Thứ Năm, 25 tháng 12, 2008

Entry for December 25, 2008 Chọn bạn mà chơi!

Blogger phải “chọn bạn mà chơi”

Xung quanh quy định năm điều cấm đối với blogger tại Thông tư 07 về quản lý blog mà Bộ Thông tin - Truyền thông vừa ban hành, chúng tôi đã trao đổi với ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh truyền hình và Internet, Bộ Thông tin-Truyền thông, xung quanh nội dung thông tư này.

Nhà anh, anh phải chịu trách nhiệm

* Thưa ông, một trong những điều cấm là lợi dụng blog để truyền đi hoặc đặt đường liên kết (link) đến những thông tin vi phạm. Một “friend” của blogger có thông tin xấu trên blog thì chủ blog có bị coi là có link vi phạm không?

- “Link” được hiểu là việc sử dụng biểu tượng hoặc bằng ký tự có đường dẫn trực tiếp đến trang thông tin có các nội dung vi phạm quy định cấm tại điều 6 Nghị định 97. Nếu đường link cấp 2, 3 (từ friend của friend dẫn tới blogger) thì không cố ý và không bị coi là vi phạm.

Quy định này nhằm nâng cao tính chịu trách nhiệm của chủ blog đối với thông tin mà mình đưa ra cũng như không thể để người khác lợi dụng blog của mình để làm điều cấm. Blogger phải biết “chọn bạn mà chơi”. Đồng thời, chủ blog cũng phải chịu trách nhiệm khi để friend viết comment có nội dung vi phạm pháp luật.

* Thông tư 07 quy định về trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo quản mật khẩu. Nhưng nếu cá nhân không thể kiểm soát do bị đánh cắp thì xử lý thế nào?

- Cá nhân không thể đổ tội cho doanh nghiệp (nhà cung cấp) hay cơ quan quản lý hoặc bất cứ cá nhân nào khác trong việc bảo quản mật khẩu. Tự cá nhân phải bảo quản mật khẩu và tài khoản của mình, không ai bảo vệ thay cho chính chủ thể blog. Và nếu cá nhân để blog phạm vào điều cấm thì phải chấp nhận bị đóng cửa. Anh phải chịu trách nhiệm nếu để người lạ cạy cửa vào nhà.

* Nếu blogger dùng những từ phiếm chỉ thì có “bắt tội” được không?

- Cá nhân phải cân nhắc mọi thông tin đưa lên vì nó đã được công khai cho nhiều người xem. Do đó, khi phát hiện, cơ quan quản lý có thể xem xét những ngôn từ diễn đạt trong blog mức độ nào, nếu ai cũng hiểu hoặc đa số đều hiểu cách viết phiếm chỉ nhằm mục đích ám chỉ thuộc trường hợp “cấm” thì chủ thể blog vẫn phải chịu trách nhiệm.

Nhớ nghe, ai mún tè bậy coi chừng bị cắt chim.

Bị kẻ trộm viếng còn bị bắt tội :ai bẩu hem trông nhà!

Cấm không được nói dòng dzo: phải nói trực típ: mún đái, mún ỉa, mún địt.

tui ngủ à!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét