể không làm gì, và ông phải có phản ứng, phải làm một cái gì. Ðấy là quyết định của Rich. Ông ở trong tầm đạn của địch quân. Cái chết chỉ cách một nhịp tim đập. Rich quay lại và nhìn thẳng mặt người lính Việt Cộng. Ông kể lại, "Dường như chúng tôi chăm chú nhìn nhau một lúc lâu. Và rồi giống như một chuyển động chậm, tôi bóp cò súng tự động của tôi. Tên địch ngã gục xuống. Ngay sau đó là một trận đụng độ dữ dằn. Tôi chưa đủ kinh nghiệm để nhào xuống đất. Và có một người nào đó giúp tôi, đẩy tôi nằm xuống." 

Rich có thể nhận thức rằng người lính Việt Cộng ấy đã có thể giết chết ông trước khi ông trông thấy hắn. Rich công nhận, "Chắc chắn như vậy. Và cho tới bây giờ tôi vẫn lấy làm lạ, và tự hỏi tại sao hắn không bắn tôi?" 

Nhưng đó không phải là điều ám ảnh Rich nhiều năm sau đó. Không phải là súng nổ, và cũng không phải việc giết người. Ngoài chiến trường thì lúc nào cũng có quá nhiều súng nổ và người chết.

° ° °

Chàng thanh niên 18 tuổi Rich Luttrell cuối cùng đã đụng địch quân và thoát chết. Người lính Việt Cộng ấy đáng lẽ ra đã giết Rich rồi. Nhưng kết quả ngược lại. Rich toát mồ hôi, chất adrenalin tỏa ra khắp người và cảm thấy như không đứng vững nữa, vì hành động vừa giết người. 

Thiếu kinh nghiệm, Rich tỏ ra rất xúc động sau vụ giết người lần đầu tiên, và kinh hoàng thấy các bạn đồng đội đi tìm kỷ vật trên xác địch quân. Có người cúi xuống rút ví của tên địch vừa mới bị Rich bắn chết. Một mẩu giấy rơi ra; Rich cúi xuống nhặt lên: đó là một tấm ảnh nhỏ nhô ra một nửa, trông giống khuôn mặt một cô gái nhỏ có mái tóc dài. Rich rút tấm ảnh ra, chỉ to bằng một con tem. Ðó là ảnh một người lính và một cô gái nhỏ. Họ là ai? Phải chăng đó là người lính Việt Cộng đã chết? Có phải người lính là bố cô gái không? 

Rich quyết định giữ tấm ảnh ấy. Ðúng ra, ông ngồi xuống, cúi nhìn người lính chết và nhìn tấm ảnh, rồi lại nhìn mặt anh ta. Hai người trong tấm ảnh quá trang nghiêm, quá buồn. Phải chăng họ chụp tấm ảnh này ngay trước khi họ từ giã nhau - trước khi người lính bỏ con gái ở lại, để ra đi và để bị Rich bắn chết. Rich cảm thấy đau đớn lắm. Nhưng chỉ trong vài phút, trung đội của Rich phải di chuyển. Rich nhét tấm ảnh vào ví. 

Cái gì đã khiến Rich phải giữ tấm ảnh? Rich trả lời, "Tôi không biết. Tôi đã suy nghĩ cả triệu lần rồi. Cái phần đầu tiên tôi trông thấy trong tấm ảnh là cô gái, và cô ta có một cái gì buồn bã lắm." 

Nhưng Rich không phải là một người lính bất đắc dĩ, không muốn giao chiến chiến với địch quân. Nếu Rich muốn sống thoát khỏi cuộc chiến, ông phải học cách giết người mà không hối tiếc, và Rich đã trở thành một chiến binh như thế. 

Tại cái nơi ghê gớm ấy, Rich mau lẹ trở nên cứng cỏi. Cuối cùng Rich là người được giao nhiệm vụ giải tỏa những đường hầm của địch quân. Ông trở nên thiện nghệ cận chiến. Rich đã nhìn thấy các bạn đồng đội tử trận. Ông quen giết địch quân, và cầu nguyện được thoát chết. Một lần trong đêm tối trên một ngọn đồi, đạn pháo kích nổ quanh mình và nghe thấy bạn đồng đội la hét và bị tan xác, Rich đưa ba lô lên che đầu và cầu nguyện, "Lạy Chúa, xin cho con đừng trúng đạn." Rich không nghĩ ông có thể tiếp tục được như thế trong sáu tháng nữa. 

Khi Rich chỉ còn 20 ngày nữa là được trở về Mỹ thì ông gặp nạn. Ðơn vị ông bị phục kích; ông được giao nhiệm vụ xông ra cứu một đồng đội bị bắn hạ. Trong lúc cứu bạn đồng đội, Rich bị trúng đạn vào lưng, và chính vết thương này giúp Rich được hồi hương sớm. Trong lúc ông được đưa lên trực thăng tải thương, Rich cảm thấy có lỗi, và bị dằn vặt vì những câu hỏi, Ta bỏ đi đâu? Ta sẽ làm gì? Ta bỏ dồng đội lại hay sao? 

Rich hồi hương với một hộp đầy huân chương, và kết hôn với Carole, một người bạn gái tại quê nhà. Thập niên 60 nhường chỗ cho thập niên 70; ông không bao giờ nói về cuộc chiến ấy. Thời đại đã thay đổi. Rich có đời sống riêng - hai người con gái, một việc làm tốt tại Sở Cựu Chiến Binh Illinois. Ông cố gắng quên cuộc chiến Việt Nam, và tập trung vào tương lai với Carole. 

Carole nói, "Chồng tôi thực sự không nói về chiến tranh Việt Nam trong nhiều năm. Ðó là một cái gì chồng tôi muốn giữ rất riêng tư và giấu kín." 

Rich có thể trốn tránh cuộc chiến, nhưng không không thể trốn tránh được cô gái nhỏ mà ông mang trong ví. Thực sự đã có một ràng buộc đặc biệt giữa Rich và cô gái trong tấm ảnh. Ðây là một điều lạ lùng. Rich đã chứng kiến và đã quên nhiều kinh hoàng trong cuộc chiến, nhưng khuôn mặt của cô gái trong tấm ảnh cứ tiếp tục ám ảnh tâm trí ông. Tấm ảnh nặng không tới một gam mà đè nặng tâm trí ông một cách khủng khiếp. 

Vào mùa Giáng Sinh, các con gái ông thường hỏi mẹ mua quà gì cho Rich, và quà tặng ông thường nhận lại là ví da. Hàng ngày người ta thường rút ví ra để trả tiền bằng tiền mặt hoặc bằng credit card, và mỗi lần như thế, Rich lại có dịp kéo tấm ảnh nhỏ ra. Ðối với Rich thì đó là một cô gái tội nghiệp, đã không còn bố chỉ vì ông. 

Rich biết nếu ông không giữ tấm ảnh thì ông đã không có những ý nghĩ tội lỗi này. Rich xác nhận, "Tôi hoàn toàn đồng ý. Sau nhiều năm tôi thành thực nói là đã có nhiều lần tôi hối tiếc đã giữ tấm ảnh ấy." 

Carole rất thông cảm và ủng hộ chồng, nhưng bà thấy chồng muốn thoát khỏi ám ảnh ấy thì phải vất tấm ảnh ấy đi. Một lần bà hỏi chồng, "Tại sao anh không vất bỏ tấm ảnh? Hãy liệng bỏ nó đi, loại nó khỏi cuộc đời anh, để anh có thể quên và tiếp tục sống." 

Nhưng Rich không thể liệng bỏ hoặc hủy hoại tấm ảnh được. Ông biết ông phải làm một cách đặc biệt nào đó, phải làm một cách trong kính trọng và danh dự, bởi vì ông nghĩ người lính ấy là một người can đảm. 

Năm 1989, hơn hai mươi năm sau khi từ Việt Nam trở về, việc giải quyết tấm ảnh đã rõ ràng và cấp bách. Rich và Carole nghỉ phép hàng năm. Hai người quyết định đi thăm Bức Tường Kỷ Niệm Chiến Binh Việt Nam tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Tại đó Rich biết mình phải làm gì với tấm ảnh nhỏ cũ kỹ này. Rich nghĩ rằng cách tốt nhất là bỏ tấm ảnh tại Bức Tường. 

Ngồi trong khách sạn, Rich quyết định phải làm cho đúng. Ông ngồi trên giường với một tập giấy trong tay. Ông suy nghĩ tìm cách nói chuyện với người lính trong tấm ảnh. Trong vài phút, Rich viết xong một lá thư ngắn, gồm có một vài điều ông vẫn từng muốn nói. Ông viết: 

"Thưa ông, trong suốt 22 năm nay, tôi giữ ảnh ông trong ví. Hôm ấy tôi mới có 18 tuổi, khi chúng ta trông thấy nhau trên con đường mòn gần Chu Lai, Việt Nam. Xin tha thứ cho tôi đã giết ông. Ðã nhiều lần trong những năm qua, tôi nhìn ảnh ông và người con gái tôi đoán là con ông. Mỗi lần tim tôi bừng cháy với nỗi đau tội lỗi. Xin ông tha thứ cho tôi." 

Mỗi khi Rich đọc lại những hàng chữ trên đây, và ngay cả bây giờ, ông lại cảm thấy một cái gì. Ngày hôm sau, Rich đặt tấm ảnh và lá thư ngắn ấy tại chân Bức Tường, bên dưới tên của 58,000 binh sĩ Mỹ tử trận tại Việt Nam. Rich nói, "Hành động ấy giống như sự đứng nghiêm chào lần cuối cùng. Người lính ấy chết vì chiến đấu cho niềm tin của ông ta. Và đây là một cách vinh danh và tôn kính ông ta." 

Vào lúc ấy hai người không còn là kẻ thù nữa. Rich nói, "Ông ta không còn là kẻ thù nữa, mà là một người bạn. Giống như chào vĩnh biệt một người bạn. Vào lúc đó, giống như tôi vừa chấm dứt một trận đánh, buông ba lô xuống để nghi ngơi. Cái gánh nặng tôi mang nay không còn nữa." Phải, tất cả đã mất rồi, và Rich bây giờ cảm thấy nhẹ nhõm, tự do và thoải mái. 

Làm thế nào Rich biết được sức mạnh thực sự của tấm ảnh nhỏ bé ấy, của cô gái nhỏ có đuôi tóc, mà bây giờ không còn nhỏ nữa?

° ° °

Tấm ảnh của Rich đã mất rồi. Mặc cảm tội lỗi cũng mất luôn. Cái gánh nặng đã được vất bỏ tại Bức Tường hùng vĩ ấy. Và trở lại Illinois, Rich và Carole bắt đầu cuộc đời mới, sau khi nghe lời khuyên của vợ loại bỏ tấm ảnh để tránh cái tâm trạng ngã lòng mỗi khi trông thấy tấm ảnh. Rich vất bỏ tấm ảnh năm 1989. 

Hoặc Rich tưởng đã có thể vất bỏ được. Hàng ngày, hàng trăm người bỏ lại nhiều kỷ vật tại Bức Tường này. Và mọi vật kỷ niệm, dù tầm thường hay thiêng liêng, đều được nhân viên của công viên thu thập lại - kể cả tấm ảnh nhỏ và lá thư xin lỗi của Rich. Tấm ảnh ấy tình cờ nằm trên cùng của một cái hộp, và nằm ngửa lên. Và cũng tình cờ Duery Felton, một cựu chiến binh Mỹ khác, trông thấy. Durey hiểu ngay đây là một cái gì khác thường. 

Duery là quản lý phòng sưu tập tại đài Kỷ Niệm Chiến Binh Việt Nam. Ông tự hỏi tấm ảnh này là gì, và cầm lên xem. Ông đã từng trông thấy đủ thứ tại Bức Tường, nhưng chưa bao giờ thấy ảnh một binh sĩ địch quân. Ông vui sướng trông thấy bộ quân phục màu xanh lá cây ấy. 

Trong hơn 30 năm Duery chưa bao giờ trông thấy bộ quân phục màu xanh ấy. Một câu hỏi hiện lên trong tâm trí ông "Người con gái này là ai? Có phải là con gái hay cháu gái của người linh Việt Cộng này?" 

Rồi Duery đọc lá thư xin lỗi của Rich. Ông nhớ lại khi còn chiến đấu tại Việt Nam, ông đã từng giúp khiêng xác đồng đội, những bao đựng xác và những ponchos.. Ông đọc lá thư về việc giết người ấy. Thực là khó khăn khi phải làm quyết định ấy, một quyết định chỉ làm trong vài giây đồng hồ, nhưng người ta sẽ phải ân hận suốt đời. Durey cảm thấy có một cái gì an ủi, khi được biết có người cũng trải qua kinh nghiệm ấy, và viết lại lên giấy. 

Duery dùng lá thư xin lỗi và tấm ảnh của Rich trong các cuộc trưng bầy về Bức Tường, dậy cho thế hệ mới về chiến tranh, và chiến đấu trong chiến tranh để lại hậu quả gì cho con người. Tấm ảnh ám ảnh Rich bao nhiêu năm, bây giờ lại mê hoặc một cựu chiến binh Việt Nam khác. 

Có cái gì trong tấm ảnh ấy mạnh mẽ đến nỗi bây giờ đến lượt Duery phải ôm giữ nó và không bỏ đi được? Có thể tấm ảnh đã vang vọng lên trong tâm trí của Duery, và gây một hậu quả sâu xa cho ông. 

Dĩ nhiên tại Rochester Illinois, Rich không biết gì về Duery. Rich tiếp tục sống cuộc đời của ông. Ông chứng kiến hai con gái trưởng thành và sinh con đẻ cái. Bây giờ ông cưng chiều hai cô cháu ngoại của ông. Ông tìm cách đưa người con gái trong tấm ảnh ra khỏi tâm tư ông. 

Nhưng người con gái ấy bây giờ lại ám ảnh Duery Felton. Khi một nhà xuất bản yêu cầu Duery giúp in ra một ấn bản về Bức Tường, ông biết rằng ông phải đưa tấm ảnh của cô gái và lá thư xin lỗi vào ấn bản ấy. Duery nói, "Tấm ảnh này ám ảnh tôi nhiều năm, và tôi không biết cô ta là ai." 

Cuốn sách có tựa là "Của Dâng Hiến Tại Bức Tường" và in tấm ảnh và lá thư xin lỗi của Rich. Ðây là một cuốn sách đơn giản, trình bày những hình ảnh, những ám ảnh, những kỷ niệm và lòng kính trọng của những người có liên hệ với Bức Tường. Một hôm cuốn sách này xuất hiện trên bàn giấy của dân biểu tiểu bang Ron Stephens. Stephens lật từng trang cuốn sách, và tới một trang đặc biệt có một tấm ảnh mà ông chưa từng trông thấy, và bỗng nhiên ông bị xúc động mạnh. Ông chợt nhận thức rằng ông biết người lính ấy, và ông biết tấm ảnh ấy. 

Làm thế nào ông Stephens biết được tấm ảnh ấy? Ông ta chưa bao giờ nhìn thấy tấm ảnh, nhưng ông đã nghe người bạn thân là Rich kể nhiều lần. Stephens nói, "Tôi thực sự tuột xuống khỏi Bức Tường, và ngồi phía sau Bức Tường cầm tấm ảnh này và biết nó là tấm ảnh của Rich. Tôi biết câu chuyện Rich bỏ lại tấm ảnh tại chân Bức Tường. Chúng tôi nói về chuyện này nhiều lần rồi." 

Năm 1996, bảy năm sau khi Rich nghĩ có thể chào vĩnh biệt tấm ảnh lần cuối cùng, thì ông Stephens vội vã lái xe lại ngay văn phòng của Rich. Rich đang họp với một người nào đó, nhưng Stepehns xen vào và nói, "Tôi cần nói chuyện với anh," và đặt cuốn sách lên bàn của Rich, và yêu cầu Rich mở trang 53. 

Rich mở trang 53 của cuốn sách, và trước mắt ông là tấm ảnh và lá thư xin lỗi gửi người lính Việt Cộng ông đã bỏ lại bên Bức Tường. Rich lập tức xúc động và bật khóc. Vẫn tấm ảnh người con gái ấy, và đôi mắt buồn bã chăm chú nhìn ông, không chịu quay đi chỗ khác. Rich có cảm tưởng như người con gái muốn buộc tội ông. Lúc ấy Rich như ở trong một cơn ác mộng, và muốn hỏi cô gái muốn gì ở ông. 

Nỗi ám ảnh cũ bây giờ trở lại với Rich, mạnh mẽ hơn bao giờ. Rich biết ông phải lấy lại tấm ảnh. Thế là Rich liên lạc với Durey, người cũng đang bị tấm ảnh ám ảnh. Durey bay từ Hoa Thịnh Ðốn tới Illinois, và tận tay trao trả Rich tấm ảnh. Thực là một truyện kỳ lạ. Hai người đàn ông không quen biết nhau, chưa từng gặp nhau, nay ôm nhau khóc vì một cô gái nhỏ mà cả hai đều không biết. 

Rich cầm lấy tấm ảnh, và tâm hồn ông là một vết thương tái phát. Ông biết ông phải tìm cách hàn gắn vết thương này. Một buổi tối ông cho vợ biết đây có thể là một sự huyền bí hoặc là định mệnh. Nhưng dù là gì, ông cảm thấy ông phải trả lại tấm ảnh này, có nghĩa là ông sẽ đi tìm người con gái trong tấm ảnh và gia đình người lính Việt Cộng đã bị ông giết. 

Nếu như ông biết người con gái ở đâu thì công việc dễ dàng quá, chỉ việc bỏ tấm ảnh vào phong bì và gửi tấm ảnh này ra khỏi cuộc đời của ông. Nhưng ông không làm thế được.. Ông không biết tên và địa chỉ người con gái. Ông không có một ý niệm bây giờ người con gái trông như thế nào. 

Carole cố gắng khuyên nhủ ông đây là một việc không đơn giản và không thể thực hiện được. Ông không thể đi Việt Nam tìm người con gái được, vì ông không biết tiếng Việt, không quen một ai tại Việt Nam. Ngay tìm một người tại Hoa Kỳ cũng đã khó khăn lắm rồi, huống chi tìm một người hoàn toàn xa lạ cách đây hơn 30 năm, già hơn 30 tuổi trong một quốc gia hoàn toàn khác lạ, nhất là quốc gia ấy từng có thái độ thù nghịch với Hoa Kỳ. 

Ðây là những lý do đúng và hợp lý để loại bỏ ý định của Rich. Bà vợ nhấn mạnh, "Nếu chồng tôi quyết định thực hiện ý định thì ông ấy cứ việc tự đi mà làm. Tôi không cản trở chồng tôi. Nhưng tôi nói với chồng tôi việc này không thể làm được, hãy bỏ cuộc và quên đi, không đáng làm đâu. Tôi thực sự đã chán ngấy chuyện này rồi." 

Carole công nhận bà đã chán nghe chuyện về tấm ảnh này rồi. Ðây chỉ là một sự ám ảnh. Carole cũng bị đau đớn như Rich vậy, mặc dù lý do khác nhau. Cái mà Carole ao uớc là Rich cỏ thể quên được nỗi ám ảnh và tìm được sự bằng an của tâm hồn.

° ° °

Tấm ảnh của hai bố con người lính Việt Cộng đã âm thầm làm nhiệm vụ trong nhiều năm. Nhưng bây giờ nó gây hứng khởi cho một việc làm được coi là không thể thực hiện được. Rich chỉ muốn được cô gái ấy buông tha, và Rich sẽ cố gắng tìm cô ta, nếu đó là điều cô gái ấy muốn. 

Rich không biết tên và địa chỉ cô gái, và bây giờ hình dáng cô ta trông thế nào, bao nhiêu tuổi, và nhất là cô ta còn sống không? Nhưng Rich biết ông phải tìm cho ra người con gái. Rich nghĩ nếu ông công khai cho mọi người biết ông đang tìm cô gái thì có lợi hơn. Vì thế Rich trả lời một cuộc phỏng vấn cho tờ báo St. Louis Post Dispatch, và câu chuyện được đăng lên trang nhất của tờ Post Dispatch. 

Rich cứ tiến hành dự định. Ông gấp bài báo ấy, nhét vào một phong bì cùng với một lá thư gửi cho Ðại sứ Hà Nội tại Hoa Thinh Ðốn. Rich giải thích với ông Ðại sứ rằng ông muốn một sự giúp đỡ để tìm ra người con gái, và gia đình người lính trong tấm ảnh. Ông Đại sứ hứa chuyển tài liệu về Hà Nội và cho biết phải có phép lạ mới có kết quả. 

Giống như tìm kiếm một cây kim trong đống rơm. Ðây là một quốc gia có 80 triệu dân. Chính Rich cũng không tin tưởng lắm. Rich thực tình không hy vọng sẽ có kết quả. Từ đáy lòng ông đã không tin tưởng, nhưng ông biết đây là một việc phải làm. It nhất ông phải thử cho biết. 

Và thế là một bản sao của tấm ảnh được gửi tới Hà Nội, tại đấy chủ bút một tờ báo nhận thấy đây là một truyện hấp dẫn. Ông ta cho đăng tấm ảnh với lời kêu gọi “Có ai biết những người này không?” 

Nếu bài báo ở Hà Nội không đạt mục tiêu ngay thì nó cũng âm thầm tạo ra kết quả. Báo chí có hai công dụng: công dụng thứ nhất là thông tin, và công dụng thứ hai là trở thành báo cũ để gói hàng. Chính công dụng thứ hai này đã đưa tới kết quả. 

Một người ở Hà Nội gửi một món quà về quê biếu mẹ. Ông ta dùng cái tờ báo đăng tấm ảnh của Rich để gói món quà, và gửi về cho bà mẹ ở một miền quê xa. Tuy thế câu chuyện cũng có thể chấm dứt ở đây - nếu không vì một tình cờ, bài báo đó đã về đúng chỗ. 

Mảnh giấy báo gói đồ ấy về tới một làng quê xa Hà Nội, tại đó bà mẹ mở gói đồ của con, và trên tờ giấy báo nhàu nát, hình ảnh người lính Việt Cộng đập vào mắt bà già. Bà ta biết người trong tấm ảnh. Thế là bà ta cầm tờ báo đi tới một thôn xóm nhỏ bé, và bảo cho chị em một nhà kia biết người trong tấm ảnh là bố của họ. 

