Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2009

Entry for January 31, 2009 Nhớ !

Cám ơn Tệ cám ơn Linh

Tản Mạn Cho Đảo Xa

Trung Bảo

Một năm với đời người đã ngắn; đối với đất nước, với dân tộc chỉ như một cái chớp mắt. Có khi người ta không đo một năm bằng 12 tháng, bằng một vòng luân chuyển của đất trời … người ta đo một năm bằng những sự kiện diễn ra. Có những sự kiện đậm trong trí nhớ con người đến độ một năm trôi qua mà như thấy mới chỉ hôm qua.

Những ngày cuối năm 2007 đầu năm 2008, lần đầu tiên kể từ sau ngày thống nhất đất nước, thanh niên Việt Nam đã xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước khi Trung quốc công khai thể hiện dã tâm trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ngợi ca công khai… nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt tình với đất nước của thanh niên trí thức trẻ sẽ không bao giờ thay đổi.

Một năm sau, tờ giấy khổ A4 với dòng chữ vi tính: “Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu là của Việt Nam” cùng vài chữ viết tay nguệch ngoạc: “9.12, ngày lịch sử” giờ đây đã ngả màu. Tờ giấy này của một bạn trẻ nào đó, tôi nhặt được trên lề đường Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 1. Tp. HCM), đối diện lãnh sự quán Trung quốc, trong những ngày đẹp trời cuối năm 2007. Tôi đem nó về dán lên tường nhà mình như một kỷ niệm đẹp. Cái ngày 9.12.2007 có lẽ chẳng bao giờ khiến tôi quên được. Quên sao được cái không khí bừng bừng khí thế. Quên sao được khi tình cờ, tôi được đứng lẩn vào cùng những người đã tạo nên những ngày lịch sử.

Tôi chưa có dịp đến Trường Sa, Hoàng Sa lại càng quá xa xôi mịt mờ… dù hòn đảo này là một huyện của thành phố nơi tôi sinh ra. Thỉnh thoảng khi đắm mình trorng làn nước biển trong veo giữa những buổi trưa hè chói chang, tôi nhìn ra phía khơi và dường như thấy thấp thoáng lá cờ phần phật của những hải đội lĩnh ấn vua ban đang vượt sóng ra trấn thủ đảo xa. Vậy nên tôi biết mình sẽ lại sẵn sàng đứng cùng những người bạn chưa từng quen để lại được hô to “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Và tôi cũng biết còn có rất nhiều người luôn đau đáu trong tim mình về nhũng phần lãnh thổ đang còn xa tay mẹ tổ quốc.

Nếu có “kẻ xấu” nào đó “kích dộng” người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những “kẻ xấu” này. Ngược lại, khi “người tốt” tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng “người tốt” này cần phải được xem lại. Khi mà kẻ tham lam ở phương Bắc không chỉ thể hiện sự bá quyền trên các văn bản tuyên bố mà chuyển qua hành động đầu tư, khai thác dầu khí ngay trong khu vực lãnh hải của chúng ta thì sự sát cánh của nhân dân và Nhà nước lại càng cần kíp hơn bao giờ.

Lịch sử do chính chúng ta làm nên. Do chính những người đã bất chấp sợ hãi thường nhật, bất chấp thói quen trì trệ để kẻ khác quyết định thay mình… để bước xuống đường giương cao lá cờ Việt Nam, hô to: “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam”. Lịch sử cũng sẽ không bỏ qua cho chúng ta khi cứ giả như không có, không biết một phần đất nước vẫn đang còn bị xấm lấn. Vậy thì thật tự hào, vô tình tôi đã được đứng về phía mặt sáng của lịch sử.

[Du lịch (Cơ quan của Tổng cục Du lịch ­– ­ Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch), số Xuân Kỷ Sửu 2009, trang 23]

Đọc tiếp ...

Entry for January 31, 2009 Nhớ !

Cám ơn Tệ cám ơn Linh

Tản Mạn Cho Đảo Xa

Trung Bảo

Một năm với đời người đã ngắn; đối với đất nước, với dân tộc chỉ như một cái chớp mắt. Có khi người ta không đo một năm bằng 12 tháng, bằng một vòng luân chuyển của đất trời … người ta đo một năm bằng những sự kiện diễn ra. Có những sự kiện đậm trong trí nhớ con người đến độ một năm trôi qua mà như thấy mới chỉ hôm qua.

Những ngày cuối năm 2007 đầu năm 2008, lần đầu tiên kể từ sau ngày thống nhất đất nước, thanh niên Việt Nam đã xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước khi Trung quốc công khai thể hiện dã tâm trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ngợi ca công khai… nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt tình với đất nước của thanh niên trí thức trẻ sẽ không bao giờ thay đổi.

Một năm sau, tờ giấy khổ A4 với dòng chữ vi tính: “Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu là của Việt Nam” cùng vài chữ viết tay nguệch ngoạc: “9.12, ngày lịch sử” giờ đây đã ngả màu. Tờ giấy này của một bạn trẻ nào đó, tôi nhặt được trên lề đường Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 1. Tp. HCM), đối diện lãnh sự quán Trung quốc, trong những ngày đẹp trời cuối năm 2007. Tôi đem nó về dán lên tường nhà mình như một kỷ niệm đẹp. Cái ngày 9.12.2007 có lẽ chẳng bao giờ khiến tôi quên được. Quên sao được cái không khí bừng bừng khí thế. Quên sao được khi tình cờ, tôi được đứng lẩn vào cùng những người đã tạo nên những ngày lịch sử.

Tôi chưa có dịp đến Trường Sa, Hoàng Sa lại càng quá xa xôi mịt mờ… dù hòn đảo này là một huyện của thành phố nơi tôi sinh ra. Thỉnh thoảng khi đắm mình trorng làn nước biển trong veo giữa những buổi trưa hè chói chang, tôi nhìn ra phía khơi và dường như thấy thấp thoáng lá cờ phần phật của những hải đội lĩnh ấn vua ban đang vượt sóng ra trấn thủ đảo xa. Vậy nên tôi biết mình sẽ lại sẵn sàng đứng cùng những người bạn chưa từng quen để lại được hô to “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Và tôi cũng biết còn có rất nhiều người luôn đau đáu trong tim mình về nhũng phần lãnh thổ đang còn xa tay mẹ tổ quốc.

Nếu có “kẻ xấu” nào đó “kích dộng” người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những “kẻ xấu” này. Ngược lại, khi “người tốt” tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng “người tốt” này cần phải được xem lại. Khi mà kẻ tham lam ở phương Bắc không chỉ thể hiện sự bá quyền trên các văn bản tuyên bố mà chuyển qua hành động đầu tư, khai thác dầu khí ngay trong khu vực lãnh hải của chúng ta thì sự sát cánh của nhân dân và Nhà nước lại càng cần kíp hơn bao giờ.

Lịch sử do chính chúng ta làm nên. Do chính những người đã bất chấp sợ hãi thường nhật, bất chấp thói quen trì trệ để kẻ khác quyết định thay mình… để bước xuống đường giương cao lá cờ Việt Nam, hô to: “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam”. Lịch sử cũng sẽ không bỏ qua cho chúng ta khi cứ giả như không có, không biết một phần đất nước vẫn đang còn bị xấm lấn. Vậy thì thật tự hào, vô tình tôi đã được đứng về phía mặt sáng của lịch sử.

[Du lịch (Cơ quan của Tổng cục Du lịch ­– ­ Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch), số Xuân Kỷ Sửu 2009, trang 23]

Đọc tiếp ...

Entry for January 31, 2009

Một con điên
Một con chó má
Một con khờ khờ
Bạn chọn con nào?

Đọc tiếp ...

Entry for January 31, 2009

Một con điên
Một con chó má
Một con khờ khờ
Bạn chọn con nào?

Đọc tiếp ...

Entry for January 31, 2009 Thịt bò xào khóm và bò lúc lắc

1/Bò xào khóm

Khóm : 1 trái

Thịt bò :300 gr

Hành củ tím: 2 củ thái lát bằm nhuyễn

Tỏi : 3 tép bằm nhuyễn

Hành là 2 tép; cắt khúc 2 cm

Cách làm:

Khóm chẻ tư bỏ lõi giữa, thái dày cỡ 5-7 ly(mm) ngang theo trái khóm- ướp một thìa đường, 1/4 muỗng cà phê muối để chừng 20 phút.

Thịt bò thái mỏng cỡ 3-4 ly , miếng to cỡ bằng miếng khóm. Ướp 1/2 chỗ tỏi, hành đã bằm. Nước tương ngon 2 muỗng canh, tí teo bột ngọt, 1/2 muỗng canh nước mắm ngon bóp đều- dùng tay bóp thịt rất mau mềm và thấm. để ướp 30-45 phút. Nếu là bò dai thì trước khi nấu 5 phút ướp 1 muỗng canh nước khóm cho mềm.

Bắc chảo cho nóng, bỏ dầu ăn vào, bỏ ít hành bằm làm thơm mùi , cho dứa vào xào, xào mềm, nêm thêm nước mắm và đường cho vừa khẩu vị, xào chừng 15 phút là được- đổ ra cái thố.

Thịt bò xào lên cỡ chừng năm phút, nêm thêm chút đường hay mạch nha là ngon nhất, vừa săn thịt bò là đổ khóm vào đảo lên, cho nốt chỗ tỏi bằm và hành lá cắt khúc đảo thật nhanh- bắc xuống. Đổ ngay ra đỉa ăn nóng- thơm lừng.

Món ăn này phải có vị mặn đủ, ngọt vừa, hơi chua nhẹ của khóm.ăn với cơm nấu hơi khô khô thì tuyệt.

2/ Bò lúc lắc: Chọn thăn chuột của bò, thịt mềm nhất: 500 gr

Cắt vuông quân cờ 1.5 cmx 1.5 cmx1.5cm

Tỏi đập dập cỡ nửa củ băm sơ qua

Hành Tây cắt vuông như miếng thịt bò

Ớt xanh trái to cắt vuông quân cờ

Ướp thịt bò 2 muỗng canh nước tương, bột nêm 1/2 muỗng cà phê, 1 muỗng hắc xì dầu( black soybean sauce) bóp đều để chứng 1 tiếng, nếu thích có thể cho vào 1/2 muỗng cà phê dầu mè đen. Nếu ăn mặn thì trước khi xào 5 phút nêm chút muối ( nếu nêm muối sớm thịt bò sẽ rất dai)

Lửa thật to, bắc chảo xào nhanh hành tây, ớt xanh, rắc chút muối, bột nêm vào, vừa chín tới- màu xanh của ớt chuyển sang hơi đậm là đổ ra thố.

Thịt bò xào chia làm ba lần, mỗi lần cỡ chừng 150gr , lửa to, chảo nóng xào trong vòng ba phút thịt bò chín tái bôn mặt là đổ ra.

Sau khi xong, bắc chảo lên lần nữa, nóng chảo, đổ thịt bò hành ớt đã xào đảo nhanh 1 phút, nhắc ra- đổ ra đĩa, rắc tí tiêu, hành lá hay mùi lên.

Chấm bằng nước tương hoặc muối tiêu chanh. Ăn chung với khoai tây chiên, bánh mì.
Chúc bé Vân nấu ngon lành nhé. Entry này viết cho bé Vân, với ai thích nấu nướng.


Đọc tiếp ...

Entry for January 31, 2009 Thịt bò xào khóm và bò lúc lắc

1/Bò xào khóm

Khóm : 1 trái

Thịt bò :300 gr

Hành củ tím: 2 củ thái lát bằm nhuyễn

Tỏi : 3 tép bằm nhuyễn

Hành là 2 tép; cắt khúc 2 cm

Cách làm:

Khóm chẻ tư bỏ lõi giữa, thái dày cỡ 5-7 ly(mm) ngang theo trái khóm- ướp một thìa đường, 1/4 muỗng cà phê muối để chừng 20 phút.

Thịt bò thái mỏng cỡ 3-4 ly , miếng to cỡ bằng miếng khóm. Ướp 1/2 chỗ tỏi, hành đã bằm. Nước tương ngon 2 muỗng canh, tí teo bột ngọt, 1/2 muỗng canh nước mắm ngon bóp đều- dùng tay bóp thịt rất mau mềm và thấm. để ướp 30-45 phút. Nếu là bò dai thì trước khi nấu 5 phút ướp 1 muỗng canh nước khóm cho mềm.

Bắc chảo cho nóng, bỏ dầu ăn vào, bỏ ít hành bằm làm thơm mùi , cho dứa vào xào, xào mềm, nêm thêm nước mắm và đường cho vừa khẩu vị, xào chừng 15 phút là được- đổ ra cái thố.

Thịt bò xào lên cỡ chừng năm phút, nêm thêm chút đường hay mạch nha là ngon nhất, vừa săn thịt bò là đổ khóm vào đảo lên, cho nốt chỗ tỏi bằm và hành lá cắt khúc đảo thật nhanh- bắc xuống. Đổ ngay ra đỉa ăn nóng- thơm lừng.

Món ăn này phải có vị mặn đủ, ngọt vừa, hơi chua nhẹ của khóm.ăn với cơm nấu hơi khô khô thì tuyệt.

2/ Bò lúc lắc: Chọn thăn chuột của bò, thịt mềm nhất: 500 gr

Cắt vuông quân cờ 1.5 cmx 1.5 cmx1.5cm

Tỏi đập dập cỡ nửa củ băm sơ qua

Hành Tây cắt vuông như miếng thịt bò

Ớt xanh trái to cắt vuông quân cờ

Ướp thịt bò 2 muỗng canh nước tương, bột nêm 1/2 muỗng cà phê, 1 muỗng hắc xì dầu( black soybean sauce) bóp đều để chứng 1 tiếng, nếu thích có thể cho vào 1/2 muỗng cà phê dầu mè đen. Nếu ăn mặn thì trước khi xào 5 phút nêm chút muối ( nếu nêm muối sớm thịt bò sẽ rất dai)

Lửa thật to, bắc chảo xào nhanh hành tây, ớt xanh, rắc chút muối, bột nêm vào, vừa chín tới- màu xanh của ớt chuyển sang hơi đậm là đổ ra thố.

Thịt bò xào chia làm ba lần, mỗi lần cỡ chừng 150gr , lửa to, chảo nóng xào trong vòng ba phút thịt bò chín tái bôn mặt là đổ ra.

Sau khi xong, bắc chảo lên lần nữa, nóng chảo, đổ thịt bò hành ớt đã xào đảo nhanh 1 phút, nhắc ra- đổ ra đĩa, rắc tí tiêu, hành lá hay mùi lên.

Chấm bằng nước tương hoặc muối tiêu chanh. Ăn chung với khoai tây chiên, bánh mì.
Chúc bé Vân nấu ngon lành nhé. Entry này viết cho bé Vân, với ai thích nấu nướng.


Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2009

Entry for January 30, 2009 Câu chuyện nghe ngày 5 Tết.


Chuyện kể có thật.

Bà ấy sinh ra ở đất Bình lục, nơi thói lề nhà quê ăn hằn lên trên từng nếp nghĩ của từng con người chỉ biết sống trong vòng vây lũy tre làng, cả đời có khi chỉ bước chân ra khỏi làng hai ba lượt.

Bà ấy cũng là thuộc loại con gái có nhan sắc, vừa lớn lên chưa kịp thành thiếu nữ đã có người rước về làm vợ. Tất tả đồng áng, chăm con đẻ sòn sòn hai năm một đến hơn ba mươi tuổi gần bốn mươi thì bà ấy đẻ đến thằng út thứ sáu.

Đẻ xong, mất máu, người bà ấy gầy mòn, già cỗi đi như năm sáu chục tuổi rồi, đứa con đẻ ra không có sữa mẹ, mà thời ấy lại vào khoảng thời bao cấp khủng hoảng nhất, nên chị em thằng bé túm tụm đi xin nước cơm, xin tí sữa quanh làng nuôi bộ thằng bé út. Thằng bé mới hai tháng, con chị kế đã phải nhai cơm độn khoai nhè nước mớm cho thằng bé, ơn trời thằng bé vẫn lớn lên mà ít ốm đau quặt quẹo.

Bà mẹ cứ dần dần quắt queo hết cả người, làm một tí thì thở dốc, người làng bảo bà ấy bị hậu sản mòn. Bà ấy vẫn cố gắng gượng dậy lo toan chuyện gà qué ở nhà cho đến lúc thằng bé hơn một tuổi thì bà nằm liệt. Từng thớ thịt dần biến mất dưới làn da ngày càng khô khốc nhăn nheo.

Gia đình không tiền đưa bà ấy đi chữa bệnh, cô gái lớn ngày nào cũng ra đồng hái cỏ sước về sao nước cho bà uống. Cơm không đủ ăn, có tí nào mấy chị em cũng để dành lại cho mẹ và thằng út, cũng chỉ là cơm canh suông với nước lã. Có ông lang làng bên xem bệnh tình cho bà ấy bảo chữa được, mấy chị em nó ra đồng gắng gượng mót thêm cũng chỉ đủ tiền cho mẹ chúng uống thuốc ông lang một tháng. Thế là họ đầu hàng số phận, để cho bà mẹ trẻ nằm đó chết dần chết mòn vì thiếu ăn thiếu thuốc.

Tám tháng sau, cô gái lớn thấy chấy bò lổm ngổm trên cổ, trên mặt mẹ, cô ấy dựng mẹ dậy chải tóc bắt chấy- cả cái miếng vỏ bao xi măng biến thành màu đen của chấy kềnh chấy càng – con nào con nấy to cũng cỡ nửa hạt đậu xanh. Cái phản mẹ cô ấy nằm chỗ nào cũng chấy, chúng nó bò từng đàn, từng lớp không làm sao phủi hết.

Bà mẹ ấy vẫn hớp nước cháo để tồn tại trên cõi đời, mười ngày sau khi đàn chấy tấn công bà ấy, bà đành từ giã cõi đời bằng một tiếng thở hắt não nề. Họ chôn bà ngoài đồng, bà nằm đấy và mỗi năm con cháu tựu về ngày giỗ làm bảy tám mâm làng trên xóm dưới đông vui .

Giá mà có thuốc thì bà không chết oan uổng thế, giá mà có ăn thì bà chết da chả bọc xương, hốc mắt không lõm như đầu lâu người chết.

Nghe câu chuyện xong- cứ ngỡ như là chuyện hư cấu. Ấy thế mà nó có thật đấy. Nơi ấy cách mạng về cũng lâu, họ bảo rằng họ đem hạnh phúc ấm no cho nông dân.

Đọc tiếp ...

Entry for January 30, 2009 Câu chuyện nghe ngày 5 Tết.


Chuyện kể có thật.

Bà ấy sinh ra ở đất Bình lục, nơi thói lề nhà quê ăn hằn lên trên từng nếp nghĩ của từng con người chỉ biết sống trong vòng vây lũy tre làng, cả đời có khi chỉ bước chân ra khỏi làng hai ba lượt.

Bà ấy cũng là thuộc loại con gái có nhan sắc, vừa lớn lên chưa kịp thành thiếu nữ đã có người rước về làm vợ. Tất tả đồng áng, chăm con đẻ sòn sòn hai năm một đến hơn ba mươi tuổi gần bốn mươi thì bà ấy đẻ đến thằng út thứ sáu.

Đẻ xong, mất máu, người bà ấy gầy mòn, già cỗi đi như năm sáu chục tuổi rồi, đứa con đẻ ra không có sữa mẹ, mà thời ấy lại vào khoảng thời bao cấp khủng hoảng nhất, nên chị em thằng bé túm tụm đi xin nước cơm, xin tí sữa quanh làng nuôi bộ thằng bé út. Thằng bé mới hai tháng, con chị kế đã phải nhai cơm độn khoai nhè nước mớm cho thằng bé, ơn trời thằng bé vẫn lớn lên mà ít ốm đau quặt quẹo.

Bà mẹ cứ dần dần quắt queo hết cả người, làm một tí thì thở dốc, người làng bảo bà ấy bị hậu sản mòn. Bà ấy vẫn cố gắng gượng dậy lo toan chuyện gà qué ở nhà cho đến lúc thằng bé hơn một tuổi thì bà nằm liệt. Từng thớ thịt dần biến mất dưới làn da ngày càng khô khốc nhăn nheo.

Gia đình không tiền đưa bà ấy đi chữa bệnh, cô gái lớn ngày nào cũng ra đồng hái cỏ sước về sao nước cho bà uống. Cơm không đủ ăn, có tí nào mấy chị em cũng để dành lại cho mẹ và thằng út, cũng chỉ là cơm canh suông với nước lã. Có ông lang làng bên xem bệnh tình cho bà ấy bảo chữa được, mấy chị em nó ra đồng gắng gượng mót thêm cũng chỉ đủ tiền cho mẹ chúng uống thuốc ông lang một tháng. Thế là họ đầu hàng số phận, để cho bà mẹ trẻ nằm đó chết dần chết mòn vì thiếu ăn thiếu thuốc.

Tám tháng sau, cô gái lớn thấy chấy bò lổm ngổm trên cổ, trên mặt mẹ, cô ấy dựng mẹ dậy chải tóc bắt chấy- cả cái miếng vỏ bao xi măng biến thành màu đen của chấy kềnh chấy càng – con nào con nấy to cũng cỡ nửa hạt đậu xanh. Cái phản mẹ cô ấy nằm chỗ nào cũng chấy, chúng nó bò từng đàn, từng lớp không làm sao phủi hết.

Bà mẹ ấy vẫn hớp nước cháo để tồn tại trên cõi đời, mười ngày sau khi đàn chấy tấn công bà ấy, bà đành từ giã cõi đời bằng một tiếng thở hắt não nề. Họ chôn bà ngoài đồng, bà nằm đấy và mỗi năm con cháu tựu về ngày giỗ làm bảy tám mâm làng trên xóm dưới đông vui .

Giá mà có thuốc thì bà không chết oan uổng thế, giá mà có ăn thì bà chết da chả bọc xương, hốc mắt không lõm như đầu lâu người chết.

Nghe câu chuyện xong- cứ ngỡ như là chuyện hư cấu. Ấy thế mà nó có thật đấy. Nơi ấy cách mạng về cũng lâu, họ bảo rằng họ đem hạnh phúc ấm no cho nông dân.

Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2009

Entry for January 29, 2009 Gia đình tớ hôm nay đây

Ông xã tõm- tớ béo- con gái ròm.
Lăng quăng tí toét chụp hình, thằng bé con trai nuôi của tớ nó làm theme lại, nó chụp cả nhà. Coi ngồ ngộ.
Ai đẹp nhất nhà đơi!!!!!!! hắc hắc hắc!!!!!

Đọc tiếp ...

Entry for January 29, 2009 Gia đình tớ hôm nay đây

Ông xã tõm- tớ béo- con gái ròm.
Lăng quăng tí toét chụp hình, thằng bé con trai nuôi của tớ nó làm theme lại, nó chụp cả nhà. Coi ngồ ngộ.
Ai đẹp nhất nhà đơi!!!!!!! hắc hắc hắc!!!!!

Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2009

Entry for January 28, 2009 lăng quăng năm mới....


Đầu năm 2009

Đã tự dặn mình hãy thờ ơ, vứt tất ra khỏi tâm trí những chuyện không vui, những gì làm ta buồn, ấy thế nhưng càng im lặng lại càng làm ta day dứt.

Đọc mấy tờ báo không tin tức chi đáng đọc chỉ toàn là mấy cái tin mấy con mặt mẹt hoa hậu, hoa hâu...giơ mặt giơ mông, lòi vú...từ thiện chi cái đám đó?

Trời miền bắc rét lắm, ai cũng nói thế, thế bao nhiêu người đã bị chết rét co ro, bao trâu bò lăn ra chết cóng? Bao nhiêu người -nồi cơm không độn- có cơm mà ăn trong cái tết – báo chí rêu rao ấm cúng, đầm ấm này?

Tôi thật sự không còn chút lòng tin vào hệ thống báo chí này rồi, có đọc thì cũng chỉ là cho thỏa cái ghiền chữ, ghiền tin chứ bao nhiêu phần trăm là đúng sự thật?

Tôi chán đến mức, cứ luộc rau, nấu canh suông chan cơm ăn với kim chi, xong thì đi ngủ, không ngủ được thì uống thuốc ngủ để ngủ. Chạy trốn khỏi cái thực tế khốn nạn này.

Rớ tới cái bàn phím lại chỉ muốn chửi, nhưng mà chửi đầu năm thì bửn mồm nên thôi thà đi ngủ.

Lịch tết của tui là:

Sáng 8 giờ dậy dắt cún đi ị đái, tui đi bộ lòng dòng trong sân .

Đến 9 giờ nấu hũ tiếu suông với rau, ăn với tương ớt.

Tắm- đi ngủ

Trưa dậy ăn cơm với canh cải –kim chi

Đi ngủ

Chiều nấu cơm canh rau muống với me- kim chi

Dắt chó chơi lòng dòng

Cỡ tám chín giờ- ngủ!

Thế mà đã mùng ba rồi đó

Chiều nay cúng cơm ông bà, canh mùng tơi, miến nấu với hành....thắp nhang khắp nơi. Ra sân cho cá và rùa ăn, vào ôm chó, đi ngủ, chán bò dậy viết lăng quăng, sau khi đọc báo mồm nó giựt giựt, lại muốn chửi.

Ai vui tết thì vui, tui thì không, chỉ ngủ với ngủ.

Năm nay, sẽ là một năm đầy biến động. Những kẻ có tội coi chừng, ngày phán xét của Thượng đế sẽ đến với các người.

Chúc các bạn bè của tôi năm mới sẽ bớt cực khổ hơn năm rồi.

Đọc tiếp ...

Entry for January 28, 2009 lăng quăng năm mới....


Đầu năm 2009

Đã tự dặn mình hãy thờ ơ, vứt tất ra khỏi tâm trí những chuyện không vui, những gì làm ta buồn, ấy thế nhưng càng im lặng lại càng làm taday dứt.

Đọc mấy tờ báo không tin tức chi đáng đọc chỉ toàn làmấy cái tin mấy con mặt mẹt hoa hậu, hoa hâu...giơ mặt giơ mông, lòi vú...từ thiện chi cái đám đó?

Trời miền bắc rét lắm, ai cũng nói thế, thế bao nhiêu người đã bị chết rét co ro, bao trâu bò lăn ra chết cóng? Bao nhiêu người -nồi cơm không độn- có cơm mà ăn trong cái tết – báo chí rêu rao ấm cúng, đầm ấm này?

Tôi thật sự không còn chút lòng tin vào hệ thống báo chí này rồi, có đọc thì cũng chỉ là cho thỏa cái ghiền chữ, ghiền tin chứ bao nhiêu phần trăm là đúng sự thật?

Tôi chán đến mức, cứ luộc rau, nấu canh suông chan cơm ăn với kim chi, xong thì đi ngủ, không ngủ được thì uống thuốc ngủ để ngủ. Chạy trốn khỏi cái thực tế khốn nạn này.

Rớ tới cái bàn phím lại chỉ muốn chửi, nhưng mà chửi đầu năm thì bửn mồm nên thôi thà đi ngủ.

Lịch tết của tui là:

Sáng 8 giờ dậy dắt cún đi ị đái, tui đi bộ lòng dòng trong sân .

Đến 9 giờ nấu hũ tiếu suông với rau, ăn với tương ớt.

Tắm- đi ngủ

Trưa dậy ăn cơm với canh cải –kim chi

Đi ngủ

Chiều nấu cơm canh rau muống với me- kim chi

Dắt chó chơi lòng dòng

Cỡ tám chín giờ- ngủ!

Thế mà đã mùng ba rồi đó

Chiều nay cúng cơm ông bà, canh mùng tơi, miến nấu với hành....thắp nhang khắp nơi. Ra sân cho cá và rùa ăn, vào ôm chó, đi ngủ, chán bò dậy viết lăng quăng, sau khi đọc báo mồm nó giựt giựt, lại muốn chửi.

Ai vui tết thì vui, tui thì không, chỉ ngủ với ngủ.

Năm nay, sẽ là một năm đầy biến động. Những kẻ có tội coi chừng, ngày phán xét của Thượng đế sẽ đến với các người.

Chúc các bạn bè của tôi năm mới sẽ bớt cực khổ hơn năm rồi.

Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2009

Entry for January 25, 2009 Bộc bạch

Tình yêu vô bờ

Tôi yêu vô cùng căn nhà của tôi, nó khuất lấp sau những bóng cây bằng lăng cao ngất, mảnh vườn con cỏ, đá phơi mình...

Căn nhà vườn có được nhờ công sức cặm cụi mấy chục năm lao động miệt mài tích cóp, mười hai năm(96), bây giờ ngôi nhà mới thật sự hoàn thành. Tôi thích ngồi lang thang trên ghế đá ở ngoài vườn hít thở không khí mát lành buổi sớm, và đón từng ngọn nắng rơi rớt khi chiều tà.

Nghĩ lại lại buồn và tức cười, nhà tôi cũ ở ngay trung tâm thành phố chỉ cách chợ Sài gòn vài trăm mét, cả gia đình sống trong căn nhà tọa lạc trong khu đất hơn 3000 m2 mặt tiền đường Nguyễn Du ấy suốt mấy đời, có lẽ cả năm , sáu đời gì đó. Ông chú tôi bị ông Thiệu đuổi khỏi Sài gòn sang Pháp vì tội chứa Việt cộng, tiếp tế dược phẩm cho Việt cộng. Hai mươi năm sau, Việt cộng lại đuổi cả nhà tôi đi vì cái tội người đứng tên nhà ở nước ngoài, nên nhà thuộc nhà nước quản lý. Họ thí cho gia đình chúng tôi chút tiền di dời chưa được bằng 1% tiền của Nhật trả bồi thường cho gia đình chúng tôi. Số còn lại nó chắc chui vào đâu đó để làm giàu cho mấy tay lập dự án- bây giờ là tòa nhà Sky garden ngay 101 Nguyễn du.

Với số tiền cỏn con ấy, gia đình đành phải đi tìm đất nơi hóc bà tó, để mua đất làm nhà.

Vay mượn, dành dụm mãi tôi chỉ xây được căn nhà tạm gọi là cấp ba rưỡi, với ngói mua là ngói cũ của Eximbank thải ra. Nhà trống hoác, cả nhà ngủ đất, tằn tiện gom góp mua được vài món cùng trả bớt nợ xây nhà. Cứ thế lần hồi trong hơn mười năm nó đã thành ngôi nhà thực sự. Tôi thấy hài lòng với nó. Nó là nơi trú chân nghỉ ngơi cho tôi sau những lúc tất bật làm việc. Ai cũng kêu xây nhà hai năm mới xong là xui xẻo thế mà căn nhà tôi làm trong mười năm mới xong đấy. Xong nhà thì cũng 50 tuổi tròn.

Ấy thế nhưng sự đời không đơn giản như tôi nghĩ, có kẻ bảo rằng tôi lừa đảo để có nhà như thế này, có người bảo làm như đại gia không bằng, rồi đủ thứ chuyện thêu dệt tồi tệ. Tôi cũng chả chấp làm gì với những loại người như thế. Nhưng bảo không nghĩ gì về những lời đồn đại thì là tôi nói dối, tôi đã nghĩ và đã rất buồn, bởi họ chưa hiểu và chưa biết được đồng tiền của tôi làm ra nó thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của tôi nữa. Họ chưa bao giờ biết tôi làm chủ và cả làm công nhân, chui đầu tráng hóa chất hầm ngầm chứa nước thải cho khu CN của Nhật ở Hải phòng, khi chui lên khỏi hầm sau hai ba tiếng làm việc -máu mũi, mồ hôi, nước mắt cay xè vì độc khí từ hóa chất- cái mà tôi không muốn để công nhân của tôi phải chịu.

Họ không biết rằng tôi không ngủ, không ăn cả tuần lễ để lập phương án và cẩu lắp thiết bị năm bảy tấn trên độ cao mấy chục mét, với những phương tiện bán cơ giới bởi không có phương tiện chuyên dùng tại Việt nam. Đến tụi kỹ sư Hàn , Nhật , Đài loan phải há hốc mồm kinh ngạc. Đồng tiền ấy với tôi nó giá trị hơn bất cứ điều gì. Nó chứng tỏ tôi là ai và khả năng của tôi sánh ngang ngửa với ai- những người được học hành nhiều hơn tôi nhiều.

Dự án thủy điện ở Baỏ lộc –Đa My- tôi là người cung cấp toàn bộ hệ thống nước chứa cho các công trình trên đó, hàng ngàn mét khối bồn chứa nước bằng composite, đàn bà nào dám cõng trên lưng thùng hóa chất mấy chục ký, trèo núi, lội suối băng rừng ban đêm để làm cho kịp tiến độ khách yêu cầu? Bàn tay tôi, hóa chất ăn lủng lỗ chảy máu, áo quần lỗ chỗ vì cháy do acid....

Thế đấy, nó chính là niềm tự hào của tôi, và thái độ của tôi khinh bỉ những kẻ chỉ biết kiếm đồng tiền trên mồ hôi kẻ khác, nhưng lại tự cho mình thông minh hơn người, và chỉ biết lợi dụng lòng tốt của kẻ khác.

Tôi tự hào với căn nhà và mảnh vườn của tôi, kể cả những luống rau tôi trồng lấy. Tôi yêu nó, nó là kết quả của những năm tháng nhọc nhằn khốn khó. Đồng tiền ấy sạch sẽ và thơm tho chứ nó không dơ bẩn tanh tưởi như những đồng tiền tham nhũng hay ngửa tay xin xỏ từ đâu đó.

Tết năm nay, tôi cũng chuẩn bị vài thứ món ngon do chính tay tôi nấu nướng và mong bạn bè chiến hữu tới ăn chơi. Chừ đi ra ngoài để vui chơi thì tôi hết xìn rồi!

Cuối năm bộc bạch lan man vài trang giấy, chia sẻ với bạn bè suy tư của chính tôi cho cá nhân tôi.

PS: Tết này tui hem phải mua rau, rau nhà trồng ăn đủ, sạch thật, an toàn thật- không hóa chất, thuốc trừ sâu.Rau dền, cải thìa, cải ngọt, mồng tơi, rau muống, bí.

Đọc tiếp ...

Entry for January 25, 2009 Bộc bạch

Tình yêu vô bờ

Tôi yêu vô cùng căn nhà của tôi, nó khuất lấp sau những bóng cây bằng lăng cao ngất, mảnh vườn con cỏ, đá phơi mình...

Căn nhà vườn có được nhờ công sức cặm cụi mấy chục năm lao động miệt mài tích cóp, mười hai năm(96), bây giờ ngôi nhà mới thật sự hoàn thành. Tôi thích ngồi lang thang trên ghế đá ở ngoài vườn hít thở không khí mát lành buổi sớm, và đón từng ngọn nắng rơi rớt khi chiều tà.

Nghĩ lại lại buồn và tức cười, nhà tôi cũ ở ngay trung tâm thành phố chỉ cách chợ Sài gòn vài trăm mét, cả gia đình sống trong căn nhà tọa lạc trong khu đất hơn 3000 m2 mặt tiền đường Nguyễn Du ấy suốt mấy đời, có lẽ cả năm , sáu đời gì đó. Ông chú tôi bị ông Thiệu đuổi khỏi Sài gòn sang Phápvì tội chứa Việt cộng, tiếp tế dược phẩm cho Việt cộng. Hai mươi năm sau, Việt cộng lại đuổi cả nhà tôi đi vì cái tội người đứng tên nhà ở nước ngoài, nên nhà thuộc nhà nước quản lý. Họ thí cho gia đình chúng tôi chút tiền di dời chưa được bằng 1% tiền của Nhật trả bồi thường cho gia đình chúng tôi. Số còn lại nó chắc chui vào đâu đó để làm giàu cho mấy tay lập dự án- bây giờ là tòa nhà Sky garden ngay 101 Nguyễn du.

Với số tiền cỏn con ấy, gia đình đành phải đi tìm đất nơi hóc bà tó, để mua đất làm nhà.

Vay mượn, dành dụm mãi tôi chỉ xây được căn nhà tạm gọi là cấp ba rưỡi, với ngói mua là ngói cũ của Eximbank thải ra. Nhà trống hoác, cả nhà ngủ đất, tằn tiện gom góp mua được vài món cùng trả bớt nợ xây nhà. Cứ thế lần hồi trong hơn mười năm nó đã thành ngôi nhà thực sự. Tôi thấy hài lòng với nó. Nó là nơi trú chân nghỉ ngơi cho tôi sau những lúc tất bật làm việc. Ai cũng kêu xây nhà hai năm mới xong là xui xẻo thế mà căn nhà tôi làm trong mười năm mới xong đấy. Xong nhà thì cũng 50 tuổi tròn.

Ấy thế nhưng sự đời không đơn giản như tôi nghĩ, có kẻ bảo rằng tôi lừa đảo để có nhà như thế này, có người bảo làm như đại gia không bằng, rồi đủ thứ chuyện thêu dệt tồi tệ. Tôi cũng chả chấp làm gì với những loại người như thế. Nhưng bảo không nghĩ gì về những lời đồn đại thì là tôi nói dối, tôi đã nghĩ và đã rất buồn, bởi họ chưa hiểu và chưa biết được đồng tiền của tôi làm ra nó thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của tôi nữa. Họ chưa bao giờ biết tôi làm chủ và cả làm công nhân, chui đầu tráng hóa chất hầm ngầm chứa nước thải cho khu CN của Nhật ở Hải phòng, khi chui lên khỏi hầm sau hai ba tiếng làm việc -máu mũi, mồ hôi, nước mắt cay xè vì độc khí từ hóa chất- cái mà tôi không muốn để công nhân của tôi phải chịu.

Họ không biết rằng tôi không ngủ, không ăn cả tuần lễ để lập phương án và cẩu lắp thiết bị năm bảy tấn trên độ cao mấy chục mét, với những phương tiện bán cơ giới bởi không có phương tiện chuyên dùng tại Việt nam. Đến tụi kỹ sư Hàn , Nhật , Đài loan phải há hốc mồm kinh ngạc. Đồng tiền ấy với tôi nó giá trị hơn bất cứ điều gì. Nó chứng tỏ tôi là ai và khả năng của tôi sánh ngang ngửa với ai- những người được học hành nhiều hơn tôi nhiều.

Dự án thủy điện ở Baỏ lộc –Đa My- tôi là người cung cấp toàn bộ hệ thống nước chứa cho các công trình trên đó, hàng ngàn mét khối bồn chứa nước bằng composite, đàn bà nào dám cõng trên lưng thùng hóa chất mấy chục ký, trèo núi, lội suối băng rừng ban đêm để làm cho kịp tiến độ khách yêu cầu? Bàn tay tôi, hóa chất ăn lủng lỗ chảy máu, áo quần lỗ chỗ vì cháy do acid....

Thế đấy, nó chính là niềm tự hào của tôi, và thái độ của tôi khinh bỉ những kẻ chỉ biết kiếm đồng tiền trên mồ hôi kẻ khác, nhưng lại tự cho mình thông minh hơn người, và chỉ biết lợi dụng lòng tốt của kẻ khác.

