Thứ Ba, 29 tháng 9, 2009

BÌNH THƯỜNG VÀ...”BÌNH THƯỜNG”

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Báo văn nghệ ngày 26/9/2009

 

   

 

                                                                                                         TỪ SƠN

 

Sau hơn một tháng du ngoạn châu Âu, tuần cuối cùng tôi không may bị đau thần kinh tọa khiến chân trái cứng đơ không di lại dược. Tình hình sức khoẻ như vậy khiến tôi và “bà xã” hết sức lo lắng. Con trai tôi (đang sống và làm việc tại Thụy sĩ) gọi diện thoại cho hãng hàng không Air France (hãng bay nối tuyến Hanoi – Zurich - Hanoi với Vietnam Airline) và văn phòng đại diện Vietnam Airline báo đề nghị họ bố trí dịch vụ chăm sóc hành khách bị đau ốm bất ngờ hồi hương thuận lợi và an toàn. Hãng hàng không trả lời con tôi:” Xin ngài yên tâm. Đây là trách nhiệm của chúng tôi “.

Sáng sớm 12 tháng 9 vừa rồi, con trai tôi dưa tôi và vợ tôi ra sân bay Zurich. Làm thủ tục xong, nhân viên hàng không đưa chúng tôi dến phòng chờ dành cho người tàn tật. Mấy phút sau, một nam nhân viên đưa xe đẩy tới, mời tôi ngồi lên xe và bảo vợ tôi cùng đi theo. Anh nhân viên nhẹ nhàng đẩy xe đưa tôi theo một đường dành riêng vắng vẻ, lên xuống thang máy  và các cửa an ninh đến vài ba lần mới tới được chỗ xe ô tô chuyên dụng đón người ốm ra tận cầu thang máy bay. Nhân viên xe đẩy bàn giao hết sức kỹ lưỡng  và dặn dò lái xe đưa chúng tôi đi sao cho chu đáo.

Lái xe  nhanh chóng mang hành lý xách tay của chúng tôi đặt lên xe rồi dìu tôi lên chỗ ngồi, tự tay thắt dây an toàn cho vợ chồng tôi và luôn miệng nói: “Tốt, tốt rồi. Ông bà yên tâm”. Đến cầu thang chiếc máy bay City Jet mang số hiệu 5111 của Air France anh lái xe bảo chúng tôi ngồi yên tại chỗ để anh đi lo thủ tục với phi hành đoàn. Mang hành lý, dìu tôi lên máy bay đều do nhân viên phi hành đoàn lo liệu. Mọi việc xong, lái xe và nhân viên phi hành đoàn ký biên bản bàn giao. Anh lái xe bắt tay chúng tôi, chúc lên đuờng bình yên. Chúng tôi hết lời cám ơn anh. Anh nói: “Đây là nhiệm vụ của chúng tôi. Bình thường thôi mà”.

Trên đường bay tới Paris, tôi bàn với vợ:” Chân anh đã đỡ nhiều có thể túc tắc đi làm tiếp thủ tục check-in ở sân bay Charles De Gaulle được, khỏi phải làm phiền bạn”. Vợ tôi đồng ý vì biết đến Paris chúng tôi còn 3 tiếng đồng hồ chờ đợi mới đến giờ bay về Việt Nam.

Máy bay hạ cánh ở sân bay Charles De Gaulle sau hơn 1 giờ bay. Chúng tôi thản nhiên (riêng tôi cố chịu đau chút ít) theo hành khách ra cửa máy bay. Nhưng “âm mưu” của chúng tôi không đạt vì cô tiếp viên đã ngăn chúng tôi lại, chỉ cho chỗ ngồi ở một hàng ghế và nói:” Quý vị phải ngồi chờ chừng 4 phút, xe ô tô chuyên dụng của chúng tôi sẽ đến đón hai vị và giúp các vị làm tiếp các thủ tục cho tới khi các vị chuyển sang máy bay của Vietnam Airline”.

Hành khách bình thường đã lên xe bus vào nhà ga. Tôi thấy đội làm vệ sinh máy bay tới. Họ định lên máy bay làm nhiệm vụ thì bị cơ trưởng ra lệnh phải chờ chuyển xong hành khách bị đau đi mới được lên máy bay làm nhiệm vụ.