Thật là một điều không tưởng, giống như tấm ảnh nhất định không chấp nhận bị từ chối. Và trái với mọi khó khăn tưởng như không vượt qua được, tấm ảnh như một mũi tên đã trúng đích. 

Từ Mỹ quốc cách xa 3000 dặm, Rich sẵn sàng chờ đợi lâu dài hơn nữa. Nhưng chỉ vài tuần sau, một lá thư của Ðại sứ Hà Nội tới hộp thư của ông. Lá thư đó viết: 

“Có một người tên là Nguyễn Văn Huệ viết thư cho biết ông ta tin rằng tấm ảnh của ông chính là ảnh của thân phụ ông ta, và người con gái nhỏ ấy là chị ông ta.” 

Ba mươi năm sau khi trông thấy tấm ảnh lần đầu, cuối cùng Rich biết người con gái ấy còn sống. Trong suốt cuộc đời, người con gái ấy ở cùng một chỗ. Như vậy Rich đã tìm thấy người con gái ấy, tên là Lan, và đã có con cái. 

Thực là không ngờ đối với Rich. Thoạt đầu ông không thể tin kết quả mau lẹ như vậy. Rich rất xúc động và tự hỏi không biết những người con này có thù ghét ông vì đã giết cha họ không. Ông bắt đầu lo lắng hai người con có thể hiểu lầm về việc ông tham chiến tại Việt Nam. Rich rất cởi mở và thành thực. Vì trong thư của người con có nói tới tội lỗi và lòng hối tiếc của ông. Ông thấy cần phải bày tỏ cho họ biết có sự khác biệt giữa tội lỗi và hối tiếc. Rich mang trong lòng một mặc cảm tội lỗi nào đó vì cái hành động giết cha của họ, nhưng ông không hề có một hối tiếc nào với tư cách của một quân nhân, cũng không hối tiếc đã tham chiến tại Việt Nam. Và ông nghĩ rằng điều quan trọng là họ phải hiểu như thế. 

Rich mong đợi gì ở hai người con này? Dẫu sao ông cũng đã giết cha họ. Ông không mong đợi gì, không biết họ thù ghét và tức giận ông hay không. Người con gái mất bố ấy cảm thấy thế nào? Nàng có coi ông như một con quái vật trong những năm ấy không? Con gái của ông sẽ nghĩ thế nào về một người đã giết ông? 

Rich không có nhiều thời giờ suy nghĩ về phản ứng của hai người con này vì một lá thư thứ hai đến với ông. Lần này chính cô gái trong tấm ảnh viết cho ông. Ông vội chạy đi tìm người thông dịch. Lá thư viết: 

“Kính gửi ông Richard, đứa nhỏ mà ông đã chăm sóc qua tấm ảnh trong hơn 30 năm bây giờ đã trưởng thành rồi. Đứa nhỏ ấy đã trải qua nhiều đau khổ trong tuổi thơ ấu vì đã mất bố và nhớ thương bố. Tôi hy vọng ông sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình tôi.” 

Niềm vui và hạnh phúc? Rich vô cùng kinh ngạc. Như vậy cô gái đã tha thứ cho Rich? Nhưng tin vui vừa nhận được thì tất cả dường như rơi vào tuyệt vọng. Sau một cuộc điều tra nội bộ, chính phủ Hà Nội kết luận thân phụ của Nguyễn Thị Lan không thể là người trong tấm ảnh, bởi vì hồ sơ quân đội chứng minh thân phụ cô ta không tử trận tại nơi Rich nhớ đã bắn chết ông ta. 

Rồi ba gia đình khác cho Rich biết tấm ảnh ấy là của họ. Người trong ảnh là bố họ, chứ không phải là bố của Nguyễn Thị Lan.. 

Làm sao Rich có thể biết chắc tin nào đúng. Người Việt Nam không giữ được hồ sơ thật chính xác. Có khoảng 3 triệu người Việt chết trong cuộc chiến mà tới nay vẫn còn 300,000 lính Việt Cộng được coi là mất tích. 

Nhưng rồi có một lá thư nữa xác định niềm tin của Rich đã đạt tới kết cục. Ðó là thư của một đồng đội của người lính trong ảnh, một người quen biết thân phụ của Nguyễn Thị Lan kể từ khi hai người còn nhỏ, và đã chiến đấu bên nhau. Người ấy đoan chắc người trong tấm ảnh là cha của Nguyễn Thị Lan. 

Bây giờ Rich rất tin vào kết quả cuối cùng. Khi sự việc đã sáng tỏ, Rich trao đổi nhiều thư từ với gia đình, và đi đến quyết định trao trả lại tấm ảnh cho gia đình người chết. Thoạt dầu Rich định gửi trả lại bằng thư, nhưng rồi cuối cùng Rich hiểu. Chính ông phải bay sang Việt Nam, mang theo tấm ảnh ấy. Ông nghĩ đây là điều ông cần làm và phải làm. 

Nhưng làm thế nào Rich có thể đương đầu với Việt Nam, với cô gái và gia đình cô ta? Chính Rich có thể nào nhìn tận mặt kẻ đã giết cha mình trong chiến tranh không? Rich không biết câu trả lời. Ông nhận rằng có một sự nguy hiểm, không biết gia đình người tử sĩ sẽ phản ứng thế nào.

° ° °

Việc gặp gia đình người lính Việt Cộng không dễ dàng đối với Rich. Nhưng chính tại đây vào mùa xuân năm 2000, Rich sửa soạn đương đầu với quá khứ. Ông cảm thấy bị cuốn trôi theo sự việc, như thể ông bị chi phối bởi câu chuyên mà chính ông khởi đầu. Ðôi khi Rich thấy khó hiểu, nhưng vẫn nghĩ rằng đây là việc chính đáng mà ông phải làm. 

Nhiều năm trước đây ông đã thề không bao giờ trở lại Việt Nam nữa. Ông đã chứng kiến quá nhiều cảnh bắn giết, quá nhiều kinh hoàng. Tất cả những đau khổ ấy phản chiếu trong tấm ảnh nhỏ ấy. 

Tấm ảnh ấy có lẽ chụp tại một tiệm ảnh địa phương nào đó, tại đó người lính cùng chụp với người con gái để làm kỷ niệm cho cha nhớ con và con nhớ cha, khi ông ta ra đi chiến đấu. Giống như một vật có đời sống, tấm ảnh ấy đi từ một binh sĩ tử trận trên một con đường mòn, tới một người lính Mỹ, đài kỷ niệm chiến tranh, một cuốn sách, một chiếc ví, và tới một gói đồ trên đuờng hồi hương. 

Rich và Carole lên máy bay. Không còn đường rút lui nữa. Ðối với Rich, cuộc hành trình này sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một chấm dứt. Sự chấm dứt về nỗi ám ảnh trên 30 năm của một tấm ảnh người lính Việt Cộng và cô con gái. 

Không có gì ám ảnh hơn là khuôn mặt cô gái, mà Rich biết bây giờ không còn giống như thế nữa. Nhưng chính Rich cũng đã thay đổi và ngay cả Việt Nam nữa. Ðối với Rich, Việt Nam vừa xa lạ vừa gần gũi. Trên tất cả, nó là cái gì làm căng thẳng trí óc. Ngày hôm trước khi gặp nhau, Rich rất căng thẳng. Ông nói, “Tôi thà phải ra trận còn hơn phải gặp cô gái này.” 

Ðó là một ngày thứ Tư u ám tại Hà Nội. Trời có vẻ sắp mưa trong lúc Rich bước lên một chiếc xe van để làm một chuyến đi hai giờ rưỡi tới làng của Lan. Chiếc xe chạy qua một vùng rất xa lạ, qua những chợ đầy những khuôn mặt ngạc nhiên khi trông thấy một đám du khách và người Mỹ tóc bạc này. 

Càng gần tới làng, trên xe van Rich càng bồn chồn cựa quậy. Rồi bỗng nhiên, Rich và Carole tới nơi. Ðây chính là nơi người lính ảm đạm nghiêm trang ấy từng sống và có con cái. Ðấy là nơi người lính ấy không bao giờ trở lại. 

Rich hoang mang, Và sau đó bước qua một bức tường gạch, Rich trông thấy người đàn bà. Rich tin chắc đã trông thấy người đàn bà này rồi. Rich phải mất vài phút để lấy lại bình tĩnh, rồi tiến lại phía người đàn bà. Và bây giờ hai người đối diện nhau. Hai người chưa từng thấy nhau bao giờ. Trong vài giây, hai người không biết nó gì. Họ là hai người thân mật nhưng xa lạ. Ông lập lại câu nói tiếng Việt mà ông đã học thuộc lòng: 

“Hôm nay tôi trả lại tấm ảnh của cô và cha cô mà tôi đã giữ 33 năm. Xin tha thứ cho tôi.” 

Cuối cùng tất cả tuôn ra - như một sự giải thoát đau đớn kinh hoàng. Dường như ngay lúc này người con gái cuối cùng đã có thể chịu được sự đau khổ, khóc gọi tên người cha mà cô không thực sự nhớ rõ. 

Cô ôm lấy Rich và khóc. Cô ôm chặt lấy Rich như thể Rich chính là cha cô, cuối cùng đã trở về từ cuộc chiến. Người em cô cho biết cả hai chị em dị đoan tin rằng linh hồn người cha đã sống qua Rich. Ðối với họ, ngày hôm nay linh hồn cha của họ đã trở về với họ. 

Cả làng tuôn ra xem tấm ảnh trả lại. Thực ra đó là một đại gia đình, tất cả làng thương tiếc người tử sĩ. Họ biết điều ấy có ý nghĩa như thế nào đối với Lan, và tấm ảnh đã gây xúc động cho mọi người. 

Người ta có thể trả lại thế nào một cái gì mạnh mẽ như tấm ảnh này? Một lần Rich đã nghĩ tới một nghi thức trang trọng, nhưng cuối cùng chỉ là một câu nói đơn giản của Rich, “Nói cho cô ấy biết đây là tấm ảnh tôi lấy từ ví của cha cô vào cái ngày tôi bắn chết ông ta, và hôm nay tôi mang trả lại.” 

Người con gái nhỏ ấy nay đã 40 tuổi, và đây là lần đầu cô ta cầm được hình mình và hình cha trong tay. Cô ta vùi mặt vào hình ảnh người bố. Ðây là lúc cô ta có thể nhìn bố gần nhất kể từ khi cô lên 6 tuổi và người bố ra đi. Như thể tất cả gánh nặng đã hoán chuyển trong khi tấm ảnh nhỏ này được truyền tay. Bây giờ chính Rich là người an ủi Lan. 

Ðây là tấm ảnh duy nhất và đầu tiên của người lính Nguyễn Trọng Ngoạn mà con cái có được. Lan và người em tên Huệ đặt tấm ảnh lên bàn thờ cha mẹ. Rich cũng tham dự nghi lễ cầu nguyện trước bàn thờ. 

Rich nói, “Thân phụ của họ là một nguời can đảm, và ông chết như một chiến sĩ can trường. Ông ta không bị đau đớn. Tôi rất tiếc.” 