Tôi tự hào với căn nhà và mảnh vườn của tôi, kể cả những luống rau tôi trồng lấy. Tôi yêu nó, nó là kết quả củanhững năm tháng nhọc nhằn khốn khó. Đồng tiền ấy sạch sẽ và thơm tho chứ nó không dơ bẩn tanh tưởi như những đồng tiền tham nhũng hay ngửa tay xin xỏ từ đâu đó.

Tết năm nay, tôi cũng chuẩn bị vài thứ món ngon do chính tay tôi nấu nướng và mong bạn bè chiến hữu tới ăn chơi. Chừ đi ra ngoài để vui chơi thì tôi hết xìn rồi!

Cuối năm bộc bạch lan man vài trang giấy, chia sẻ với bạn bè suy tư của chính tôi cho cá nhân tôi.

PS: Tết này tui hem phải mua rau, rau nhà trồng ăn đủ, sạch thật, an toàn thật- không hóa chất, thuốc trừ sâu.Rau dền, cải thìa, cải ngọt, mồng tơi, rau muống, bí.

Đọc tiếp ...

Entry for January 25, 2009 Ông Đồ ơi!


Nhắn gửi mấy ông Đồ

Đã biết tin từ mấy ngày qua, nhưng không làm sao viết nổi, những hình ảnh cụ đồ chắp tay lạy van, phẫn uất, đã làm cho tôi tắc nghẹt cả suy nghĩ.

Trong Sài gòn, vài chỗ có các ông đồ chồm hổm viết, vẽ, nhưng chỉ có người qua đường túm lại xem, công an chả làm gì cả. Tại sao ở Hà nội đám CA lại quá lộng hành đến như thế? Tận thu? Kiếm tiền chia chác?

Làm lán trên hè nếu chiếu theo luật là vi phạm nặng hơn cả các ông nữa, tại sao lại được thế? Ai bảo kê tụi nó? Có phải là Bộ vô văn hóa và bịt mõm thông tin bảo kê à?

Nền văn hóa cổ xưa tốt đẹp đã được nghiền nát trong tư tưởng của nhà cầm quyền rồi, họ thì chỉ biết bợ đỡ những nền tư tưởng ngoại lai như của Tần Thủy Hoàng thôi. “Thánh hiền là cái chó gì”, chúng đã vứt vào sọt rác. Chữ thảo rồng bay phụng vũ, chúng chỉ thấy như tranh rồng của Trạng Quỳnh thôi, chúng nào hiểu. Chữ tâm, chữ đức làm gì có trong từ điển của chúng nó.

Cũng đành chịu thôi, các cụ ơi, thôi đành ngậm lệ, về nhà múa bút tặng chữ cho kẻ thường dân, chứ cãi cọ với chúng , chúng lại áp cho các cụ cái tội “Lợi dụng tự do dân chủ” đấy.

Rồi thế nào thì bọn chúng cũng sẽ bị linh hồn của tiền nhân trừng phạt, lịch sử cũng khép chúnglà tội đồ của dân tộc. Ngày ấy cuối cùng sẽ đến, NGÀY PHÁN XÉT CỦA THƯỢNG ĐẾ.

Nhìn các vị bị trấn áp, tôi như bị ai đâm chém vào tim, tiền nhân sẽ nổi giận, tôi tin chắc điều đó.

Tần Thủy Hoàng vì đốt sách tiền nhân mà chết cũng không yên đấy thôi!

Xin Chúa hãy ban ơn lành cho chúng con- những kẻ dân thường.

Đọc tiếp ...

Entry for January 25, 2009 Ông Đồ ơi!


Nhắn gửi mấy ông Đồ

Đã biết tin từ mấy ngày qua, nhưng không làm sao viết nổi, những hình ảnh cụ đồ chắp tay lạy van, phẫn uất, đã làm cho tôi tắc nghẹt cả suy nghĩ.

Trong Sài gòn, vài chỗ có các ông đồ chồm hổm viết, vẽ, nhưng chỉ có người qua đường túm lại xem, công an chả làm gì cả. Tại sao ở Hà nội đám CA lại quá lộng hành đến như thế? Tận thu? Kiếm tiền chia chác?

Làm lán trên hè nếu chiếu theo luật là vi phạm nặng hơn cả các ông nữa, tại sao lại được thế? Ai bảo kê tụi nó? Có phải là Bộ vô văn hóa và bịt mõm thông tin bảo kê à?

Nền văn hóa cổ xưa tốt đẹp đã được nghiền nát trong tư tưởng của nhà cầm quyền rồi, họ thì chỉ biết bợ đỡ những nền tư tưởng ngoại lai như của Tần Thủy Hoàng thôi. “Thánh hiền là cái chó gì”, chúng đã vứt vào sọt rác. Chữ thảo rồng bay phụng vũ, chúng chỉ thấy như tranh rồng của Trạng Quỳnh thôi, chúng nào hiểu. Chữ tâm, chữ đức làm gì có trong từ điển của chúng nó.

Cũng đành chịu thôi, các cụ ơi, thôi đành ngậm lệ, về nhà múa bút tặng chữ cho kẻ thường dân, chứ cãi cọ với chúng , chúng lại áp cho các cụ cái tội “Lợi dụng tự do dân chủ” đấy.

Rồi thế nào thì bọn chúng cũng sẽ bị linh hồn của tiền nhân trừng phạt, lịch sử cũng khép chúng là tội đồ của dân tộc. Ngày ấy cuối cùng sẽ đến, NGÀY PHÁN XÉT CỦA THƯỢNG ĐẾ.

Nhìn các vị bị trấn áp, tôi như bị ai đâm chém vào tim, tiền nhân sẽ nổi giận, tôi tin chắc điều đó.

Tần Thủy Hoàng vì đốt sách tiền nhân mà chết cũng không yên đấy thôi!

Xin Chúa hãy ban ơn lành cho chúng con- những kẻ dân thường.

Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2009

Entry for January 21, 2009 Cuối năm!

Chạy và chạy.....
Kiếm và kiếm.....
Túi rỗng không...
Dạ dày rỗng không...
Chỉ có đầu nặng như đeo đá
Chân mỏi mệt
Lê bước mòn
Quặt quẹo hơi tàn
Cố lên mà thở!

Đọc tiếp ...

Entry for January 21, 2009 Cuối năm!

Chạy và chạy.....
Kiếm và kiếm.....
Túi rỗng không...
Dạ dày rỗng không...
Chỉ có đầu nặng như đeo đá
Chân mỏi mệt
Lê bước mòn
Quặt quẹo hơi tàn
Cố lên mà thở!

Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2009

Entry for January 16, 2009 Tao chả biết

Sao mày ngu thế?

Tao chả biết.

Mày có yêu không?

Tao chả biết

Tại sao mày cặm cụi phục vụ?

Tao chả biết

Tại sao mày bỏ công bỏ sức chuẩn bị từng li từng tí?

Tao chả biết

Nó đi chơi với bạn bè, bỏ mày một mình, mày buồn không?

Tao chả biết

Mày lui cui chuẩn bị từng miếng cơm miếng canh cho nó, nó đi karaoke ôm mày tức không?

Tao chả biết

Nó chả nuôi nổi mày, để mày cặm cụi kiếm từng xu, mày có điên không?

Tao chả biết

Mày phải bán từng món đồ mày cất công sưu tầm,mày buồn , nó biết không?

Tao chả biết

Nó say rượu lèm bèm quanh năm suốt tháng mày chán không?

Tao chả biết

Mày lay hoay làm mọi thứ để cho vừa lòng nó, mày vui không?

Tao chả biết

Nó cứ sống với mày danh không chính ngôn không thuận mấy chục năm, mày tủi thân không?

Tao chả biết

Mày có biết nó là một thằng hèn hạ, tệ hại không?

Tao chả biết

Mày có thấy nó đối với mày chỉ như món đồ chơi không?

Tao chả biết

Tương lai mày cứ thế này , mày sẽ tới đâu?

Tao chả biết

Câu chuyện cứ lập đi lập lại và câu trả lời chả biết cứ thế là xuất hiện mãi.

Lý trí bực quá gầm lên " Mày vừa ngu vừa đần vừa dốt! Tổ mẹ mày, nói chuyện với mày chả khác gì nói chuyện với đầu gối" Trái tim lại âm thầm bảo Lý trí " tao chả biết!"

Lý trí nổi xung " Đù mẹ mày ngu!", mãi tời giờ Trái tim mới nói" Ừ đúng thế thật! Tao chả biết"

Lý trí vảnh đít ngoe ngoảy bỏ đi luôn! Trái tim rên lên "mày ơi tao chả biết"


Đọc tiếp ...

Entry for January 16, 2009 Tao chả biết

Sao mày ngu thế?

Tao chả biết.

Mày có yêu không?

Tao chả biết

Tại sao mày cặm cụi phục vụ?

Tao chả biết

Tại sao mày bỏ công bỏ sức chuẩn bị từng li từng tí?

Tao chả biết

Nó đi chơi với bạn bè, bỏ mày một mình, mày buồn không?

Tao chả biết

Mày lui cui chuẩn bị từng miếng cơm miếng canh cho nó, nó đi karaoke ôm mày tức không?

Tao chả biết

Nó chả nuôi nổi mày, để mày cặm cụi kiếm từng xu, mày có điên không?

Tao chả biết

Mày phải bán từng món đồ mày cất công sưu tầm,mày buồn , nó biết không?

Tao chả biết

Nó say rượu lèm bèm quanh năm suốt tháng mày chán không?

Tao chả biết

Mày lay hoay làm mọi thứ để cho vừa lòng nó, mày vui không?

Tao chả biết

Nó cứ sống với mày danh không chính ngôn không thuận mấy chục năm, mày tủi thân không?

Tao chả biết

Mày có biết nó là một thằng hèn hạ, tệ hại không?

Tao chả biết

Mày có thấy nó đối với mày chỉ như món đồ chơi không?

Tao chả biết

Tương lai mày cứ thế này , mày sẽ tới đâu?

Tao chả biết

Câu chuyện cứ lập đi lập lại và câu trả lời chả biết cứ thế là xuất hiện mãi.

Lý trí bực quá gầm lên " Mày vừa ngu vừa đần vừa dốt! Tổ mẹ mày, nói chuyện với mày chả khác gì nói chuyện với đầu gối" Trái tim lại âm thầm bảo Lý trí " tao chả biết!"

Lý trí nổi xung " Đù mẹ mày ngu!", mãi tời giờ Trái tim mới nói" Ừ đúng thế thật! Tao chả biết"

Lý trí vảnh đít ngoe ngoảy bỏ đi luôn! Trái tim rên lên "mày ơi tao chả biết"


Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2009

Entry for January 13, 2009

Con tớ nó ký họa tớ lúc đang ngồi mò mò máy tính! Nó bẩu xấu sẵn òi, đừng có than à nghe!
Đọc tiếp ...

Entry for January 13, 2009

Con tớ nó ký họa tớ lúc đang ngồi mò mò máy tính! Nó bẩu xấu sẵn òi, đừng có than à nghe!
Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2009

Entry for January 12, 2009 Nhảm tí.

Mai Phương Thúy trả lời:
- Tôi vừa xin được số đo từ một nhà nhân trắc học thực hiện cách đây không lâu, để xác lập kỷ lục hình thể với các chỉ số như sau: cao 1m84,5; nặng 53,5kg; số đo 3 vòng 88-61-91; chiều dài chân 1m18,75.
Đây là số đo hình thể gần đây nhất của MPT.
Với một vòng đo ngực 88 thì không thể nào bức hình có thể có tỉ lệ như vòng ngực 100cm.Nếu cơ thể càng dài thì tỷ lệ ngực như thế lại càng lớn hơn 110cm.
Vòng ngực tôi 105, ảnh trên- thế mà nhìn thấy còn nhỏ hơn của MPT nhiều.

Hôm qua xem truyền hình nước ngoài bây giờ có phương pháp mới cấy mô vào ngực, ngực khủng luôn nhưng nhìn như thật!Họ mổ đường nhỏ ở nách và lắp mô ngực vào giữa lớp cơ ngực với tuyến sữa, nen phụ nữ vẫn có thể cho con bú bình thường.
Đọc tiếp ...

Entry for January 12, 2009 Nhảm tí.

Mai Phương Thúy trả lời:
- Tôi vừa xin được số đo từ một nhà nhân trắc học thực hiện cách đây không lâu, để xác lập kỷ lục hình thể với các chỉ số như sau: cao 1m84,5; nặng 53,5kg; số đo 3 vòng 88-61-91; chiều dài chân 1m18,75.
Đây là số đo hình thể gần đây nhất của MPT.
Với một vòng đo ngực 88 thì không thể nào bức hình có thể có tỉ lệ như vòng ngực 100cm.Nếu cơ thể càng dài thì tỷ lệ ngực như thế lại càng lớn hơn 110cm.
Vòng ngực tôi 105, ảnh trên- thế mà nhìn thấy còn nhỏ hơn của MPT nhiều.

Hôm qua xem truyền hình nước ngoài bây giờ có phương pháp mới cấy mô vào ngực, ngực khủng luôn nhưng nhìn như thật!Họ mổ đường nhỏ ở nách và lắp mô ngực vào giữa lớp cơ ngực với tuyến sữa, nen phụ nữ vẫn có thể cho con bú bình thường.
Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2009

Entry for January 10, 2009 Phí là gì? Xăng dầu có tăng giá không?

Cá tra nước Việt- hình trên.

“TT (Hà Nội, TP.HCM) - Ngày 9-1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho phép trích một khoản trước thuế thu nhập doanh nghiệp từ giá bán xăng dầu để hình thành quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Căn cứ vào diễn biến giá cả thế giới và trong nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương quy định mức trích cụ thể trong từng thời điểm cho phù hợp, đồng thời hướng dẫn cơ chế hoạt động, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu.

* Cũng trong ngày 9-1, Thủ tướng quyết định điều chỉnh mức thu phí xăng dầu thay mức phí cũ đã áp dụng từ năm 2000. Cụ thể phí xăng các loại là 1.000 đồng/lít (gấp đôi mức phí cũ), diesel 500 đồng/lít (mức cũ là 300 đồng/lít); dầu hỏa, dầu mazut, dầu mỡ nhờn là 300 đồng/kg thay vì không thu theo quy định cũ.

* Tối 9-1, một số công ty kinh doanh xăng dầu cho biết việc tăng phí xăng dầu có ảnh hưởng đến cơ cấu hình thành giá xăng dầu. Hiện các loại thuế, phí trong giá xăng dầu gồm có: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí xăng dầu (hiện là 500 đồng/lít với xăng, 300 đồng/lít với dầu), trích nộp 1.000 đồng cho ngân sách, phí lưu thông. Tính chung thuế và phí chiếm khoảng 70% cơ cấu giá thành xăng dầu. Do vậy, việc tăng phí xăng dầu sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu giá xăng dầu.

Vì thế các công ty kinh doanh sẽ tính toán và đề xuất được điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Tuy nhiên, các công ty này cũng cho biết mức tăng thêm là bao nhiêu, có tương ứng với mức tăng phí xăng dầu hay không, hoặc có được tăng giá bán lẻ xăng dầu hay không còn tùy thuộc vào tính toán của các công ty và quyết định của các cơ quan chức năng.”

Giá xăng dầu quốc tế vẫn giảm, ở đâu lòi ra cái gọi là “PHÍ XĂNG DẦU” từ mấy năm trước đây? Định nghĩa phí này là gì? dùng cho cái gì? Ai quản lý? Ai thu? Ai dùng? Khi mua xăng dầu thì người bán giải thích là phí này nhằm tái đầu tư bảo dưỡng hệ thống giao thông… thế nhà máy mua xăng dầu chạy máy móc không tham gia lưu thông thì tại sao trả phải phí? Dầu hoả mua về dùng đốt lò, nấu cơm ở trong bếp không ra đường thế tại sao phải đóng phí ? Nếu phí này nhằm để cải tạo cho môi trường không bị ô nhiễm thì tình trạng ô nhiễm phải có tiến bộ, chứ đâu có càng ngày ô nhiễm càng nặng?

Ngó thấy giá trị 500đồng với 1000 đồng thì thấy nhỏ. Nhân lên với tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu của đất nước này thì mỗi ngày không dưới 10 triệu đô la, có nhỏ đâu? Thế nó đi đâu nhỉ? Đường xá vẫn kẹt, phí cầu đường vẫn đóng nhiều là đằng khác, lô cốt chẹn đường ầm ầm, giải toả nhà dân giá rẻ, mở đường vẫn phải dùng vốn ODA vay từ nước ngoài. Thế cái thằng mả bố nào nó thu cái đống tiền này nhỉ? Còn chúng ta, kiếm ăn từng bữa nhưng thuế thu nhập cá nhân cũng phải đóng, một năm không dưới hai chục loại phí phải nộp mà không biết là nộp cho ai? Ai hưởng? Cuộc đời chúng ta, miếng cơm ăn của chúng ta, giọt mồ hôi đổ xuống kiếm tiền đều bị ăn cắp, ăn cướp dưới những từ mỹ miều mô tả hành động. Chúng ta là ai?

Người nghèo đầy rẫy- trong đó có cả chúng ta- và những mảnh đời bất hạnh hơn nữa phải mở miệng xin ăn trên báo chí!

Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta phải làm gì?

Ngoài kia mưa -gió đông lạnh buốt ánh trăng leo lét - con đường ta đi nhảy múa toàn những bóng ma ghê sợ!

Đọc tiếp ...

Entry for January 10, 2009 Phí là gì? Xăng dầu có tăng giá không?

Cá tra nước Việt- hình trên.

“TT (Hà Nội, TP.HCM) - Ngày 9-1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho phép trích một khoản trước thuế thu nhập doanh nghiệp từ giá bán xăng dầu để hình thành quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Căn cứ vào diễn biến giá cả thế giới và trong nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương quy định mức trích cụ thể trong từng thời điểm cho phù hợp, đồng thời hướng dẫn cơ chế hoạt động, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu.

* Cũng trong ngày 9-1, Thủ tướng quyết định điều chỉnh mức thu phí xăng dầu thay mức phí cũ đã áp dụng từ năm 2000. Cụ thể phí xăng các loại là 1.000 đồng/lít (gấp đôi mức phí cũ), diesel 500 đồng/lít (mức cũ là 300 đồng/lít); dầu hỏa, dầu mazut, dầu mỡ nhờn là 300 đồng/kg thay vì không thu theo quy định cũ.

* Tối 9-1, một số công ty kinh doanh xăng dầu cho biết việc tăng phí xăng dầu có ảnh hưởng đến cơ cấu hình thành giá xăng dầu. Hiện các loại thuế, phí trong giá xăng dầu gồm có: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí xăng dầu (hiện là 500 đồng/lít với xăng, 300 đồng/lít với dầu), trích nộp 1.000 đồng cho ngân sách, phí lưu thông. Tính chung thuế và phí chiếm khoảng 70% cơ cấu giá thành xăng dầu. Do vậy, việc tăng phí xăng dầu sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu giá xăng dầu.

Vì thế các công ty kinh doanh sẽ tính toán và đề xuất được điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Tuy nhiên, các công ty này cũng cho biết mức tăng thêm là bao nhiêu, có tương ứng với mức tăng phí xăng dầu hay không, hoặc có được tăng giá bán lẻ xăng dầu hay không còn tùy thuộc vào tính toán của các công ty và quyết định của các cơ quan chức năng.”

Giá xăng dầu quốc tế vẫn giảm, ở đâu lòi ra cái gọi là “PHÍXĂNG DẦU” từ mấy năm trước đây? Định nghĩa phí này là gì? dùng cho cái gì? Ai quản lý? Ai thu? Ai dùng?Khi mua xăng dầu thì người bán giải thích là phí này nhằm tái đầu tư bảo dưỡng hệ thống giao thông… thế nhà máy mua xăng dầu chạy máy móc không tham gia lưu thông thì tại sao trả phải phí? Dầu hoả mua về dùng đốt lò, nấu cơm ở trong bếp không ra đường thế tại sao phải đóng phí ? Nếu phí này nhằm để cải tạo cho môi trường không bị ô nhiễm thì tình trạng ô nhiễm phải có tiến bộ, chứ đâu có càng ngày ô nhiễm càng nặng?

Ngó thấy giá trị 500đồng với 1000 đồng thì thấy nhỏ. Nhân lên với tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu của đất nước này thì mỗi ngày không dưới 10 triệu đô la, có nhỏ đâu? Thế nó đi đâu nhỉ? Đường xá vẫn kẹt, phí cầu đường vẫn đóng nhiều là đằng khác, lô cốt chẹn đường ầm ầm, giải toả nhà dân giá rẻ, mở đường vẫn phải dùng vốn ODA vay từ nước ngoài. Thế cái thằng mả bố nào nó thu cái đống tiền này nhỉ? Còn chúng ta, kiếm ăn từng bữa nhưng thuế thu nhập cá nhân cũng phải đóng, một năm không dưới hai chục loại phí phải nộp mà không biết là nộp cho ai? Ai hưởng? Cuộc đời chúng ta, miếng cơm ăn của chúng ta, giọt mồ hôi đổ xuống kiếm tiền đều bị ăn cắp, ăn cướp dưới nhữngtừ mỹ miều mô tả hành động. Chúng ta là ai?

Người nghèo đầy rẫy- trong đó có cả chúng ta- và những mảnh đời bất hạnh hơn nữa phải mở miệng xin ăn trên báo chí!

Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta phải làm gì?

Ngoài kia mưa -gió đông lạnh buốt ánh trăng leo lét - con đường ta đi nhảy múa toàn những bóng ma ghê sợ!

Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2009

Entry for January 09, 2009 Xốn xang, nhức mắt, bà con giúp tui dzí!


TS. Nguyễn Thị Báo (Viện Nghiên cứu Quyền con người) cho rằng, Việt Nam hiện đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, hội nhập và phát triển, do đó giáo dục quyền con người lại càng có ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết.

“Một mặt, chuyển tải những nội dung cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quyền con người đến mọi công dân, mặt khác tuyên truyền các thành tựu cơ bản về quyền con người mà Việt Nam đã nỗ lực đạt được nhằm làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về Việt Nam, phản bác lại các luận điệu vu cáo, bôi nhọ chế độ trên cơ sở lợi dụng các vấn đề về dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch”, TS. Nguyễn Thị Báo nói.

TIN LIÊN QUAN

PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quyền con người, cho rằng, nhìn chung, đường lối, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đã định hướng khá toàn diện nội dung của quyền con người, quyền công dân, từ quyền tư tưởng, chính trị, dân sự đến các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; từ quyền độc lập thống nhất của dân tộc - quốc gia đến quyền của các giai tầng xã hội, quyền của những nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, như quyền của người nghèo, trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người tàn tật, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo…

Theo các đại biểu, giáo dục về quyền con người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện và bảo vệ quyền con người. Cần coi việc nghiên cứu và giảng dạy quyền con người là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và cấp bách để nâng cao nhận thức chung của xã hội về quyền con người.

Năm 1990, Việt Nam bắt đầu nộp báo cáo quốc gia và thực hiện các nghĩa vụ quốc gia đối với các điều ước quốc tế về quyền con người. Ngày 12/7/1992, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 12-CT/TW về “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta”. Chỉ thị 12 đã bước đầu nêu lên một số quan điểm cơ bản về vấn đề nhân quyền và chủ trương của Đảng trong việc bảo vệ và đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền ở Việt Nam.

(Theo TTXVN)

Đọc xong bài báo này, cái cảm giác của tôi là muốn có quyền con người thì phải theo cái định hướng của Đảng. Vậy thì Đảng là gì? Đảng là ai mà tự cho mình cái quyền định hướng suy nghĩ, áp đặt cái quyền của mình vào trong suy nghĩ tự do tư tưởng của mỗi con người?

Vì đâu mà Đảng dám đặt mình lên cái vị trí như Chúa trời thống trị muôn loài như trong cổ tích?

Họ là ai? Họ lấy gì làm nền tảng cao hơn mặt bằng xã hội để nắm lấy cái quyền định hướng? Tại sao không phải là người dân?

Các bạn nào có ý kiến gì làm ơn bổ xung tham khảo với, tôi đọc bài này thấy xốn mắt, ngứa tai ngứa mồm, và tự nhiên thấy tức giận.

Hoà bình bao năm rồi mà sao lúc nào cũng rêu rao rằng các thế lực thù địch phá hoại? Ai phá hoại ai ? Ai thù địch ai?

Tôi khó chịu vì không hiểu đến tận cùng vấn đề. Làm ơn cho các ý kiến tham khảo thêm để tôi hiểu thêm với.

Đọc tiếp ...

Entry for January 09, 2009 Xốn xang, nhức mắt, bà con giúp tui dzí!


TS. Nguyễn Thị Báo (Viện Nghiên cứu Quyền con người) cho rằng, Việt Nam hiện đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, hội nhập và phát triển, do đó giáo dục quyền con người lại càng có ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết.

“Một mặt, chuyển tải những nội dung cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quyền con người đến mọi công dân, mặt khác tuyên truyền các thành tựu cơ bản về quyền con người mà Việt Nam đã nỗ lực đạt được nhằm làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về Việt Nam, phản bác lại các luận điệu vu cáo, bôi nhọ chế độ trên cơ sở lợi dụng các vấn đề về dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch”, TS. Nguyễn Thị Báo nói.

TIN LIÊN QUAN

PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quyền con người, cho rằng, nhìn chung,đường lối, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đã định hướng khá toàn diện nội dung của quyền con người, quyền công dân, từ quyền tư tưởng, chính trị, dân sự đến các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; từ quyền độc lập thống nhất của dân tộc - quốc gia đến quyền của các giai tầng xã hội, quyền của những nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, như quyền của người nghèo, trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người tàn tật, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo…

Theo các đại biểu, giáo dục về quyền con người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện và bảo vệ quyền con người. Cần coi việc nghiên cứu và giảng dạy quyền con người là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và cấp bách để nâng cao nhận thức chung của xã hội về quyền con người.