Bốn phút trôi qua. Xe chuyên dụng chưa tới. Cơ trưởng đích thân  đến gặp chúng tôi xin lỗi và xin hẹn chờ thêm 5 phút nữa. Cơ trưởng còn thăm hỏi chúng tôi về sức khoẻ, về chuyến đi và xin lỗi liên tục. Tôi nói:”Chờ thêm mấy phút chúng tôi không thấy phiền. Chúng tôi rất cảm dộng về sự chăm sóc ân cần của các ông nhất là khi thấy toàn bộ tổ bay ngồi lại chờ chúng tôi mà chưa rời khỏi máy bay như lệ thường”.

Xe đến. Bàn giao, ký nhận , dặn dò lái xe. Toàn  tổ bay tiễn tôi lên xe, bắt tay tạm biệt, chúc may mắn. Chúng tôi ra sức cám ơn. Cơ trưởng nói:”Đây là trách nhiệm của chúng tôi đối với hành khách đau ốm. Bình thường thôi mà”. Lại bình thường! Sao họ đáng yêu thế.

 Anh lái xe đưa chúng tôi đi gần như vòng quanh sân bay chừng hơn 20 phút (có lẽ cả hai ba chục cây số) theo đường dành riêng để đến nhà ga thứ nhất. Ở đó lái xe lại bàn giao chúng tôi cho một nữ nhân viên da đen đã đứng đón sẵn. Chúng tôi cám ơn. Anh lái xe lại nói:”Nhiệm vụ bình thường của tôi thôi”.

Cô nhân viên đẩy xe đưa tôi lòng vòng trong nhà ga tới chỗ lên xe bus chuyên dụng chở chúng tôi về ga chính (ga Terminal ). Lại bàn giao, dặn dò. Chúng tôi cám ơn.Bạn nói:”Bình thường thôi mà”.

Đến ga chính, một cô nhân viên da trắng xinh đẹp đã chờ sẵn. Cô đẩy xe đưa tôi đến cửa làm thủ tục check-in của Vietnam Airline. Cô nhân viên dịch vụ bảo tôi ngồi yên trên xe đẩy.Cô cầm hộ chiếu của chúng tôi di làm thủ tục trong khi cửa làm thủ tục chưa mở. Mấy phút sau, thủ tục ưu tiên cho chúng tôi đã làm xong. Cô nhân viên dịch vụ lại đẩy xe đưa chúng tôi đến tận cửa chờ lên máy bay. Cám ơn. Chào. Lại nói:”Bình thường...”. Tôi tưởng từ phút ấy tôi chỉ việc chờ đến giờ mở cửa ra máy bay, tôi sẽ cố gắng lết chân đi chừng 100 bước trong dường ống là vào máy bay ngồi vào chỗ ngon lành.

Nào ngờ 11h25 là giờ mở cửa vào máy bay thì 11h10 cô nhân viên lúc nãy lại đưa xe đẩy đến và nói với tôi:” Tôi sẽ đẩy xe đưa ông và phu nhân đến tận cửa máy bay , giao ông cho phi hành đoàn mới xong nhiệm vụ”. Nói rồi cô đến thương lượng, trình giấy tờ, bàn giao với  nhân viên an ninh cho tôi được lên máy bay trước khi máy bay nhận khách hàng loạt. Lúc bấy giờ tôi thấy một số hành khách là quan chức ngoại giao mang hộ chiếu đỏ cũng nhường sự ưu tiên lên máy bay trước cho tôi. Xe đẩy đưa tôi đến tận cửa máy bay. Cô nhân viên vội vàng bắt tay tôi và nhà tôi rất chặt, chúc lên đường về nước bình an. Cảm động không nói lên lời, chúng tôi đăm đắm nhìn cô nhân viên dịch vụ mãi mới nói lắp bắp được lời “Cám ơn nhiều!”.Cô nhân viên cũng cảm động vẫy chào chúng tôi và lại nói:” Nhiệm vụ bình thường của tôi thôi mà. Chúc ông bà bình yên”.

Cô tiếp viên hàng không Việt nam thấy tôi cà nhắc tìm hàng ghế ghi trong phiếu lên máy bay liền giơ tay chỉ rồi quay mặt lại ngay. Tôi cà lết một lúc rồi cũng đến được hàng ghế của mình. Tôi nín đau rướn ngưòi tự tay cất hành lý xách tay của chúng tôi lên ngăn (vì nhà tôi với không tới). Thôi thế là yên ổn.