Lan và Rich ôm nhau khóc. Hiển nhiên bây giờ Lan đã tha thứ cho Rich. Và trong những giờ sau đó, Rich trở nên gần như một người trong gia đình. Rich có dịp gặp lại bạn đồng đội của người lính đã chết, và những kẻ thù cũ trao đổi những kỷ niệm chiến tranh, như thể họ là đồng đội cùng chiến đấu bên nhau, trong cái góc nhỏ bé này của thế giới, nơi có những mộ bia ghi tên những chiến binh Bắc Việt không trở về. 

Nhưng có lẽ còn có một cái gì đáng kể hơn nữa. Một cái gì trong Rich, bây giờ đã thay đổi 33 năm sau khi Rich bóp cò súng trong khu rừng già nhiệt đới ấy, trong cái ngày khó hiểu ấy. Bây giờ Rich đã tự tha thứ cho mình. 

Rich bước đi, tự nhủ việc này “quá khó.” Rất khó cho Rich trở lại được đây, và cũng quá khó cho Rich từ giã nơi đây. Rich và Lan ôm nhau từ biệt. Trở lại xe van, Rich bật lên khóc. 

Ba mươi ba năm trước đây, Rich tới quốc gia này để tham chiến. Hôm nay ông trở lại để tìm hoà bình. Ông bỏ lại tấm ảnh và cả một hồn ma nữa. Cái ám ảnh của cô gái cuối cùng đã mất đi, thay thế bằng hình ảnh một người đàn bà vẫn còn sống sau cái chết của thân phụ, và cũng đã tha thứ cho người đã giết cha mình. 

Tấm ảnh đem Rich và Lan lại gần nhau và có thể giúp họ liên kết với nhau nữa. Rich cho biết ông sẽ liên lạc với Lan và gia đình. Ông cũng hy vọng câu chuyện ông đã đương đầu với quá khứ có thể giúp những cựu chiến binh khác đương đầu được với hoàn cảnh của họ. Nhiều cựu chiến binh đã trở lại Việt Nam 25 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt. 

Ðối với Rich trở lại Việt Nam với tấm ảnh ấy giống như trở lại dự trận đánh cuối cùng. Và bây giờ chuyến trở lại Việt Nam đem lại cho Rich nhiều an ủi. Ông bây giờ đã trút được gánh nặng. 

Gần một năm sau Rich vẫn còn mang trong lòng cái giây phút cuối cùng ấy, giống như một lá bùa may mắn, cái giây phút thay đổi của đời ông. Ông nói, “Khi tôi cầm tay và ôm cô ta, tôi cảm thấy như bỏ cái ba lô rất nặng xuống và nghỉ ngơi, mọi thứ đều xong cả rồi.” 

Rich vẫn chưa hiểu được - làm thế nào ông đã giết một người, mà lại chiếm được cảm tình gia đình của người ông đã giết? Làm thế nào những đau khổ trong những năm ấy, bỗng nhiên biến mất một cách giản dị như thế. 

Trước khi trở lại Việt Nam, Rich không thể che giấu những mối lo lắng ông cảm thấy về Việt Nam - những nỗi đau buồn về tấm ảnh tội lỗi - những cảm xúc như thế thật là rõ ràng tại Việt Nam. Bây giờ những cảm giác ấy đâu? Rich nghĩ rằng ngay khi ông trông thấy người con gái ấy, các cảm giác ấy biến mất. Chính cô gái là người đã giải tỏa những cảm giác tội lỗi của ông. 

Hai bên vẫn trao đổi thư tín, Rich và chị em Lan và Huệ. Huệ, người con trai viết cho Rich, “Trong thời gian ông viếng thăm gia đình tôi, mọi người trong làng nhận thấy ông là người rất tốt và tử tế. Khi ông rời Việt Nam, tôi cảm thấy như cha tôi đã trở về.” 

Trong một thời gian lâu dài, một góc tim của Rich buồn bã lạnh lẽo. Bây giờ trái tim ấy hân hoan ấm áp trở lại. Ông nói, “Bây giờ chỉ là niềm vui, không còn đau buồn nữa..” 

Hành động đầy thiện tâm của Rich không những giúp Rich thoát khỏi nỗi ám ảnh khôn nguôi trong suốt 33 năm, mà còn đem lại an ủi lớn lao cho hai người con của người lính Việt Cộng đã bị Rich bắn chết, vào một ngày mùa hạ trong khu rừng già ấy. Những tâm hồn một thời phong ba bão táp, nay đã có thể yên nghỉ. 

(Viết theo tài liệu của Truyền Hình Mỹ)


Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Giò heo quay nấu tóc tiên

Chân giò heo quay ( mua tiệm Út em ngay Hóc môn ngon- tươi 80k/kg) ;1.2 ký
Nước tương : 1/2 chén ăn chè nhỏ
Dầu hào : 2 muỗng canh
Muối 1 thìa cà phê
Đường : 3 thìa cà phê đến 5 thìa tùy khẩu vị
Bột ngọt chút xíu
Nấm đông cô khô : 5 tai to ngâm mềm cắt chân, xẻ làm 4
Nấm mèo : 5 tai to ngâm nước cắt chân xẻ làm 4
Chao trắng : 2 miếng
Tóc tiên 20 gram, ngâm nước lạnh rửa sạch cát
 Tỏi 1/2 củ băm nhuyễn
Hành tím 1 củ băm nhuyễn

Trộn chung các gia vị quấy thiệt đều tan ra bóp vào chân giò heo quay chặt khúc bự bự. Để cho ngấm trong 30 phút. Cho vào chừng 300 cc nước hoặc cho hơi ngập mặt thịt ( nếu thích nước chan. Cho các loại nấm vào trộn đều. Cho vào nồi áp suất đun xì xì 3-5 phút thôi, nhắc ra cho xì hết hơi, bỏ tóc tiên vào dìm xuống nước còn nấu sôi, nhắc ra.
Ăn chung với cơm nóng, dưa chua, nhạt thì chấm thêm nước tương.
Với khoảng 100k các bạn nấu cho sáu người ăn no tới lè lưỡi hết chỗ nhét. Nếu ra tiệm tàu ngay gần Thiên Hồng nó quất một đĩa nhỏ xíu chừng hai người ăn hết 200k.
Hãy tự tiết kiệm mà vẫn ăn ngon! Mỗi tuần một món chiêu đãi gia đình và bè bạn.
Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2010

Sáng chủ nhật

Theo thói thường- ngày chủ nhật mình nấu món ngon cho nhà ăn sáng, ăn chiều...Sáng nay nấu phở bò sốt vang , Củ sâm ăn thích thú, nhìn dễ thương ghê.
Ăn xong trước giờ đi lễ nhà thờ, mình với Củ sâm tán láo với nhau. Mình đe Củ sâm :
" Này ai cũng khen ông phong độ , đẹp giai..liệu hồn đấy nhé, đừng để tui phải nổi cơn ghen." Hắn trợn tròn mắt: " Ủa, tưởng em không biết ghen chớ..."
Tui bảo " Giờ tui già rùi, đằm tánh hơn xưa nhiều, vả lại xấu đi quá xá nên ghen chớ, có điều ghen ngấm ngầm thôi!"
Hắn bảo tui: " Tui hổng ghen bà thì thôi chớ bà ghen tui thì lạ đấy chứ!"
- Sao ghen tui?
- Bà lắm bạn bỏ cha, bạn trai, bạn gái đầy ra, tui hổng cho bà đi ra ngoài vì tui sợ bà ham dzui bỏ tui.....
Híc.....
Thiệt tình bỗng dưng tui lo, bởi nhỏ bạn tui con Hà mới bị chồng bỏ, sau khi nẫng hết nửa gia tài đem cho con gơ kia mới 25, 26 tuổi. Con Hà đau khổ thất thần tới nỗi bị thần kinh. Của đáng tội, hai vợ chồng nó có một đứa con gái bị bệnh bại não- xương thủy tinh bây giờ 22 tuổi vẫn nằm một chỗ. Thế là thằng khốn nạn nẫng lấy nhà, tiền theo gơ bỏ lại hai mẹ con nó bơ vơ..mẹ kiếp, cái thằng thất nhân bất đức.....
Nghe bạn gọi khóc nức thế đâm mình bỗng lo...lỡ mình ốm đau sao đó...nó bỏ mình ...đau chết...nói với con Hà: Tao mà là mày thì cùi không sợ lở, đâm chết mẹ thằng khốn kia, rồi cả hai mẹ con cùng chết cho đỡ uất...tiên sư nó...cũng con của nó với mình chớ sao mà nỡ bỏ thế.....
Bắt Củ sâm hứa không bao giờ được bỏ nhau dù trời có sập! Chỉ được cãi nhau, chửi nhau xả sì chét thôi!
Lão hứa òi, lão bảo lão đi nhà thờ và sẽ hứa cả với Chúa của lão nữa!
Củ sâm vừa xách đít đi sau khi bảo tui "Nè honey! Sửa cho anh cái vi tính nha, nó chậm quá...."    đèo mạ! hết đi chơi!
Đọc tiếp ...

Sáng chủ nhật

Theo thói thường- ngày chủ nhật mình nấu món ngon cho nhà ăn sáng, ăn chiều...Sáng nay nấu phở bò sốt vang , Củ sâm ăn thích thú, nhìn dễ thương ghê.
Ăn xong trước giờ đi lễ nhà thờ, mình với Củ sâm tán láo với nhau. Mình đe Củ sâm :
" Này ai cũng khen ông phong độ , đẹp giai..liệu hồn đấy nhé, đừng để tui phải nổi cơn ghen." Hắn trợn tròn mắt: " Ủa, tưởng em không biết ghen chớ..."
Tui bảo " Giờ tui già rùi, đằm tánh hơn xưa nhiều, vả lại xấu đi quá xá nên ghen chớ, có điều ghen ngấm ngầm thôi!"
Hắn bảo tui: " Tui hổng ghen bà thì thôi chớ bà ghen tui thì lạ đấy chứ!"
- Sao ghen tui?
- Bà lắm bạn bỏ cha, bạn trai, bạn gái đầy ra, tui hổng cho bà đi ra ngoài vì tui sợ bà ham dzui bỏ tui.....
Híc.....
Thiệt tình bỗng dưng tui lo, bởi nhỏ bạn tui con Hà mới bị chồng bỏ, sau khi nẫng hết nửa gia tài đem cho con gơ kia mới 25, 26 tuổi. Con Hà đau khổ thất thần tới nỗi bị thần kinh. Của đáng tội, hai vợ chồng nó có một đứa con gái bị bệnh bại não- xương thủy tinh bây giờ 22 tuổi vẫn nằm một chỗ. Thế là thằng khốn nạn nẫng lấy nhà, tiền theo gơ bỏ lại hai mẹ con nó bơ vơ..mẹ kiếp, cái thằng thất nhân bất đức.....
Nghe bạn gọi khóc nức thế đâm mình bỗng lo...lỡ mình ốm đau sao đó...nó bỏ mình ...đau chết...nói với con Hà: Tao mà là mày thì cùi không sợ lở, đâm chết mẹ thằng khốn kia, rồi cả hai mẹ con cùng chết cho đỡ uất...tiên sư nó...cũng con của nó với mình chớ sao mà nỡ bỏ thế.....
Bắt Củ sâm hứa không bao giờ được bỏ nhau dù trời có sập! Chỉ được cãi nhau, chửi nhau xả sì chét thôi!
Lão hứa òi, lão bảo lão đi nhà thờ và sẽ hứa cả với Chúa của lão nữa!
Củ sâm vừa xách đít đi sau khi bảo tui "Nè honey! Sửa cho anh cái vi tính nha, nó chậm quá...."    đèo mạ! hết đi chơi!
Đọc tiếp ...