Năm 1990, ViệtNam bắt đầu nộp báo cáo quốc gia và thực hiện các nghĩa vụ quốc gia đối với các điều ước quốc tế về quyền con người. Ngày12/7/1992, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 12-CT/TW về “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta”. Chỉ thị 12 đã bước đầu nêu lên một số quan điểm cơ bản về vấn đề nhân quyền và chủ trương của Đảng trong việc bảo vệ và đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền ở ViệtNam.

(Theo TTXVN)

Đọc xong bài báo này, cái cảm giác của tôi là muốn có quyền con người thì phải theo cái định hướng của Đảng. Vậy thì Đảng là gì? Đảng là ai mà tự cho mình cái quyền định hướng suy nghĩ, áp đặt cái quyền của mình vào trong suy nghĩ tự do tư tưởng của mỗi con người?

Vì đâu mà Đảng dám đặt mình lên cái vị trí như Chúa trời thống trị muôn loài như trong cổ tích?

Họ là ai? Họ lấy gì làm nền tảng cao hơn mặt bằng xã hội để nắm lấy cái quyền định hướng? Tại sao không phải là người dân?

Các bạn nào có ý kiến gì làm ơn bổ xung tham khảo với, tôi đọc bài này thấy xốn mắt, ngứa tai ngứa mồm, và tự nhiên thấy tức giận.

Hoà bình bao năm rồi mà sao lúc nào cũng rêu rao rằng các thế lực thù địch phá hoại? Ai phá hoại ai ? Ai thù địch ai?

Tôi khó chịu vì không hiểu đến tận cùng vấn đề. Làm ơn cho các ý kiến tham khảo thêm để tôi hiểu thêm với.

Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2009

Entry for January 08, 2009

Vẩn vơ bắt được cái số đẹp cực nhá! bội số của 3
Đọc tiếp ...

Entry for January 08, 2009

Vẩn vơ bắt được cái số đẹp cực nhá! bội số của 3
Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2009

Entry for January 05, 2009 Dân chủ! Chủ dần!

  • Tớ đi chôm bài viết này trên mạng!Tớ hem có viết nổi dzầy đâu!

NGHĨ VỀ CÁI GỌI LÀ “DÂN CHỦ”

Tôi nhớ hình như cụ Hồ Chí Minh đã có lời khuyên với những người do tham gia cách mạng mà được lên làm cán bộ rằng:

- “Làm cán bộ, không phải là làm quan!” và câu thứ hai là:

- “Cán bộ là đầy tớ của dân!”

Câu thứ nhất nhằm thiết lập vững chắc một nền dân chủ, vì đã coi mình là quan thì ắt coi ngôi vị của mình là ở trên dân chúng, quan nói thì dân phải nghe, trên “ban” hay “dạy” xuống, dưới “thưa” hay “bẩm” lên là cái quan hệ không dân chủ dưới thời phong kiến thực dân. Cách mạng thì trước tiên phải “cách” cái quan hệ đó. Thời gian đầu người ta cải cách bằng quan hệ xưng hô, cán bộ các cấp đều chỉ gọi là “anh” hoặc “chị”, nghe ra có vẻ bình đẳng. Nghe ra thôi, chứ đã là đảng viên thì ắt coi tất cả những người ngoài đảng là “quần chúng” và phải chịu sự lãnh đạo của họ. Cái lớp người tự cho mình là tiền phong đó chưa bao giờ có sự bàn bạc, và lắng nghe một cách bình đẳng với lớp “chưa tiền phong”. Các anh các chị từ trong thâm tâm, trong ý nghĩ đã dần dần thành “anh lớn”, “chị lớn” từ lúc nào không biết? Đến bây giờ thì cái lời khuyên thứ nhất đã hoàn toàn trả lại cho cụ Hồ Chí Minh, với thế giới “người hiền”.

Cái vế thứ hai “cán bộ là đầy tớ của dân” là một câu vận động vô cùng khó thực hiện. Nó có vẻ trái khoáy, thực tế nó mang ý nghĩa mỉa mai nhiều hơn. Nó cách mạng quá nên dễ mấy ai hiểu được và làm được. Cho đến bây giờ, cán bộ là gì của dân, gia đình cán bộ là thế nào với dân? Tuy người dân chưa nói thẳng ra, nhưng trong thâm tâm họ không mấy ý nghĩ thiện cảm về mối liên hệ này. Cái khoảng cách cao thấp giữa cán bộ với dân cứ càng ngày càng lớn về hình thức về bản chất, vì thế lời răn này cũng đã từ lâu nó rút vào bí mật và mất tăm tích.

Không khí dân chủ thời cách mạng mới thành công, ngay cả trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp đến giờ cũng không còn nữa. Chính quyền càng được củng cố, thì những gì là trở ngại cho việc củng cố đó đều không được phát sinh, không được tồn tại, vì thế dân chủ càng ngày càng bị thu hẹp lại. Sự thu hẹp này đã nảy sinh mâu thuẫn và mâu thuẫn ngày càng dầy lên, đến mức người dân phải đấu tranh đòi lại dân chủ. Người dân không cần đòi hỏi mình được làm chủ như khẩu hiệu “Dân làm chủ”. Họ chỉ cần được đứng trên một mặt bằng với nhà cầm quyền mà bàn bạc mà tranh luận. Ngại hay sợ cái hình thức giao tiếp này thì làm sao có được dân chủ thực sự? Nhất là ở thời buổi mà về trình độ văn hóa, về tri thức xã hội, về ý thức chính trị, giữa người dân và cán bộ không còn khoảng cách, thì mọi sự cưỡng bức, áp đặt về tư tưởng, về cách giải quyết những quan hệ xã hội v.v… không thể chỉ nói một chiều và chỉ nghe một chiều. Nếu không cải thiện được vấn đề này thì sẽ mất dân chủ.

Quá hơn nữa, nếu nhà nước cứ làm theo cách bổ xung vào luật, thậm chí vào hiến pháp những điều chống lại sự bất lợi cho mình. Nếu cứ xử lý những vấn đề đó bằng những phiên tòa không xử theo pháp luật mà theo sự chỉ đạo phiến diện nhằm củng cố “chuyên chính” và tuyên ra những bản án “hàm hồ” áp đặt, thì thật khó thuyết phục rằng nhà nước dân chủ.

Trên thế giới, nghe đâu ở một nước nào đó khi công an truy tố một tội phạm thì tòa sẽ đặt hai vế nguyên bị ở vị thế ngang nhau. Tội phạm sai thì vào tù, mà công an sai thì cũng có mức án tương tự. Không có thế thượng phong ở nơi treo cán cân công lý. Nhìn lại nhiều phiên tòa ở ta nó cứ thế nào ấy? Nó vừa hình thức vừa hài hước, thậm chí còn “xảo trá”. Dân chủ bị đánh cắp ở ngay nơi người ta cần gìn giữ nó.

Dân chủ ở Việt Nam cần được lành mạnh hóa, những gì dân chủ đã bị mất cần được khôi phục. Nói thế, nhưng cũng không thể tán thành những “nhà dân chủ” những “tổ chức dân chủ” đòi dân chủ theo kiểu “chống cộng cực đoan”, kêu gọi lật đổ chế độ “Việt gian cộng sản” để tìm kiếm dân chủ… Chính ngay trong họ cũng không hề có ý tưởng dân chủ, cái dân chủ “đẹp đẽ” như họ đã từng rêu rao, trong đầu họ cũng đầy rẫy cực đoan. Với những nhà cực đoan này, trao chính quyền vào tay họ thì có thể là hơi mạo hiểm.

Nhân đây cũng xin bàn qua về một vấn đề ồn ào mới đây, là việc “quản lý blog”. Nhà nước thông qua bộ Thông tin – Truyền Thông có những biện pháp (bằng Nghị quyết, Thông tư) ngăn chặn “blog đen”, tạo “môi trường lành mạnh cho blog”. Đây dúng là những ý tưởng tích cực, có thể là những ý tưởng hay, nhưng cũng chưa thật hợp tình hợp lý. Đã xác định Blog là “Nhật ký cá nhân” thì hà cớ gì phải quan tâm? Can thiệp vào là vi hiến. Giống như bóc thư từ của người khác ra xem mà giải thích là nhà nước có quyền vậy. Còn như lấy cớ là nó chống lại chế độ, nó bôi xấu chế độ, nên phải trừ diệt thì hơi thổi phồng quá. Nó không viết ra blog thì trong đầu nó vẫn nghĩ thế (tự do tư tưởng mà), bảo rằng nó tuyên truyền lôi kéo vận động mọi người chống chế độ?… giả dụ nó không viết thì nó vẫn có thể rỉ tai nhau lôi kéo (cái này thì cách mạng thừa kinh nghiệm vận động, xâu chuỗi, bắt rễ rồi). Vận động nhà cung cấp dịch vụ Yahoo, Google, thì nó bắt tay dịch vụ khác, thứ này trên mạng đầy rẫy như sao trên trời vậy. Cùng lắm qua Email những ý tưởng tốt xấu cũng vẫn trao đổi dễ dàng… Đừng phí công làm cái việc “bắt cóc bỏ đĩa” “nước đổ đầu vịt” thế. Thực tế cũng có những blogger tranh đấu cho dân chủ bằng cách “cóp” lại những bài viết của những nhà hải ngoại “chống cộng” chuyên nghiệp, thêm thắt vào đấy một vài ý tưởng ngây ngô của mình, xào xáo lại cho ra vẻ, rồi tương bừa lên blog, không biết mình đã nuốt vào những thứ người khác ói ra, thứ “a dua” này không nhiều và rất huênh hoang nên hay lộ võ. Còn đa số là những người nghiên cứu sâu sắc, trút tâm huyết của mình lên blog. “Đỏ” nhiều đấy, chứ có phải đâu toàn “đen”. Cũng có những cái blog ăn nói tục tĩu, ý tưởng ba trợn… Nó phản ánh nhân cách của con người đó, hãy tránh nó ra, bước qua đi như bước qua bãi phân chó trên đường, đừng dẫm bừa vào mà la.

Tóm lại với những người lợi dụng “blog” không xây mà chỉ phá, vi phạm pháp luật hiển nhiên, thì cứ đem ra tòa mà xét xử công khai minh bạch. Còn với những ý kiến trái ngược, chưa thuận chiều thì nên chăng, bộ TTTT chọn ra một số cây viết lý luận sắc sảo chủ trì một cái blog “phản biện” tranh luận với nhau công khai có thú vị hơn không? Có dân chủ hơn không ? Đừng miệt thị blogger, không phải họ đều kém cỏi so với các vị đâu? Hãy chịu khó đếm xỉa đến sự thật, đừng sơ hở để họ phải cười vào mũi các vị. Tranh luận như thế còn hơn là thành lập một bộ phận để rà soát hàng nhiều triệu cái blog, làm cái việc của con dã tràng, không chỉ tốn công sức của mình mà còn tiêu phí tiền của đóng góp của nhân dân. Cái cần chống triệt để hiện nay là chống tham nhũng, tập trung vào chống nó, dù có phải đốt cả dãy Trường Sơn, cũng phải chống bằng được, vì đấy là nguyên do của sự mất dân chủ hiện nay.

Tóm lại, muốn xóa đi bóng tối, trước tiên là đèn phải rạng.


Đọc tiếp ...

Entry for January 05, 2009 Dân chủ! Chủ dần!

  • Tớ đi chôm bài viết này trên mạng!Tớ hem có viết nổi dzầy đâu!

NGHĨ VỀ CÁI GỌI LÀ “DÂN CHỦ”

Tôi nhớ hình như cụ Hồ Chí Minh đã có lời khuyên với những người do tham gia cách mạng mà được lên làm cán bộ rằng:

- “Làm cán bộ, không phải là làm quan!” và câu thứ hai là:

- “Cán bộ là đầy tớ của dân!”

Câu thứ nhất nhằm thiết lập vững chắc một nền dân chủ, vì đã coi mình là quan thì ắt coi ngôi vị của mình là ở trên dân chúng, quan nói thì dân phải nghe, trên “ban” hay “dạy” xuống, dưới “thưa” hay “bẩm” lên là cái quan hệ không dân chủ dưới thời phong kiến thực dân. Cách mạng thì trước tiên phải “cách” cái quan hệ đó. Thời gian đầu người ta cải cách bằng quan hệ xưng hô, cán bộ các cấp đều chỉ gọi là “anh” hoặc “chị”, nghe ra có vẻ bình đẳng. Nghe ra thôi, chứ đã là đảng viên thì ắt coi tất cả những người ngoài đảng là “quần chúng” và phải chịu sự lãnh đạo của họ. Cái lớp người tự cho mình là tiền phong đó chưa bao giờ có sự bàn bạc, và lắng nghe một cách bình đẳng với lớp “chưa tiền phong”. Các anh các chị từ trong thâm tâm, trong ý nghĩ đã dần dần thành “anh lớn”, “chị lớn” từ lúc nào không biết? Đến bây giờ thì cái lời khuyên thứ nhất đã hoàn toàn trả lại cho cụ Hồ Chí Minh, với thế giới “người hiền”.

Cái vế thứ hai “cán bộ là đầy tớ của dân” là một câu vận động vô cùng khó thực hiện. Nó có vẻ trái khoáy, thực tế nó mang ý nghĩa mỉa mai nhiều hơn. Nó cách mạng quá nên dễ mấy ai hiểu được và làm được. Cho đến bây giờ, cán bộ là gì của dân, gia đình cán bộ là thế nào với dân? Tuy người dân chưa nói thẳng ra, nhưng trong thâm tâm họ không mấy ý nghĩ thiện cảm về mối liên hệ này. Cái khoảng cách cao thấp giữa cán bộ với dân cứ càng ngày càng lớn về hình thức về bản chất, vì thế lời răn này cũng đã từ lâu nó rút vào bí mật và mất tăm tích.

Không khí dân chủ thời cách mạng mới thành công, ngay cả trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp đến giờ cũng không còn nữa. Chính quyền càng được củng cố, thì những gì là trở ngại cho việc củng cố đó đều không được phát sinh, không được tồn tại, vì thế dân chủ càng ngày càng bị thu hẹp lại. Sự thu hẹp này đã nảy sinh mâu thuẫn và mâu thuẫn ngày càng dầy lên, đến mức người dân phải đấu tranh đòi lại dân chủ. Người dân không cần đòi hỏi mình được làm chủ như khẩu hiệu “Dân làm chủ”. Họ chỉ cần được đứng trên một mặt bằng với nhà cầm quyền mà bàn bạc mà tranh luận. Ngại hay sợ cái hình thức giao tiếp này thì làm sao có được dân chủ thực sự? Nhất là ở thời buổi mà về trình độ văn hóa, về tri thức xã hội, về ý thức chính trị, giữa người dân và cán bộ không còn khoảng cách, thì mọi sự cưỡng bức, áp đặt về tư tưởng, về cách giải quyết những quan hệ xã hội v.v… không thể chỉ nói một chiều và chỉ nghe một chiều. Nếu không cải thiện được vấn đề này thì sẽ mất dân chủ.

Quá hơn nữa, nếu nhà nước cứ làm theo cách bổ xung vào luật, thậm chí vào hiến pháp những điều chống lại sự bất lợi cho mình. Nếu cứ xử lý những vấn đề đó bằng những phiên tòa không xử theo pháp luật mà theo sự chỉ đạo phiến diện nhằm củng cố “chuyên chính” và tuyên ra những bản án “hàm hồ” áp đặt, thì thật khó thuyết phục rằng nhà nước dân chủ.

Trên thế giới, nghe đâu ở một nước nào đó khi công an truy tố một tội phạm thì tòa sẽ đặt hai vế nguyên bị ở vị thế ngang nhau. Tội phạm sai thì vào tù, mà công an sai thì cũng có mức án tương tự. Không có thế thượng phong ở nơi treo cán cân công lý. Nhìn lại nhiều phiên tòa ở ta nó cứ thế nào ấy? Nó vừa hình thức vừa hài hước, thậm chí còn “xảo trá”. Dân chủ bị đánh cắp ở ngay nơi người ta cần gìn giữ nó.

Dân chủ ở Việt Nam cần được lành mạnh hóa, những gì dân chủ đã bị mất cần được khôi phục. Nói thế, nhưng cũng không thể tán thành những “nhà dân chủ” những “tổ chức dân chủ” đòi dân chủ theo kiểu “chống cộng cực đoan”, kêu gọi lật đổ chế độ “Việt gian cộng sản” để tìm kiếm dân chủ… Chính ngay trong họ cũng không hề có ý tưởng dân chủ, cái dân chủ “đẹp đẽ” như họ đã từng rêu rao, trong đầu họ cũng đầy rẫy cực đoan. Với những nhà cực đoan này, trao chính quyền vào tay họ thì có thể là hơi mạo hiểm.

Nhân đây cũng xin bàn qua về một vấn đề ồn ào mới đây, là việc “quản lý blog”. Nhà nước thông qua bộ Thông tin – Truyền Thông có những biện pháp (bằng Nghị quyết, Thông tư) ngăn chặn “blog đen”, tạo “môi trường lành mạnh cho blog”. Đây dúng là những ý tưởng tích cực, có thể là những ý tưởng hay, nhưng cũng chưa thật hợp tình hợp lý. Đã xác định Blog là “Nhật ký cá nhân” thì hà cớ gì phải quan tâm? Can thiệp vào là vi hiến. Giống như bóc thư từ của người khác ra xem mà giải thích là nhà nước có quyền vậy. Còn như lấy cớ là nó chống lại chế độ, nó bôi xấu chế độ, nên phải trừ diệt thì hơi thổi phồng quá. Nó không viết ra blog thì trong đầu nó vẫn nghĩ thế (tự do tư tưởng mà), bảo rằng nó tuyên truyền lôi kéo vận động mọi người chống chế độ?… giả dụ nó không viết thì nó vẫn có thể rỉ tai nhau lôi kéo (cái này thì cách mạng thừa kinh nghiệm vận động, xâu chuỗi, bắt rễ rồi). Vận động nhà cung cấp dịch vụ Yahoo, Google, thì nó bắt tay dịch vụ khác, thứ này trên mạng đầy rẫy như sao trên trời vậy. Cùng lắm qua Email những ý tưởng tốt xấu cũng vẫn trao đổi dễ dàng… Đừng phí công làm cái việc “bắt cóc bỏ đĩa” “nước đổ đầu vịt” thế. Thực tế cũng có những blogger tranh đấu cho dân chủ bằng cách “cóp” lại những bài viết của những nhà hải ngoại “chống cộng” chuyên nghiệp, thêm thắt vào đấy một vài ý tưởng ngây ngô của mình, xào xáo lại cho ra vẻ, rồi tương bừa lên blog, không biết mình đã nuốt vào những thứ người khác ói ra, thứ “a dua” này không nhiều và rất huênh hoang nên hay lộ võ. Còn đa số là những người nghiên cứu sâu sắc, trút tâm huyết của mình lên blog. “Đỏ” nhiều đấy, chứ có phải đâu toàn “đen”. Cũng có những cái blog ăn nói tục tĩu, ý tưởng ba trợn… Nó phản ánh nhân cách của con người đó, hãy tránh nó ra, bước qua đi như bước qua bãi phân chó trên đường, đừng dẫm bừa vào mà la.

Tóm lại với những người lợi dụng “blog” không xây mà chỉ phá, vi phạm pháp luật hiển nhiên, thì cứ đem ra tòa mà xét xử công khai minh bạch. Còn với những ý kiến trái ngược, chưa thuận chiều thì nên chăng, bộ TTTT chọn ra một số cây viết lý luận sắc sảo chủ trì một cái blog “phản biện” tranh luận với nhau công khai có thú vị hơn không? Có dân chủ hơn không ? Đừng miệt thị blogger, không phải họ đều kém cỏi so với các vị đâu? Hãy chịu khó đếm xỉa đến sự thật, đừng sơ hở để họ phải cười vào mũi các vị. Tranh luận như thế còn hơn là thành lập một bộ phận để rà soát hàng nhiều triệu cái blog, làm cái việc của con dã tràng, không chỉ tốn công sức của mình mà còn tiêu phí tiền của đóng góp của nhân dân. Cái cần chống triệt để hiện nay là chống tham nhũng, tập trung vào chống nó, dù có phải đốt cả dãy Trường Sơn, cũng phải chống bằng được, vì đấy là nguyên do của sự mất dân chủ hiện nay.

Tóm lại, muốn xóa đi bóng tối, trước tiên là đèn phải rạng.


Đọc tiếp ...

Entry for January 05, 2009 Ặc ặc ặc!

Viet Capital Fund Management= Quỹ quản lýTƯ BẢN VIỆT
Ai dịch cái câu này lươn lẹo thật :
Công ty quản lý quĩ "đầu tư Bản Việt"- không hề có cái ý nghĩa đầu tư trong tiếng Anh,lại sợ rằng lộ là của tư bản đỏ hay sao mà dịch cái kiểu làm như ai cũng dốt cả!
Cái chữ Bản Việt tự thân chả có ý nghĩa gì trong tiếng Việt cả.lại chơi đĩ nữa!
Làm ơn cho mượn bô to cỡ 500 lít với 50 bloc giấy An an nha! Xơi cục cứt trả ngàn túi vàng, đem xe công ten nơ để chở về.

Thứ Sáu, 13/10/2006, 04:38 (GMT+7)
Doanh nhân trẻ Nguyễn Thanh Phượng: “Nên làm nhiều và nói ít thôi”
TT - Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu. Ở tuổi 27, chị đã kịp tích lũy vào hồ sơ của mình thành tích học tập và kinh nghiệm làm việc khá ấn tượng.
“Tôi muốn Phượng của ngày mai, của năm sau phải thật sự khác Phượng của ngày hôm nay” - cô gái hiện là chủ tịch HĐQT Công ty quản lý quĩ đầu tư Bản Việt (Viet Capital Fund Management - VCFM) nói.
* Chị được xem là doanh nhân trẻ nhất trong giới lãnh đạo các quĩ đầu tư tài chính chuyên nghiệp ở VN hiện nay. Đó là lợi thế hay khó khăn khi chị tiếp xúc với các đối tác để mời gọi họ góp vốn đầu tư?
- Trong công việc, cái luôn thiếu nhất của người trẻ là kinh nghiệm. Kinh nghiệm thì cần có thời gian, đây là điều mà những người trẻ không thể nóng vội. Tôi nghĩ đánh giá thực lực của một người không nhất thiết chỉ nhìn vào tuổi đời mà phải dựa vào quá trình học tập và đặc biệt là kinh nghiệm hay những việc cụ thể mà họ đã làm. Hơn nữa, phải tiếp xúc trực tiếp thì qua đó các tố chất của họ mới có cơ hội bộc lộ.
Còn việc một công ty quản lý quĩ huy động được vốn là do các nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường, vào chiến lược, vào cách tổ chức hoạt động..., quan trọng nhất là họ phải tin vào đội ngũ lãnh đạo công ty, trong đó trình độ, kinh nghiệm, uy tín và vai trò của mỗi thành viên đều được đặc biệt quan tâm. Tôi tin rằng tuy là thành viên lãnh đạo trẻ nhất của công ty nhưng tôi cũng có những đóng góp thiết thực vào việc thành lập, tổ chức, tuyển chọn thành viên thích hợp vào các vị trí then chốt cho VCFM, cũng như huy động vốn cho quĩ đầu tư Viet Capital Fund.
* Quĩ đầu tư Bản Việt (Viet Capital Fund - VCF) là quĩ thành viên với qui mô từ 500 - 800 tỉ đồng chỉ huy động vốn chủ yếu từ các cá nhân và DN tư nhân VN. Chị thấy mình “hợp khẩu vị” với những kiểu doanh nhân như thế nào?
- Đơn giản là chúng tôi gặp nhau ở một số điểm chung. Họ là những người có vốn nhàn rỗi lớn, có nhu cầu đầu tư và muốn ủy thác cho các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, và họ đã chọn chúng tôi. Khi đánh giá một “anh hùng” trên thương trường, theo tôi, không nên chỉ nhìn ngay vào những thành tựu họ đang có mà phải chú trọng hơn vào cả chặng đường mà họ đã đi qua. Những nhà đầu tư góp vốn vào VCF có thể chưa phải là những “đại gia” nổi tiếng
Đi lên bằng chính đôi chân mình
10:55, 31/12/2008 (GMT+7)
Năm ngoái, tôi từ một huyện miền núi ở Tây Nguyên về công tác tại trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, một môi trường mà với tôi quả là “địa linh nhân kiệt”. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo của nhà trường, có một người còn rất trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nghị, ở tuổi 32, anh đã là Trưởng ban Sau đại học và Quan hệ quốc tế của nhà trường và mới đây, anh lại được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng.
Đi lên bằng chính đôi chân mình
10:55, 31/12/2008 (GMT+7)
Năm ngoái, tôi từ một huyện miền núi ở Tây Nguyên về công tác tại trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, một môi trường mà với tôi quả là “địa linh nhân kiệt”. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo của nhà trường, có một người còn rất trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nghị, ở tuổi 32, anh đã là Trưởng ban Sau đại học và Quan hệ quốc tế của nhà trường và mới đây, anh lại được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng.