Sau 11 giờ bay , 4h30 sáng 13-9-09 máy bay dáp xuống Nội bài. Tôi cà lết tới chỗ làm thủ tục nhập cảnh. Người ta phải xếp hàng chờ khá dài vì giờ ấy mới chỉ có 4 cửa làm thủ tục. Khoảng gần hai mươi phút sau người ta mới mở thêm vài cửa nữa cho khách bớt thì giờ chờ trình diện. Tôi lại lết đến chỗ có ghế  ngồi chờ lấy hành lý. Sân bay lúc này mới có rất ít nhân viên làm việc. Cạnh ghế tôi ngồi chờ có mấy cái xe đẩy dành cho người ốm hoặc tàn tật nhưng tôi chẳng thấy ai hỏi han gì mình. Tôi cũng chẳng lấy làm lạ vì ngay từ lúc vào cửa máy bay của VNA mang số hiệu 534 tôi biết chắc tổ bay đã thấy tôi được đưa đến bằng xe đẩy và thấy tôi cà lết tới chỗ ngồi nhưng suốt chuyến bay tôi không nhận được một lời hỏi han. Thậm chí khi cho ăn nhẹ 2 giờ trước khi hạ cánh cô tiếp viên còn quên không đưa nước uống cho vợ tôi, mặc dầu vợ tôi xin uống nước cà chua. Cô ta có “vâng” nhưng rồi lại “quên” lấy nước cho khách(!). Có lẽ đây cũng là “điều bình thường”. Tôi chợt nhớ: hôm 19-7-2009 máy bay của VNA mang số hiệu 535 đưa tôi đi từ Hà Nội đến Paris đã khởi hành chậm hơn 1 giờ đồng hồ ((hai lần xin lỗi khách khi khách đã ngôi yên trên máy bay vì “lý do kỹ thuật” ) và khi đến nơi nhận hành lý 2 va li của chúng tôi đều bị bẻ khoá. Đồ đạc chẳng mất gì ngoài một cái kính râm (chẳng biết là bị lấy trộm hoặc do sơ xuất của nhân viên soi hành lý nghi ngờ có đồ quốc cấm đã dỡ ra kiểm tra rồi làm rơi đâu đó). Tôi nghĩ: có lẽ đó cũng là những điều người ta cho là ”bình thường”(!).

 Về Hà Nội đã được non một tuần. Chân tôi đã đỡ đau nhiều nhưng lòng tôi nhói lên một nỗi đau khác vì băn khoăn: bao giờ chúng ta có được những con người làm nhiệm vụ chăm sóc con người mang trong mình cung cách ân cần và tinh thần trách nhiệm cao như những nhân viên hãng hàng không Pháp và các nhân viên dịch vụ mặt đất ở Thụy sĩ và ở Pháp? Tôi hết sức biết ơn về sự giúp đỡ của họ. Hy vọng ai đó đọc bài viết nhỏ này giúp tôi một lần nữa chuyển đến những con người dễ thương ấy lòng biết ơn của chúng tôi.

 Tôi hy vọng sự bất bình thường (mà người ta đã quá quen đến mức coi là bình thường), vô cảm trong cung cách phục vụ con người của chúng ta hiện nay ở không ít nhân viên công vụ thuộc không ít lĩnh vực sẽ liên tục bị xã hội lên án mạnh mẽ và xoá bỏ để có được thật nhiều những “nô bộc” của nhân dân như Bác Hồ hằng mong muốn. Liệu những người đang được dân đóng thuế để nuôi họ làm việc cho dân, có nhận thức được một cách đầy đủ trách nhiệm của mình và biến nhận thức ấy thành tình cảm tự nhiên của tình người bằng sự ân cần, chu đáo khi thực thi nhiệm vụ bình thường của mình mà nhân dân đã giao phó cho họ hay không?