Dân tộc Việt bắt nguồn từ đâu- từ điển mở.

Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ các dân tộc cổ đại sinh sống trên lục địa Trung Hoa, hoặc cao nguyên Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai. Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn:

  1. Theo các nhà nhân chủng học, nếu phân chia theo hình dáng thì loài người được chia thành bốn đại chủng, đó là: Đại chủng Âu (Caucasoid), Đại chủng Phi (Negroid), Đại chủng Á (Mongoloid), Đại chủng Úc (Australoid, hay còn gọi là Đại chủng Phương Nam). Vào thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm trước đây), có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đông nam, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai (tiếng Pháp: Indonésien). Người Cổ Mã Lai có nước da ngăm đen, tóc quăn gợn sóng, tầm vóc thấp. Người Cổ Mã Lai từ vùng Đông Dương lan tỏa về hướng bắc tới sông Dương Tử; về phía tây tới Ấn Độ, về phía nam tới các đảo của Indonesia, về phía đông tới Philippines.
  2. Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 5.000 năm trước đây). Tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam, miền nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống), có sự chuyển biến do chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến này hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique). Do hai lần hòa nhập với Đại chủng Á mà chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại Chủng Á hơn là những nét đặc trưng của Đại chủng Úc. Cũng chính vì thế chủng Nam Á được liệt vào một trong những bộ phận của Đại chủng Á.
  3. Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Thực ra không có đến một trăm (Bách) dân tộc nhưng quả thật đó là một cộng đồng dân cư rất đông đúc bao gồm: Điền Việt (cư trú tại Vân Nam, Trung Quốc), Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt (cư trú tại Quảng Đông, Trung Quốc), Lạc Việt, Âu Việt (Tây Âu) (cư trú tại Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc bộ, Việt Nam),... sinh sống từ vùng nam sông Dương Tử (Trung Quốc) cho đến Bắc bộ (Việt Nam). Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khơ me, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao,... Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Trong khi đó, phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chàm (xem hình vẽ).

Việc xác định về mặt địa lý có thể hình dung như sau:

  • Địa bàn cư trú của người Bách Việt: là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, Trung Quốc, đỉnh là Bắc trung bộ, Việt Nam (xem hình, tam giác màu đỏ).
  • Địa bàn cư trú của người Bách Việt và Nam Đảo: là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, Trung Quốc, đỉnh là đồng bằng sông Mê kông, Việt Nam (xem hình, tam giác màu vàng).
Đọc tiếp ...

thêm một con Bitch mặt cặc!

Người Hàn quốc không ưa TQ, nhưng họ không phủ nhận nguồn gốc của họ là từ Lục địa Trung Hoa!

Người Nhật cũng không ưa TQ, họ cũng không phủ nhận nguồn gốc và sổ toẹt những gì giống TQ!

Người Ba lan còn ghét người Nga hơn cả người Việt ghét TQ,nhưng họ không phủ nhận họ và người Nga cùng gốc Slavơ!

Trên diễn đàn này nhiều những người vỗ ngực "yêu nước", ghét TQ và cố gắng chối bỏ nguồn gốc của người Việt.

Tôi cũng không thích người TQ, 1 cách tự nhiên từ khi còn bé trên 40 năm trước, dù lúc đó bộ đội TQ còn đang giúp VN làm đường.

Lớn lên, tôi cũng ghét cái kiểu nước lớn của TQ. Nhưng ghét đến đâu cũng không thể phủ nhận: Dân tộc ta có nguồn gốc từ Phương Bắc (nhưng không phải người Hán) và có sự tương đồng rất lớn về Văn hoá với TQ.

Và chắc chắn nếu TQ xâm lăng, tôi sẽ ở lại VN chứ không chạy sang bên kia Đại dương chửi vọng về!

Thuỳ Linh, Hà nội
http://newsforums.bbc.co.uk/ws/vi/thread.jspa?forumID=11583


Lại là một con bitch mang tiếng Hà nội! Nghe là lộn ruột, địt mẹ chúng mày liếm cứt Trung quốc nhiều quá nên mụ mị , đéo biết phân biệt đâu là tộc người, đâu là ảnh hưởng.
( Chắc Hà nội con này ở gần Bắc kinh)

 
Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2010

Cảm xúc

Hôm nay nhờ kẹt xe đến hơn ba tiếng đồng hồ dọc con đường từ Trường Chinh qua Cộng Hòa- dọc theo con đường Nam kỳ KN mình mới có dịp thật bình tâm mà ngắm phố, ngắm đường, ngắm nhà cửa..sự phân biệt thật rạch ròi khiến mình vừa buồn, vừa có gì đó đau đau trong ngực.
Từ Trường chinh tới Cộng hòa, các show room, siêu thị toàn kính- thép mái tôn, đèn màu sắc hào nhoáng nhưng thật tạm bợ, giống như gái quê lên Sài gòn tút tát dung nhan chờ đợi để kiếm chồng nước ngoài.
Đường Cộng hòa  nhà cửa san sát, cao thấp lô nhô, trộn lẫn các kiểu kiến trúc của mấy anh tỉnh lẻ mới lên đời làm dân thành thị, màu sắc nhã nhặn hơn tí chút nhưng vẫn phô phang bộ mặt của mấy anh Bắc kỳ trọc phú, giàu mới nổi. Không một chút nào mang dáng dấp hồn xưa của đất Sài gòn- người ta cứ gọi đấy là khu đô thị mới. Hầu hết khu vực này chiếm ngữ bới dân Bắc và dân Trung. Cái hỗn loạn không thể chỉnh trang như cái tính bảo thủ cố hữu của dân vùng miền. Nhà anh sau phải cao hơn nhà anh trước, mặt tền anh sơn nước thì tôi phải ốp đá, ốp gốm...Tất cả tổng hợp thành một bức tranh hổ lốn tả pí lù của các bàn tay các kiến trúc sư trong dàn nhạc quy hoạch mà thiếu ngay ông nhạc trưởng - chỉ có mỗi thằng mù hướng dẫn bước chân anh...
Sang đến Nguyễn văn trỗi, chen lấn giữa những hàng quán khách sạn nguy nga chỉ còn có một ngôi biệt thự cũ Sài gòn sót lại- nhìn thật an bình với dàn bông giấy đỏ leo cổng và ngôi nhà cũ kỹ nhưng cái hồn kiến trúc và tánh nết Sài gòn còn nguyên. Sảng khoái, cởi mở, chan hòa.
Nam kỳ KN, tất cả, họ đã đập hết bộ mặt của con đường, chòi lên những cao ốc hộp sừng sững chọc mắt người qua đường như muốn nuốt chửng cái bình an vốn dĩ thiếu thốn thời nay. Cây xanh lóc cóc vàng khè, xanh duôm duôm chạy luộm thuộm giữa lươn đường và viả hè bé tẹo.
Trốn kẹt xe, mình chui ngay vào hẻm, nhìn thấy ngôi nhà mái ngói thời Pháp cổ xưa rêu phong bặm bụi, tường cột nhuốm tràn bụi thời gian với dàn bông giấy và cây Ngọc lan rất cổ, hai cây me già lá xum xê - dưới là bộ ghế ngồi bằng xi măng như ngày xưa cong viên ở Sài gòn vẫn đặt. Mình xin phép được ngồi đó mơ mộng suy nghĩ , mình nhớ Sài gòn xưa, khi mình mới bước chân vào Sài gòn, con đường nào cũng rợp bóng cây, nhất là me, nhìn cây me không thể không nhớ đến đường Nguyễn Du, Lê Quý Đôn...những  con đường ngày nào cũng hai bận đi về với lá me vương vấn trên tóc dài....Cảm giác bình an, thoáng đãng, mở lòng và ấm áp. Nhớ những tà áo dài trắng e ấp quấn chân ai...nó không phải những tà áo dài ngày nay càng mỏng manh khêu gợi thì mới được gọi là Sành điệu. Ngày xưa áo dài phải kín, cặp ôm ngang ngực, tóc dài vấn vương ....với những cánh thư nho nhỏ xinh xinh gài vội vào cặp mình.
Lòng bỗng hoang mang hỗn độn- nơi đây có còn là Sài gòn xưa của ta không...mất hết rồi, mất từ hồn đến xác.
Nỗi buồn chợt dâng lên mi, lại  thổn thức nhớ về Sài gòn ngày xưa năm cũ....
Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2010

Tao trả lời mày nè con Đĩ Óc Bitch kia!

"Quan điểm của tôi, cũng như một câu châm ngôn mà các giáo sư ở Mỹ thường nói là: "Chỉ có câu trả lời ngu xuẩn, không có câu hỏi ngu xuẩn."

Chuyên môn của tôi là Hoa Kỳ học, và tôi cũng mới có hân hạnh bước chân vào lĩnh vực lịch sử Việt Nam chưa lâu."

"Thứ hai, tôi không đọc, không chấp nhận, và không đáp lại những lời lẽ xúc phạm thô bỉ của những người phê phán, chỉ trích tôi.

Ý tưởng viết bài của tôi xuất phát chính từ cảm giác bực dọc, khó chịu khi phải đọc những lời phỉ báng, lăng mạ của các blogger trong nước và hải ngoại đối với nhà nước Việt Nam hay nhân vật lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc trên Facebook hay diễn đàn BBC, VOA tiếng Việt.

Ý tưởng viết bài của tôi xuất phát chính từ cảm giác bực dọc, khó chịu khi phải đọc những lời phỉ báng, lăng mạ của các blogger trong nước và hải ngoại đối với nhà nước Việt Nam hay nhân vật lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc trên Facebook hay diễn đàn BBC, VOA tiếng Việt.

Đỗ Ngọc Bích

Phê phán ở mức độ lịch sự thì được, nhưng xúc phạm lăng mạ thì không nên.

Tôi thấy họ có vẻ ghét TQ quá thể, nên muốn tìm ra nguyên cớ tại sao họ ghét TQ và một số lãnh đạo VN đến thế, và cố gắng làm cho họ bớt thù hận, bình tĩnh, rộng lượng hơn một chút với một số bối cảnh ngoại giao Việt Trung hiện thời.

Tôi tin rằng kiểu phê phán lăng mạ chỉ gây phản cảm, phản tác dụng, và theo tôi không thể có kết quả gì."

Lời của tao với con đĩ ranh chưa ráo máu đầu:

1- Mày ngạo mạn như một con chó mù- điếc bởi mày vòng vo để bảo rằng nhưng người trả lời mày là ngu xuẩn! Cái óc mày chỉ ngang với cứt ngay lỗ đít con trâu bởi thế những câu hỏi và những giả định của mày trong bài viết là những câu của kẻ phản bội dân tộc, phản bội Tổ quốc đã cưu mang mày- những câu hỏi mà kẻ vô học thức nhất cũng phải cười ruồi vì cái thấp kém của mày. Chứ đừng vội giương râu tự đắc mày thông minh. Cái mặt mày nhìn không khác lồn con trâu chửa- óc mày ngang cứt bò ngâm nước.