Những người trẻ mà giữ chức vị cao ở nước ta chưa nhiều nên một người như Nghị dĩ nhiên là khá “nổi tiếng”. Nhưng còn một điều khiến tôi ngạc nhiên khác là mọi người nhắc nhiều đến anh không phải ở chức vụ ấy mà chính ở cách nghĩ, cách sống, cách làm việc rất khiêm tốn, chững chạc. Điều nổi bật ở anh khiến mọi người tin cậy, yêu mến lại chính là cái tâm trong sáng và phong cách làm việc sôi nổi, nhiệt tình. …
Nếu không tình cờ nghe thầy Phó hiệu trưởng nhà trường “bật mí” trong một bữa tiệc liên hoan, có lẽ tôi sẽ không biết chàng trai trẻ này là con một vị cán bộ lãnh đạo cao cấp ở Trung ương. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nghị nguyên là sinh viên ưu tú của Trưòng Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. TS Lê Quang Quý, Phó hiệu trưởng nhà trường kể cho tôi hay: Ba Nghị là cán bộ cấp cao, làm việc ở Hà Nội nên anh phải sống, học tập gần như tự lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
Dĩ nhiên, ban lãnh đạo của nhà trường khi ấy cũng không ai biết điều này nếu như không có một ngày nọ, thầy hiệu trưởng nhà trường bất ngờ nhận được điện thoại của một đồng chí lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng chí lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Ban giám hiệu cho biết kết quả học tập, rèn luyện của cậu sinh viên là con một cán bộ lãnh đạo cao cấp của Chính phủ. Lý do đơn giản vì có lần, trong cuộc trò chuyện thân mật, đồng chí cán bộ cao cấp của Chính phủ với tư cách một “phụ huynh” đã “ngỏ ý”: “Tôi bận công tác, mong nhà trường giúp đỡ, theo dõi, quản lý “thật chặt”, sợ cháu hư hỏng”.
Lúc này, Ban giám hiệu mới giật mình, không biết cậu sinh viên ấy là ai? Mấy năm liền, chưa thấy nói thông tin có con trai của một cán bộ cao cấp Chính phủ học tập ở trường mình. Ban giám hiệu yêu cầu Bí thư Đoàn trường, người gần gũi nhiều sinh viên nhất cung cấp thông tin, cô bí thư cũng chỉ biết lắc đầu. Tra cứu toàn bộ hồ sơ sinh viên, người ta mới tìm ra Nguyễn Thanh Nghị, khi đó đã là sinh viên năm thứ ba của nhà trường. Nhưng cũng phải mất mấy ngày đối chiếu mới tìm ra Nghị, vì trong hồ sơ, anh khai rất khiêm tốn, không hề nêu cụ thể chức vụ, đơn vị công tác của ba mình. Một điều rất bất ngờ là toàn thể lớp học, thầy cô, bạn bè đều không biết Nghị là con đồng chí cán bộ cấp cao nọ, nhưng ai cũng biết Nghị là một sinh viên học tập giỏi, có đạo đức tốt, nhiệt tình với các phong trào tập thể. Khi người ta “phát hiện” ra anh là con đồng chí cán bộ cấp cao thì cũng là thời điểm anh vừa vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam – một vinh dự mà anh đã phấn đấu, giành được bằng chính đôi chân của mình chứ không phải “dựa bóng” của ba.
Tốt nghiệp xuất sắc, với khát vọng học tập không ngừng, như bao bạn bè khác, Nguyễn Thanh Nghị tự tìm kiếm thông tin và thi đỗ học bổng tiến sĩ của một trường đại học lớn ở Hoa Kỳ. Cùng thời điểm ấy, anh lại được nhà trường xét, cho chỉ tiêu học tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (xây dựng) ở Đại học George Washington ở Washington.
Tốt nghiệp xuất sắc, anh trở về nước, bạn bè ai cũng nghĩ rằng anh sẽ “nhảy” vào một bộ, ngành, cơ quan nào đó ở Trung ương nhưng Nguyễn Thanh Nghị lại làm đơn xin về công tác tại Trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Lý do với anh thật đơn giản: Anh muốn đi sâu vào con đường nghiên cứu khoa học, tiếp tục thực hiện ước mơ, hoài bão và những công trình khoa học từ những năm tháng sinh viên. Giờ đây, 32 tuổi, là một trong những lãnh đạo trẻ nhất ở một trường đại học danh tiếng nhưng Nguyễn Thanh Nghị luôn khiêm tốn, chững chạc, làm việc với tất cả tài năng và tâm huyết của mình.
Ban Sau đại học, dưới sự chỉ đạo của anh đã có nhiều phát triển mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Khi Trường đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh phát động cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, anh là một trong những lãnh đạo khoa gương mẫu, vận động mọi người thực hiện cuộc vận động nghiêm túc thông qua những việc làm cụ thể hằng ngày, “soi mình” vào tấm gương của Bác.

Đọc tiếp ...

Entry for January 05, 2009 Ặc ặc ặc!

Viet Capital Fund Management= Quỹ quản lý TƯ BẢN VIỆT
Ai dịch cái câu này lươn lẹo thật :
Công ty quản lý quĩ "đầu tư Bản Việt"- không hề có cái ý nghĩa đầu tư trong tiếng Anh,lại sợ rằng lộ là của tư bản đỏ hay sao mà dịch cái kiểu làm như ai cũng dốt cả!
Cái chữ Bản Việt tự thân chả có ý nghĩa gì trong tiếng Việt cả. lại chơi đĩ nữa!
Làm ơn cho mượn bô to cỡ 500 lít với 50 bloc giấy An an nha! Xơi cục cứt trả ngàn túi vàng, đem xe công ten nơ để chở về.

Thứ Sáu, 13/10/2006, 04:38 (GMT+7)
Doanh nhân trẻ Nguyễn Thanh Phượng: “Nên làm nhiều và nói ít thôi”
TT - Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu. Ở tuổi 27, chị đã kịp tích lũy vào hồ sơ của mình thành tích học tập và kinh nghiệm làm việc khá ấn tượng.
“Tôi muốn Phượng của ngày mai, của năm sau phải thật sự khác Phượng của ngày hôm nay” - cô gái hiện là chủ tịch HĐQT Công ty quản lý quĩ đầu tư Bản Việt (Viet Capital Fund Management - VCFM) nói.
* Chị được xem là doanh nhân trẻ nhất trong giới lãnh đạo các quĩ đầu tư tài chính chuyên nghiệp ở VN hiện nay. Đó là lợi thế hay khó khăn khi chị tiếp xúc với các đối tác để mời gọi họ góp vốn đầu tư?
- Trong công việc, cái luôn thiếu nhất của người trẻ là kinh nghiệm. Kinh nghiệm thì cần có thời gian, đây là điều mà những người trẻ không thể nóng vội. Tôi nghĩ đánh giá thực lực của một người không nhất thiết chỉ nhìn vào tuổi đời mà phải dựa vào quá trình học tập và đặc biệt là kinh nghiệm hay những việc cụ thể mà họ đã làm. Hơn nữa, phải tiếp xúc trực tiếp thì qua đó các tố chất của họ mới có cơ hội bộc lộ.
Còn việc một công ty quản lý quĩ huy động được vốn là do các nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường, vào chiến lược, vào cách tổ chức hoạt động..., quan trọng nhất là họ phải tin vào đội ngũ lãnh đạo công ty, trong đó trình độ, kinh nghiệm, uy tín và vai trò của mỗi thành viên đều được đặc biệt quan tâm. Tôi tin rằng tuy là thành viên lãnh đạo trẻ nhất của công ty nhưng tôi cũng có những đóng góp thiết thực vào việc thành lập, tổ chức, tuyển chọn thành viên thích hợp vào các vị trí then chốt cho VCFM, cũng như huy động vốn cho quĩ đầu tư Viet Capital Fund.
* Quĩ đầu tư Bản Việt (Viet Capital Fund - VCF) là quĩ thành viên với qui mô từ 500 - 800 tỉ đồng chỉ huy động vốn chủ yếu từ các cá nhân và DN tư nhân VN. Chị thấy mình “hợp khẩu vị” với những kiểu doanh nhân như thế nào?
- Đơn giản là chúng tôi gặp nhau ở một số điểm chung. Họ là những người có vốn nhàn rỗi lớn, có nhu cầu đầu tư và muốn ủy thác cho các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, và họ đã chọn chúng tôi. Khi đánh giá một “anh hùng” trên thương trường, theo tôi, không nên chỉ nhìn ngay vào những thành tựu họ đang có mà phải chú trọng hơn vào cả chặng đường mà họ đã đi qua. Những nhà đầu tư góp vốn vào VCF có thể chưa phải là những “đại gia” nổi tiếng
Đi lên bằng chính đôi chân mình
10:55, 31/12/2008 (GMT+7)
Năm ngoái, tôi từ một huyện miền núi ở Tây Nguyên về công tác tại trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, một môi trường mà với tôi quả là “địa linh nhân kiệt”. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo của nhà trường, có một người còn rất trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nghị, ở tuổi 32, anh đã là Trưởng ban Sau đại học và Quan hệ quốc tế của nhà trường và mới đây, anh lại được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng.
Đi lên bằng chính đôi chân mình
10:55, 31/12/2008 (GMT+7)
Năm ngoái, tôi từ một huyện miền núi ở Tây Nguyên về công tác tại trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, một môi trường mà với tôi quả là “địa linh nhân kiệt”. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo của nhà trường, có một người còn rất trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nghị, ở tuổi 32, anh đã là Trưởng ban Sau đại học và Quan hệ quốc tế của nhà trường và mới đây, anh lại được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng.

Những người trẻ mà giữ chức vị cao ở nước ta chưa nhiều nên một người như Nghị dĩ nhiên là khá “nổi tiếng”. Nhưng còn một điều khiến tôi ngạc nhiên khác là mọi người nhắc nhiều đến anh không phải ở chức vụ ấy mà chính ở cách nghĩ, cách sống, cách làm việc rất khiêm tốn, chững chạc. Điều nổi bật ở anh khiến mọi người tin cậy, yêu mến lại chính là cái tâm trong sáng và phong cách làm việc sôi nổi, nhiệt tình. …
Nếu không tình cờ nghe thầy Phó hiệu trưởng nhà trường “bật mí” trong một bữa tiệc liên hoan, có lẽ tôi sẽ không biết chàng trai trẻ này là con một vị cán bộ lãnh đạo cao cấp ở Trung ương. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nghị nguyên là sinh viên ưu tú của Trưòng Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. TS Lê Quang Quý, Phó hiệu trưởng nhà trường kể cho tôi hay: Ba Nghị là cán bộ cấp cao, làm việc ở Hà Nội nên anh phải sống, học tập gần như tự lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
Dĩ nhiên, ban lãnh đạo của nhà trường khi ấy cũng không ai biết điều này nếu như không có một ngày nọ, thầy hiệu trưởng nhà trường bất ngờ nhận được điện thoại của một đồng chí lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng chí lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Ban giám hiệu cho biết kết quả học tập, rèn luyện của cậu sinh viên là con một cán bộ lãnh đạo cao cấp của Chính phủ. Lý do đơn giản vì có lần, trong cuộc trò chuyện thân mật, đồng chí cán bộ cao cấp của Chính phủ với tư cách một “phụ huynh” đã “ngỏ ý”: “Tôi bận công tác, mong nhà trường giúp đỡ, theo dõi, quản lý “thật chặt”, sợ cháu hư hỏng”.
Lúc này, Ban giám hiệu mới giật mình, không biết cậu sinh viên ấy là ai? Mấy năm liền, chưa thấy nói thông tin có con trai của một cán bộ cao cấp Chính phủ học tập ở trường mình. Ban giám hiệu yêu cầu Bí thư Đoàn trường, người gần gũi nhiều sinh viên nhất cung cấp thông tin, cô bí thư cũng chỉ biết lắc đầu. Tra cứu toàn bộ hồ sơ sinh viên, người ta mới tìm ra Nguyễn Thanh Nghị, khi đó đã là sinh viên năm thứ ba của nhà trường. Nhưng cũng phải mất mấy ngày đối chiếu mới tìm ra Nghị, vì trong hồ sơ, anh khai rất khiêm tốn, không hề nêu cụ thể chức vụ, đơn vị công tác của ba mình. Một điều rất bất ngờ là toàn thể lớp học, thầy cô, bạn bè đều không biết Nghị là con đồng chí cán bộ cấp cao nọ, nhưng ai cũng biết Nghị là một sinh viên học tập giỏi, có đạo đức tốt, nhiệt tình với các phong trào tập thể. Khi người ta “phát hiện” ra anh là con đồng chí cán bộ cấp cao thì cũng là thời điểm anh vừa vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam – một vinh dự mà anh đã phấn đấu, giành được bằng chính đôi chân của mình chứ không phải “dựa bóng” của ba.
Tốt nghiệp xuất sắc, với khát vọng học tập không ngừng, như bao bạn bè khác, Nguyễn Thanh Nghị tự tìm kiếm thông tin và thi đỗ học bổng tiến sĩ của một trường đại học lớn ở Hoa Kỳ. Cùng thời điểm ấy, anh lại được nhà trường xét, cho chỉ tiêu học tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (xây dựng) ở Đại học George Washington ở Washington.
Tốt nghiệp xuất sắc, anh trở về nước, bạn bè ai cũng nghĩ rằng anh sẽ “nhảy” vào một bộ, ngành, cơ quan nào đó ở Trung ương nhưng Nguyễn Thanh Nghị lại làm đơn xin về công tác tại Trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Lý do với anh thật đơn giản: Anh muốn đi sâu vào con đường nghiên cứu khoa học, tiếp tục thực hiện ước mơ, hoài bão và những công trình khoa học từ những năm tháng sinh viên. Giờ đây, 32 tuổi, là một trong những lãnh đạo trẻ nhất ở một trường đại học danh tiếng nhưng Nguyễn Thanh Nghị luôn khiêm tốn, chững chạc, làm việc với tất cả tài năng và tâm huyết của mình.
Ban Sau đại học, dưới sự chỉ đạo của anh đã có nhiều phát triển mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Khi Trường đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh phát động cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, anh là một trong những lãnh đạo khoa gương mẫu, vận động mọi người thực hiện cuộc vận động nghiêm túc thông qua những việc làm cụ thể hằng ngày, “soi mình” vào tấm gương của Bác.

Đọc tiếp ...