 

                                                                           16-9-2009
 

                                                                                        Từ Sơn

 

                  (Đã đăng trên báo “Văn nghệ” số 39 ngày 26 tháng 9 năm 2009)

 

12 nhận xét:

  1. Chời ơi đâu phải ai cũng làm được típ diên hàng không ở hãng Sorry Airlines, ngay từ khâu đầu tiên đó đã hông "bình thường thôi" òy, thì mong gì chiện "bình thường thôi" ở hãng khác thành "bình thường thôi" ở hãng này ....

    Nếu còn thọ và có kiên nhẫn thì vài trăm năm nữa thì Sorry Airlines sẽ "bình thường thôi" giống phần còn lại của thế giới

    Trả lờiXóa
  2. Hờhờ, VNA cho ăn mà ko cho uống là chiện bình thường, khát chết mẹ luôn, nói nó, nó ờ ờ, rồi thôi, gần hạ cánh hỏng lẽ chạy lại giựt ly nước uống.

    Trả lờiXóa
  3. Làm ơn đừng đòi hỏi quá nhiều ở những nơi có hơi hướm của VN.Ngoài ra,xin nhớ cho một điều:Chỉ có cái đầu là thuộc loại bã đậu thôi,còn những món khác,tiếp viên của VNA đều thuộc loại siêu cả,lẽ nào đi phục vụ mấy người.

    Trả lờiXóa
  4. Xời ơi .. nói chuyện gì khg nói ..đi nói chuyện hàng khg e VN ...bỏ đi tám .. chuyện 1001 đêm mà ...cái văn minh giúp đỡ và tậm tình phục vụ khách hàng ..VN còn phải học nhiều và học nhiều .

    Trả lờiXóa
  5. Wỡn đâu mà học? Lo buôn lậu mệt xí mịa nà!

    Trả lờiXóa
  6. Ôi! Càng đọc càng thấy nhói đau trong lòng! Mắt thấy cay cay, lòng nghe giận giận!
    Buồn!

    Trả lờiXóa
  7. Hệ thần kinh ý thức gịuc mịa nó ở đâu roài...bi chừ chỉ còn có hệ thần kinh nhận diện tiền...đô là làm dziệc thoai à!

    Trả lờiXóa
  8. úi giời chuyện đó thì chả có gì là ngạc nhiên, nên đừng ai hỏi sao em luôn tẩy chay cái hãng này khi có thể. Mà chả riêng gì bọn nhân viên nải chuối vàng này đâu, cả hệ thống dịch vụ mặt đất cũng thế mà. Lần em đi sang Nga, là 1 trong những người gần cuối làm thủ tục check in, em bé làm thủ tục còn hỏi ngược em: chị đi đâu? vé chị được mang bao nhiêu cân hành lý? Qua khỏi cửa hải quan, còn đang tìm xem cửa ra máy bay ở đâu để đến ngồi chờ (vì còn 1 tiếng nữa mới tới giờ bay) đã có mấy con bé ranh con kêu réo như réo đò là chị ơi lên đây. Mình còn đang nhìn xem nó có kêu nhầm người không thì bị 1 con bé nói rất to: "bảo lên thì cứ lên, lại còn nhìn nhìn ngó ngó rõ cái loại nhà quê". Em điên quá, hỏi luôn nó tên gì, làm ở đâu thì lúc đó cả đám im re, chả dám hó hé gì nữa. Toàn cái ngữ đấy phục vụ thì trăm năm nữa cũng chưa khá được đâu chị à.

    Trả lờiXóa
  9. BB không ngạc nhiên chút nào khi đọc bài này vì BB đã từng là nạn nhân của VNA trong một lần bay về Huế vào dịp tết .

    Trả lờiXóa
  10. Đạo đức cách mạng nó là dzậy đó. Bác Hồ dạy 10 năm trồng cây, trăm năm trồng người cách mạng xã hội chủ nghĩa , mới có nữa đường của ổng nói thôi mà con người đã ra ngợm hết mịa nó rồi, đi thêm nữa đường trồng người của ổng nữa chắc ông tác giả bài viết chắc không còn hơi sức để mà than vì cái gọi là "con người" ở VN nó không còn nữa mà nó trở thành "con quái vật" hết rồi . Không nhớ mới năm 75 xong à, bệnh viện Từ Dũ thì trở thành Xưởng đẻ Từ Dũ vậy thôi. Con người trong mắt Đảng CS cũng chỉ ngang với gà và heo thôi.

    Trả lờiXóa