2.Mày là con dân Việt nam, lịch sử sơ đẳng nhất kể cả đứa trẻ lên ba cũng biết mà mày bảo mày mới bước chân vào lịch sử Việt nam, vậy thì rõ mày là một con trung cộng đội lốt tên người Việt.

3-Mày bảo mày "không nghe, không chấp nhận những lời xúc phạm thô bỉ.." Thế mày sỉ nhục đất nước này, dân tộc này thì mày có đáng bị nhét cứt vào mồm mà ăn chứ không phải ăn cơm đâu- đúng chưa? Một con lừa thì hay cãi bướng- nên tốt nhất là mày câm họng mày lại mà cúi đầu xin lỗi- bạn bè tao ở Mỹ, gia đình tao ở Mỹ khá nhiều, và bọn bạn tao cũng dạng du côn du kề nhưng chưa bao giờ dám sỉ nhục Tổ quốc và dân tộc. Mày đừng để nó tìm ra mày tặng mày vài viên kẹo đồng.

4- Mày bực dọc mày khó chịu vì nghe những lời phản biện càng chứng tỏ có kẻ đứng sau lưng mày- giật dây cho mày viết bài này! Mày lại càng đáng chết vì làm tay sai cho trung cộng mãi quốc cầu vinh!

Tao bảo cho mày biết, tao mà gặp mày thì tao sẽ cho mày liếm lồn, liếm buồi tất cả đĩ Sài gòn- cho mày biết cái mùi bán nước cầu vinh phải chịu sỉ nhục gì!

Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2010

Con quỷ cái Đỗ bích ngọc kia!

Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố "Sông núi nước Nam, Vua Nam ở," thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.

Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v...

Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?

Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tác giả khuyết danh thời Trần), hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), hay Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?

Họ tin rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam trên cơ sở nào, hay chỉ biết thế từ sách giáo khoa lịch sử Việt Nam và từ các thông tin trên đài báo chính thống của Việt Nam lưu hành từ sau năm 1975?

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/04/100417_do_ngoc_bich.shtml
Con đĩ kia, mày chui ở cái lỗ chó nào ra thế hử? Mày vác mặt về Việt nam này gặp tao xem mày có dám nói Việt nam là thuộc trung quốc từ xa xưa không...Mày liếm buồi mấy thằng tàu mà viết bài này hử? Địt mẹ mày vác cái mạt về VN tao không đánh cho mày không còn hàm răng ăn cháo thì tao không bao giờ còn là con Hồ Lan Hương nữa nhé! Mày ngon ra mặt ngay đất Sài gòn này đi!
Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010

Hừ thần kinh đấy- quậy tới luôn- chả cần gì nữa- Chí Phèo còn phát điên huống chi ta!

Đọc tiếp ...

Tui là đồ trôi sông lạc chợ!

Tui là một đứa chả ra gì, tục tĩu, vô học, vô thần, vô gia đình- mẹ kiếp không đáng tới nửa chinh nữa
! Tui là thế đó! lăng loàn hết thằng nọ tới thằng kia, chồng cũng hai thằng chứ chả ít, nhưng mà tui chưa dấu diếm ai về tui.
Tui chỉ nghe người ngoài , tử tế với người ngoài thôi, nhưng con ruột tui tui không "tử tế" tui không chu cấp cho nó ăn chơi hút sách, tui không chu cấp nó du học chỗ này chỗ kia! Ừa tui vậy đó, để tiền nuôi người ngoài! Để tiền cho người ngoài ăn! Tui không gọi con tui ăn cơm , để con tui phải đi ăn chực- nhục chưa? Làm mẹ như tui thì làm con cặc gì cho nó chật đất...
Làm con mà mà không biết chỉ cúi đầu vâng lời cha mẹ thì là cái đồ bất hiếu- vâng lời rồi để đứt mẹ nó gánh luôn đó!
Làm con mới tí tuổi đầu đã du côn du đãng, vác dao chém cô chú, ông bà bên nội để cả nhà khỏi bị tống ra đường. Con thế này thì đúng là nghiệp chướng chứ còn gì.
Địt mẹ gây ra nghiệp chướng thì phải trả. Mày chết mẹ mày đi Hương, mấy cái trên kia là thấy mày đéo đáng làm người rồi.
Ở đâu mày cũng rắn như đá, đéo ai thương nổi! Bởi vậy mày là cái đồ khốn! Chết đi mày Hương! Sống chi cho chật đất, để lại tài sản cho người ta!
Chủ súc sinh thì đương nhiên lũ người làm phải là súc vật thì mới hợp cạ!


Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

Truyền dịch- sự nguy hiểm rình rập.

Chiều ngày 16/4, nguồn tin từ  Công an Bình Định cho biết, hiện đang tiến hành điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết  của 2 anh em La Văn Vinh (13 tuổi), La Văn Nghĩa (15 tuổi) ở xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Gia đình nạn nhân cho biết,  vào ngày 13/4, Vinh bị sốt nên được đưa đến nhà một ý ta thôn tên Lê Thị Phường (ở cùng địa phương) để chích thuốc và chuyền dịch. Trong ngày 15/4, khi đang được chuyền dịch tại nhà bà Phường, Vinh lên cơn co giật dữ dội nên phải đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn). 

24 giờ ngày 15/4, sức khoẻ của Vình có dấu hiệu xấu nên tiếp tục được chuyển đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, em đã chết trên đường đi. 

Cũng trong ngày 15/4, em La Văn Nghĩa (anh ruột của La Văn Vinh) cũng bị sốt và gia đình tiếp tục gọi bà Lê Thị Phường chuyền dịch. 20 giờ cùng ngày, Nghĩa cũng lên cơn co giật giống anh mình nên tiếp tục đưa đi cấp cứu.

Trưa ngày 16/4, em Nghĩa đã chết tại Bệnh viện  đa khoa tỉnh Bình Định.

Cái chết bất thường của 2 con khiến gia đình nạn nhân rất bất bình và gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ vụ việc.

Tôi không thể hiểu được tại sao người Việt rất thích truyền dịch, dịch gì không cần biết, cứ gọi là truyền nước biển là khỏe mạnh, là hết ốm. Họ không biết rằng khi cơ thể phải tiếp nhận một nguồn nước, thuốc..vào mạch máu là sẽ xảy ra các phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể dễ gây tử vong. Theo nguyên tắc  y học chỉ khi nào có chỉ định của bác sĩ thì mới được truyền dịch với các nguyên tố vi lượng, hay muối, đường tùy theo bệnh và mức độ bệnh.

Kiến thức đơn giản như thế này mà tại sao bộ y tế không thể truyền tải cho các người dân? Cứ để họ mù mờ trong sự hiểu biết không ra đầu ra đủa, tạo nên nhửng cái chết thê thảm?

Trách cả đôi đàng, gia đình bệnh nhân lẫn bộ y tế.

Lắm khi phải cấp cứu, hãn hữu lắm tôi mới đồng ý tiêm , chích truyền dịch, còn không thì chỉ xin bác sĩ cho thuốc uống. Độ an toàn cao hơn nhiều. Khi truyền dịch, bản thân mình phải biết xem ống truyền đã đẩy hết bọt không khí ra chưa, nếu chưa thì phải yêu cầu y tá làm lại cho chuẩn xác. Thứ hai tốc độ truyền là do bác sĩ chỉ định, mình hòi y tá, điều đó ghi ngay trên chai dịch. Nếu đếm giọt  thấy nhanh hơn chỉ định phải  yêu cầu y tá làm đúng y lệnh, nếu không sẽ xảy ra tình trạng sốc thuốc, nhất là khi dịch truyền được pha thêm thuốc khác. Và trong khi truyền, bất chợt thấy lạnh rùng mình, ớn sống lưng phải kêu y tá ngay, hoặc nếu y tá chậm thì phải khóa van truyền giữ nguyên kim tiêm ở tay để bác sĩ xử lý nếu như có tính trạng sốc.

Đừng bao giờ nghĩ rằng truyền dịch sẽ đem lại sắc đẹp hay sự khỏe mạnh cấp thời. Chỉ truyền dịch tại bệnh viện nơi có đủ thuốc và dụng cụ cấp cứu.

Đọc tiếp ...

Vừa tốn tiền vừa bị dị ứng- hen bỏ mẹ lun!

Lang bang trong Parkson chiều nay vì ở nhà bị cúp điện, nóng vãi ra, rủ Củ sấm đi trốn nóng vào PS ngay sân bay. Lang thang ngắm chán, leo tới lầu trên cùng, không biết do mùi vị đồ ăn hay do rung lắc của tòa nhà, ong ong cái đầu. Sẵn trưa ăn ít cơm, vào tìm quán ăn cái gì cho nó vừa vui vừa cứu đói trước bữa tối.
Quán xá bày biện ra vẻ lắm, tây lắm, mình đành tìm một quán có mì gì đó ăn. Ghé CHẤM ĐỎ, thấy mấy cái hình chụp mì sủi cảo ngon quá, kêu ngay một tô. Chờ đúng 15 phút, nó bê cho tô mì có bốn cục hoành thánh thì không ra, mà sủi cảo thì chả đúng, có ba cọng cải ngọt nằm trên, thấy khói bốc có vẻ ra dáng lắm, ghé mũi ngửi, mùi dầu mè đậm đặc- nhưng không át được cái mùi chua thiu của đồ ăn để trong thời tiết nóng. Thây kệ , đói mà...múc miếng nước lèo cho vào miệng- ngậm luôn! Nó vừa nhạt muối, nhạt mắm, nhạt còn hơn nước ao bèo, mỡ lày nhầy...cố mà nuốt vào không cho ói ra bất lịch sự với những người xung quanh. Gắp miếng sủi cảo cho vào miệng- lúc này hết lịch sự- nhổ ngay ra lập tức vào tô mì: Nó chua thiu, mùi thịt ôi, tôm thì bở bục, ươn nghoéo. Quăng đũa cái toạch gọi cô quản lý chỉ vào cái tô : Cái này thì cho heo ăn nó cũng phải ói ngược ba ngày mới nín ói.
Bỏ đi luôn mà tức anh ách- nó coi thường khách hàng đến thế là cùng, mà nó chém có ít chi 42.000 đồng một tô.
Rất lo, có ba du khách họ mới kêu giống thế vì thấy mình chỉ cái loại đó. Nếu nó ăn mà không nhận ra và bỏ đi thì rắc rối.
Mình có cơ thể cực nhạy với đồ ăn ôi thiu, vừa hen, vừa ngứa, vừa đau bao tử. Vạ cũng vì mồm cả.
Thề không bao giờ lại gần cái quán hay nhà hàng nào mang tên CHẤM ĐỎ nữa. Cũng mang danh nhà hàng trong Parkson- nơi mua sắm hàng hiệu...đúng là chính hiệu thật.
Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 13 tháng 4, 2010

Innov Green lấy 50 triệu trám mồm.

Sáng qua 12/4, bà Ou Ching, đại diện cho ông Steve Chang - Chủ tịch tập đoàn Trend Micro (Đài Loan) và Innov Green tại Việt Nam - đã trực tiếp đến nhà Tài thăm và hỗ trợ cho mẹ con Tài số tiền đúng 50 triệu đồng để mổ tim và chữa cả bệnh thoát vị đĩa đệm cho bà Mai. Bên cạnh đó, tập đoàn Innov Green còn cam kết sẽ nhận Tài vào làm việc tại chi nhánh của mình ở Quảng Nam.
Sáng qua 12/4, bà Ou Ching, đại diện cho ông Steve Chang - Chủ tịch tập đoàn Trend Micro (Đài Loan) và Innov Green tại Việt Nam - đã trực tiếp đến nhà Tài thăm và hỗ trợ cho mẹ con Tài số tiền đúng 50 triệu đồng để mổ tim và chữa cả bệnh thoát vị đĩa đệm cho bà Mai. Bên cạnh đó, tập đoàn Innov Green còn cam kết sẽ nhận Tài vào làm việc tại chi nhánh của mình ở Quảng Nam.
http://www.baodatviet.vn/Home/congdongviet/Nuoc-mat-dai-gia-Dai-Loan-va-nu-cuoi-dua-con-ban-than/20104/88255.datviet
Bị báo lên án vụ rừng rú thuê như cho, nguy cơ đổ vỡ ý đồ chiếm đất rừng- chúng nó tung chiêu lấy tiền trám miệng báo. Nếu thực lòng hỗ trợ thì không cần rêu lên báo. Tiền là tiên là phật chăng trời??????
Tiền ủng hộ đến tận nơi trao là xong, hay có lòng thì đặt chỗ bệnh viện đưa người ta đi chữa trị tại sao lại phải rêu lên báo cái biển tiền ủng hộ? Innov Green, cái tên đang tung hoành trên khắp mọi vùng rừng chiến lược của Việt nam. Và ở chính Quảng nam cho bọn nó thuê rừng giá bằng ba cọng rau muống. Báo chí đưa tin này để từ từ chuyển hướng định hướng cho dân Việt nam chăng?
Một lũ bố láo. 50 triệu mua lại một sinh mạng người , nhưng 50 triệu để mua sự câm lặng hay tung hô của báo chí thì quả là bèo. Bèo mạt hạng!
Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2010

Tôi đang giận ứ lên trên cổ

Ai thực tâm yêu con tôi thì mang nó về nuôi! Máy lạnh, máy nước nóng, dàn nghe nhạc xịn, cơm nước theo ý nó, học hai đại học tôi nuôi rồi , có người giúp việc chăm lo mọi thứ. Nó ốm nó đau thì chạy ra vô cơm nước thuốc men mà chăm nó. Xe cộ mua cho nó, hư hao bỏ tiền phóng xe đi mà sửa. Nó hư hỏng thì mỏi mồm mà dạy mà nghiêm! Chứ đừng có cái kiểu chia rẽ tình cảm mẹ con tôi! Con cái phải giáo dục phải nghiêm khắc , đừng có ngọt ngào dụ dỗ nó ra điều mẹ nó chằn tình làm khổ nó! Các người ác nghiệt nó vừa phải thôi! Khi nó còn nhỏ tí, ai còng lưng đi làm kiếm tiền nuôi nó? Nuôi nó lớn bây nhiêu các người dùng lời ngọt để nó tránh xa mẹ chằng của nó thì mấy người đem nó về mà nuôi! Máu mủ gì, ruột thịt gì mà đối xử với tôi khốn nạn thế! Từ khi còn nhỏ các người đã không coi tôi là cái quái gì- ép tôi lấy chồng khi vừa nứt mắt. Bây giờ có mỗi một đứa con, các người muốn giành giật nốt cả chút tình cảm nhỏ nhoi này của tôi ư? Các người có tin là tôi tự sát trước các người để cho các người ôm hận cả đời không!
Còn mày nữa! Mày giết tao luôn đi! Tao đẻ mày ra tao cũng chín chết một sống- giờ còn cái mạng già này mày giết tao luôn đi cho thỏa. Tao không ngọt ngào, dịu dàng để chỉ làm mẹ mày đâu, tao vừa làm cha làm mẹ mày thế này đã đủ khốn nạn cái cuộc đời tao rồi!
Đọc tiếp ...

Bắc bộ- phong cách và lối sống

Những câu chuyện góp nhặt hàng ngày, những lời thở than của những người dân chạy vào Nam kiếm sống mà tôi nghe hàng ngày làm tôi chợt bàng hoàng...ồ thế ra mình vào Nam là mình đã thoát????......
(Đặt cục gạch vào đây, khi nào hứng viết tiếp, con Tũn nó ị bậy, Củ sâm chửi bới ồn ào, tớ cụt mẹ nó hứng.....lão khò rồi, viết tiếp)
Tỉnh Hà Nam cũng không xa lắm Hà nội, đường xá cũng lưu thông, con người có thể đi qua lại. Ấy thế mà cái làng có mấy trăm nóc nhà, xóm cũ và xóm mới, chỉ có mấy người biết cái tỉnh Hà nội ở đâu. Vài trong số người bỏ xứ làm ăn xa đã "lên" Hà nội, oai lắm, oai vô cùng, còn những kẻ vào Nam làm có tiền gửi về nuôi gia đình hay làm nhà thì " Chắc là vào Nam làm đĩ điếm hay ma cô trộm cắp mới nhiều tiền thế" ...dân làng đồn thế....
Con Tuyết năm nay cỡ 44 , nhìn nó già trước tuổi, hom hem, đen đúa, cái mặt cũng còn vài nét dễ thương đọng lại, nó lành lặn khỏe mạnh chả tật nguyền gì, chỉ mỗi tội nhà nghèo quá. Cái thằng Thuyết xóm bên vừa gù, vừa thọt nhưng có bố làm cán bộ xã, nghe đâu là cán bộ phụ trách xóa đói giảm nghèo kiêm trưởng thôn. Bố thằng Thuyết thấy con Tuyết khỏe mạnh lại chăm chỉ đồng áng nuôi bầy em thiếu mẹ ngon lành thế là cả nhà lão ấy bàn nhau sang hỏi con Tuyết cưới cho thằng con tàn tật của họ. Con Tuyết cũng vì em út mà 26 tuổi chưa lấy được chồng nên gật đầu lấy đại, kệ, miễn có tấm chồng như người ta.
Nó về nhà chồng với hai bộ đồ, nhà chồng qua đón, nó đạp xe một mình sang bên đó đứng trước vì xấu hổ không dám sánh đôi với thằng chồng chỉ cao ngang nách nó.
Nó một thân một mình cày cấy nuôi bò, nuôi lợn, nuôi thằng chồng ở không suốt ngày đàn đúm bạn bè. Hai đứa con ra đời năm một, nó lại càng thảm, mới đẻ một tuần đã đi nhổ mạ cấy lúa. Nghèo hoàn nghèo.
Khổ quá, nó nghe người ta đồn đi làm giúp việc Đài loan lương ba triệu một tháng, nó cầm sổ đỏ ngân hàng, vay mượn anh em được 21 triệu nộp cho mụ dắt mối với hy vọng đi Đài loan một năm có 36 triệu gửi về làm cái nhà đúc thay cái nhà vách đất lợp lá mùa đông rét ngủ không được. Nó chưa kịp đi, thằng Thuyết đã vay nợ làm nhà cho oai với làng xóm hết hơn ba chục triệu, nó cản, nó khóc hết nước mắt, nhưng bố mẹ chồng nó thì cứ xúi thằng Thuyết làm đi, bố nó sẽ vay tiền từ quỹ xoa đói giảm nghèo cho mà làm, rồi con vợ đi Đài loan lấy tiền trả lại.
Đài loan đâu chả thấy, con Tuyết bị lừa mất hết tiền lại gánh thêm món nợ làm nhà của thằng chồng ăn bám, dân làng chì chiết nó " Đồ đàn bà hư hỏng, chả biết tính toán giờ mang nợ" . Họ khoái trá với những câu chuyện lê lết bên hè cửa, dè bỉu con Tuyết đủ kiểu. Con tuyết chịu không nổi đàm tiếu của làng, nửa đêm nó ôm quần áo đi Nam kiếm việc làm trả nợ.
Đúng là ông Trời không triệt người tới đường cùng. Nó kiếm được việc giúp việc nhà. Nó làm mới ba tháng, chủ thương, nghe hoàn cảnh thế cho nó mượn tiền trước trả bớt nợ. Nó trả được hơn phân nửa tiền nợ thì chồng nó gọi điện vào bảo :" Về ngay, dân làng nó đồn mày đi Nam làm đĩ nên có tiền nhiều trả nợ!" Con Tuyết khóc gào lên " Mày là cái thằng khốn nạn, tiền mày vay, tao phải trả nợ mà mày nghe dân làng là thế nào? tao ứng trước lương trả nợ thì tao phải làm cho đủ tháng đủ năm trả nợ người ta cho vay chứ."
Nó không chịu về, gia đình chồng từ bố chồng đến mẹ chồng thay phiên nhau gọi điện quấy rầy nhà chủ, hết lý do bố nó sắp chết, chồng nó đau nặng..vân vân...vân vân cho con dâu tôi về....Họ dựng đứng mọi chuyện, mọi lý do với mục đích bắt con Tuyết phải về hầu chồng nó, chồng nó tàn tật không làm gì được.
Cái Tết thứ hai con Tuyết vắng nhà, chủ nợ làm nhà đến đòi tiền, thằng chồng nó ngổi vảnh trên ghế bảo chủ nợ :" Con Tuyết nó mượn thì nó trả, chả liên quan tới tao" , bố mẹ chồng nó bảo : " Nó mượn tiền nhiều quá không trả được, nó trốn đi Nam rồi, vào đó mà đòi". Chị em con Tuyết gọi điện vào kể lể, con Tuyết cứ khóc vùi. Bà chủ nhà thấy bực bội, cho nó mượn một số tiền lớn, bảo nó "đem về quê trả, chuộc sổ đỏ ra, chửi cho thằng chồng với nhà chồng nó một trận cho tao, cần thì mày ly dị đi vào tao nuôi tới già".
Nó về quê, đem tiền trả từng thằng một mới lòi ra thằng chồng nó ở nhà lấy tiền nó gửi ra trả nợ cất tiệt bên bố mẹ nó mà không chịu trả nợ hết. Nó cãi nhau, băm bổ, đông đổng hết nửa tháng, lão bố chồng mới chịu xì ra chỉ có 5 triệu trả lại nó. Làng lại đồn là con Tuyết cặp bồ với thằng giàu có ở Sài gòn nên mới có tiền mang ra trả nợ! Nó bị mấy cái mụn cóc trên tay đang chữa chưa lành, thế là làng nó đồn thêm " Con Tuyết bị sida nổi đầy người, tanh ghê lắm"
Nó đi chợ mua 5 lạng thịt lợn, đám dân làng kháo nhau " eo cái con này mới vào Nam mà đã nhiễm tính bọn dân Nam ăn hoang vạt cả núi."
Con Xuyến kế bên nhà đi mua bó rau muống 500, dân lại kháo nhau " eo ơi con này sao nó ăn kẹt xỉ thế, chắc để tiền đốt cúng mả cha nó..."
Thằng Hiên anh em chú bác họ bên nhà dì con Tuyết khổ quá, con Tuyết rủ nó đi vào Nam kiếm việc , làng nó kháo nhau ầm ĩ " Ôi anh em bà con con Tuyết loạn luân, cặp bồ với nhau đi Nam" thằng chồng con Tuyết nhảy lên như đỉa phải vôi chửi bới vợ lăng loàn ...vì nó nghe ..làng đồn thế!
Năm năm trôi qua, nợ nó trả xong, vừa nói với bà chủ " Ôi em khỏe hết cả người, làm cho chị một hai năm nữa dành tiền làm vốn em về quê chị nhé" Con Tuyết cười sung sướng chưa đầy tuần thì thằng chồng nó gọi vào " Nhà con gái lớn phải gả chồng, nhà Bảo nó mới làm nhà to lắm, tao thấy đất nhà mình còn, tao làm thêm cái bếp cho to ra với một buồng ngang nữa. Mày lo tiền đi chừng 5 triệu" Chúng nó cãi nhau um xùm, cuối cùng lại thấy kỳ cụi gửi tiền ra cho thằng kia thuê thợ sửa nhà.
Tết này con Tuyết về thăm nhà mới ngã ngửa, thằng chồng ở nhà làm thêm cái nhà hai tầng 50 mét vuông, bể cá kiểng, ghế xa lông, dàn loa karaoke ông ổng. Thằng chồng nó bảo " Làm hết 70 triệu, bây giờ ba mẹ con mày làm hết trong Sài gòn thì mỗi tháng gửi 5 triệu cho tao trả tiền làm nhà với mua sắm cho bằng chị bằng em." Chúng nó đánh nhau ầm ĩ, thằng chồng con Tuyết kêu cả họ nhà nó sang đánh con Tuyết rách mặt ba chỗ, mỗi chỗ khâu năm sáu mũi gì đó. Hai đứa con gái của con Tuyết thì chỉ bênh bên nội mà kệ cho mẹ chúng nó mang đầy thương tích lầm lũi vào Nam cày tiếp để lấy tiền trả nợ.
Bây giờ làng nó đồn là : " Mẹ con nhà nó buôn ma túy hay sao ấy nhỉ?"""
Đúng là cái thói dân Bắc, tỵ nạnh , ghen tỵ đến từng cọng lông. Đi chợ là phải giấu diếm chứ nếu thấy mua nhiều bị dân làng chửi " ăn tàn phá hại" cho dù dân làng chả bị sứt đồng mẻ nào. Nhà mày xây 50 mét vuông thì nhà tao sẽ xây to hơn nhà mày...nửa mét vuông.
Nhà lúc nào cũng phải mở cổng, người đi làm đồng về ngang qua uống hụm nước hay rít điếu thuốc lào, tự nhiên như nhà mình vậy. Hay hàng xóm thiếu cái nồi, sang mượn không cần hỏi, chủ nhà không biết thì lấy luôn.
Hai vợ chồng ngủ với nhau hay cãi nhau là hàng xóm đều biết, đều kháo chuyện sau lưng. Hễ có mặt đương sự của câu chuyện thì hàng xóm bàn sang chuyện khác. Ấy thế mà gặp nhau vẫn chót lưỡi đầu môi " Ôi chao nhà bác đẹp nhỉ, con lợn to nhỉ" , vừa quay lưng đi đã lầm bầm " cái thứ hợm mình khoe của, toàn tiền bất chính"
Bờ ruộng mày cao hơn ruộng nhà tao à? Đêm khuya ra cào cho mất bờ! Sáng ra nhảy lên đông đổng chửi nhau, đánh nhau sứt đầu mẻ trán.
Đống rạ tuốt lúa hồi chiều vẫn còn, sáng hôm sau ra đã bị ăn trộm mất hết, hóa ra cái con nhà nó cạnh ruộng mình.
Ồ nhà thằng Quang mới mua con xe 15 triệu....Nhà thằng Quyết chả có đồng nào cũng quày quả đi vay làng trên xóm dưới 16 triệu mua con xe ngon hơn, xách chạy qua chạy lại trước nhà thằng Quang ..để chọc tức....rồi cắm mặt chịu chửi để cày mà trả nợ con xe oai.
Ngay tại thời điểm này 04/2010 chứ chả đâu xa xôi
( Còn tiếp, mà mệt quá, mơi viết)


Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2010

Lấy chồng nước ngoài- đi với chồng bị chửi đểu miết.

Nghĩ thấy bực mình, hôm nay mình đi đón Củ Sâm từ nhà thờ về, sẵn đường tạt qua mua gạo , mấy người thấy mình chọn loại gạo 11 ngàn, sau khi dòm thấy Củ sâm, họ bảo mình thế này chứ " Chồng nước ngoài mà mua gạo bèo thế, sao không lấy loại 18k?"  Tự dưng nổi máu điên lên, ráng nhẹ nhàng nói với bà già bán gạo tuổi ngang mẹ mình rằng :" Đâu phải nước ngoài ai cũng là tỷ phú bác, phải làm mới có ăn bác à"...bực tập một.
Củ sâm nhắng lên đòi ra Diamond plaza chơi... chiều vậy, dù rằng mình đang bận cái quần lửng chó táp, với đôi dép lê quèn quẹt. Đi dạo một vòng tầng 1, mấy em hàng túi xách mời Củ sâm "mua túi hàng hiệu tặng cho madam đi sir" cái tiếng Anh nửa mùa nghe ớn lạnh ....nhìn cái giá, mình muốn bổ chửng, có 17 triệu hà! Mình nhăn mặt kéo Củ sâm đi, nỡ lòng nào con nhỏ đó nó quăng một câu không không :" Chắc xài bùa nên già cũng kiếm được chồng Hàn" nó quăng sau đít mình vài mét nên chả lẽ quay lại táng mặt nó thì lời nói gió bay mất, nó chối thì làm sao? Bực tập hai.
Về đọc báo, cái bài nỗi oan chồng Tây,bực tập ba.
Mẹ bố khỉ, có phải quặp nhau vì tiền đâu mà đi đâu cũng bị bảo vớ được chồng Hàn nên mới ngon lành thế. Địt mẹ cày thở đéo ra hơi, làm hai chục năm không biết tới ngày nghỉ, làm từ kỹ sư đến mẹ cò nhà, cò đất, tới cả cò lao động nước ngoài....thượng vàng hạ cám đều ráng cày cắc củm kiếm tiền. Nhịn mọi thú vui để gầy dựng nên cơ nghiệp như hôm nay. Bi giờ hở ra cái là bị người dân ta bẩu rằng tiền của thằng Hàn. Ức đéo chịu nổi.
Mẹ mày mà ham giàu thì mẹ mày lấy thằng chủ ngân hàng Taiwan kìa....nó theo mẹ mày mà nó dám mua nhà để tặng, mẹ mày còn ném trả vào mặt nó giấy tờ nhà tên mẹ mày kìa...
Khổ , bực, điên....vì tình mà lấy cũng không yên với mấy người. Mấy cái con đi thi quắp chồng Hàn lắm quá, mấy con cặp vì tiền lắm quá làm mẹ mày mang tiếng oan.
Tối nay bảo Củ sâm, lần sau đi đâu thì ở nhà đi, đừng có đi theo nữa. Củ Sâm nhăn nhở :" Ơ hay anh theo đuôi vợ anh cơ mà! Kệ cái đám sipalnom đi!"  Sipalnom : Có nghĩa gần như mấy "thằng địt ấy".
Hết biết nói sao!
Đọc một đống luật lao động nước ngaoì tại Việt nam xong thì tẩu hỏa mẹ nó cái đầu....Mai phải đi làm mấy cái vụ này nữa!

Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010

6 tấn bảy gạo cho một lỗ!

Doanh nhân tham gia chơi golf tại Sân golf Montgomerie Links (Quảng Nam) nếu đánh một gậy trúng lỗ số 5 sẽ được Olympus Pacific Minerals Inc (OYM) tặng một huy chương vàng nguyên chất, nặng hai lượng.


Ông Paul Seton, Giám đốc thương mại OYM cho biết, mục đích OYM trao giải thưởng này cho các doanh nhân nhằm thu hút doanh nhân cũng như Việt kiều đến chơi môn thể thao giành cho giới thượng lưu tại Việt Nam. Đây cũng là nơi giải trí và trao đổi kinh nghiệm thương trường giữa các doanh nhân, mặt khác thu hút các doanh nhân tiếp tục hợp tác với OYM đầu tư vào lãnh vực khai thác vàng tại Việt Nam.

OYM là doanh nghiệp điều hành hai dự án vàng lớn tại miền Trung Việt Nam. Đến nay, sản lượng vàng OYM đạt được tại miền Trung là 30.000 ounce mỗi năm. OYM đang xây dựng nhà máy tuyển vàng thứ hai ở tỉnh Quảng Nam, nâng tổng sản lượng đạt được vào cuối năm 2010 lên tới 80.000 ounce.

http://www.baodatviet.vn/Home/kinhte/Co-hoi-cho-doanh-nhan-an-vang-nguyen-chat/20104/86734.datviet

Vâng đất nước Việt nam bây giờ quá giàu, doanh nhân toàn dân thượng lưu cả, chơi thể thao bét ra cũng quánh golf tại Việt nam. Thế mà chả hiểu mấy doanh nhân có tri thức đây nhỉ? Loại nào thì giàu thượng lưu? Loại doanh nhân nào bục mặt ra cũng chỉ vừa đủ ăn? Giờ công ty khai thác vàng ở Việt nam ra giải thưởng chơi một nhát trúng lỗ là có ngay hai lượng vàng. Mẹ kiếp lấy mỡ nó rán nó. Mấy thượng lưu doanh nhân đỏ vốn các tay chơi siêu hạng- đâm cặc phát nào trúng ngay lỗ phát đó mà lo chi....
Nghĩ thấy tội bản dân tộc 10 tháng nay đói vàng mắt đói bạc mặt, dân miền trung đi biển chưa có tiền chuộc về vì nước mẹ bắt giữ. So sánh nói chi cũng là khập khiễng, nhưng sao muốn chửi thề quá!
Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2010

Nụ hôn

Đêm nay chợt nghe bài hát nụ hôn vĩnh biệt, tự dưng tiếng nức nghẹn ngào buột ra khỏi lồng ngực, như mũi dao cắm vào tim.....
Trước ngày cưới vài hôm, mình đã ôm Châu mà khóc nức nở chia tay tiễn biệt dù Châu đã lấy vợ.....nước mắt của mình và Châu chảy mặn đắng môi.......
Ly thân rồi, dưới dàn hoa bông giấy hẻm Tú Xương, mưa như thác đổ mình và Duy trao nhau nụ hôn ngọt ngào cháy bỏng nhưng hạnh phúc chẳng mấy mà tan.....
Cảm giác nụ hôn ấy còn trong tim mình, bài hát này khiến cảm giác ấy đang ngủ lại thức dậy và mình chợt khóc....
Ôi nụ hôn..........
Đọc tiếp ...