Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Dân Sài gòn- Nam Bộ- lại lảm nhảm những điều vớ vẩn...

- Ê mày! Tao mới kiếm được 20 đồng tiền bán gạo của tao! Đi ra chợ PC ăn chè mầy, tao đãi!
Nhỏ Kim Lan la um xùm...nó dân Sài gòn...nó mới bán bớt đi 5 ký gạo tiêu chuẩn của nó cho mẹ Béo đầu cổng trường BK- bên Tô Hiến thành......
- Ăn đi mầy, ăn thoải mái đi...Phở, hũ tíu, chè..ăn cho đã đi mầy, tháng rồi đói quá xá hén mầy...
- Hết tiền rồi mai lấy gì ăn? Chưa có học bổng tháng này mà mày?
Tui, con Nam Kỳ lai Bắc kỳ đang càm ràm nó phung phí...
- Chèn đéc ơi, hổng đói chết đâu mà lo...mà tao hết thì mày còn mà...
....................................o0o.................................

Với dân Nam kỳ, hôm nay mới là quan trọng, chuyện ngay mai, mai tính... dân tình chơi với nhau, thảo ăn, thảo uống với nguyên tắc " tao xài hết, mai có đứa khác bao.." . Họ suy nghĩ rất giống Ba người lình ngự lâm khi còn trẻ....Khi có tiền gieo những bữa ăn cho bạn bè và khi hết tiền ta sẽ thu hoạch những bữa ăn từ bạn bè...
Nhà cửa ư? Ồ..chuyện nhỏ, chỉ cần cái lều tranh chui ra chui vô tránh mưa, tránh nắng- lo chi cho xa mệt đầu. Ăn nhậu cho nó vui...Bởi thế dân gốc gác Nam bộ khó lòng có cái nhà cho ra hồn, chỉ trừ khi Nam bộ lai Bắc kỳ, hoặc Trung kỳ...
Năm 87, tui xuống miệt năm Căn Cà mau để xây dựng khu hành chánh huyện Năm căn. Ngày đi làm từ sáng sớm, chiều chừng ba giờ là bà con xóm tui ở nhờ đã réo tui ngời ngời "về đi tát đìa bắt tôm nhậu đi Hai!" Lọt tọt nhảy từ giàn giáo xuống, giao cho cai mấy việc sáng mai phải làm, tui tụt dép, săn quần lên quá gối chạy ù theo mấy ông bà đang chờ...
Nhảy đại xuống cái mương mà chú Sáu nheo nheo mắt biểu " Có tôm càng bay!' , cả nhóm 4,5 người móc sình be hai đầu mương, tui tát nước...vài câu ca vọng cổ chưa có rượu cất lên nghe mùi chết mẹ! tát nước càng hăng. Một chút sau là chỉ còn sâm sấp nước mặt, tôm càng, cá lóc, cá rô quẫy đùng đùng- lấy rổ hốt xóc xóc cho chảy bớt bùn sình xuống là đổ tôm, cá vào thau, hốt chừng bốn rổ là có vài ký tôm, hai ba con cá lóc, cá rô bỏ lại. Đủ nhậu là đá đổ bờ be cho nước vào trở lại, cả đám kéo ra bờ kinh sáng rửa tay chân, mặt mũi cá tôm xong là kéo nhau về chòi...Bà dì Sáu nhanh nhẹn đổ ngay tôm vào nồi, chặt trái dừa  đổ dzô thảy miếng muối hột, tôm búng chách chách trong nồi vì xót muối- chú Sáu sai thằng Út chặt tàu dừa khô và lá kho chất đống, ổng lủi ngay mấy con cá ổng chọt cái cọng tàu dừa từ đầu xuống đuôi cá đốt lá đùng đùng...
Thế là cả đêm ban đầu có chừng năm sáu người với ly xoay chừng sau đó ai đi qua cũng tấp lại quân số lên cả chục, so dây đàn ghi ta kiểu vọng cổ, mấy ông ca não nùng, xuống sề cứ gọi là ngọt lịm...xỉn lúc nào hổng hay....thì quay qua uống đế bằng chén...vọng cổ nhão nhè, líu ríu , tui được mấy ổng bà gọi là giọng ca đâm hơi! Sáng ra thấy còn ên tui nằm chèo queo trên bộ ván cập kênh..mấy ổng bả đi làm hết ráo...
Mấy tháng ở dưới, thấy cái thâm tình làng quê thấm đẫm, mập tròn lên vì toàn tôm với cá thay cơm...Tui dzìa lại Sài gòn...bịn rịn vô cùng..từ đòn bánh tét chuối, bánh tét đậu, hai ba ký gạo trắng tinh, ít tôm càng luộc muối..lỉnh kỉnh hết cả tay, mấy cô chú, anh chị cứ nắm tay " Nè Hai, mau mau kiếm công trình rồi quay lại nghen Hai...mầy Bắc kỳ con mà hổng giống Bắc kỳ..mày dễ thương lắm nha con..." " Chị Hai dzìa trển cố gắng thu xếp vìa thăm tụi em nghen...!"
Về đến Sài gòn còn mơ mơ màng màng nghe câu gọi " hai ơi, hai à..." của chú sáu dì sáu...
Mình yêu cái dân Nam kỳ ở chỗ đó đó..yêu là mở lòng mở dạ, nói nghe dùi đục chấm mắm cáy nhưng cái tình nó là thiệt- Cái xứ thức ăn đầy đồng ngày đó làm cho con người ta sống chả cần phải lo chi tiền bạc, không khí thì trong lành nên khỏe mạnh như vâm- nhưng riết đâm ra làm biếng, làm đủ ăn là ngưng, nhậu đã...
Hai mươi mấy năm sau, ai có ngờ dưới tài lãnh đạo của mấy chú bưng biền vô học nên thiên nhiên kiệt quệ, dân rơi vào túng đói khổ cực, nảy nòi bao cái ung cái sảy, những căn bệnh xấu của thành thị lại truyền nhiễm đến tận những làng quê êm đềm ngày xưa mà nay chỉ còn là ảo mộng trong tiềm thức của tui. Họ cũng ráng cày kiếm thóc,kiếm cơm...nhưng mơ ước đổi đời lại muốn có liền - bởi thế con gái lũ lượt bỏ xứ đi làm ba cái chuyện gì đâu, coi hổng đặng! Cũng phần vì gái Nam bộ coi vậy chứ ngọt ngào thơm thịt trắng da lắm....lại đi làm mồi cho lũ đàn ông lắm tiền nhiều của...Rồi còn mang cái tiếng không chung tình, chung thủy....đàn ông thì ức chế, đổ đốn nhậu sáng xỉn chiều say đánh vợ đợ con hà rầm...cái tánh nóng nảy của dân Nam bộ lại trở thành cái nền tảng của bạo lực do ức chế...
Thôi thì ngậm ngùi mà nhớ Nam kỳ ngày xưa....


45 nhận xét:

  1. Móa, chửi mềnh thì chửi thẳng, làm gì mà phải vòng vo dài dử dzậy! Đọc muốn oải hà :)

    Trả lờiXóa
  2. Hu hu...Sẽ ra sao nếu cái khổ quay lại mà cái tình thì không?

    Trả lờiXóa
  3. Tao đang muốn khóc đây! Mơi tao rảnh, tao viết tiếp về dân miền Trung....

    Trả lờiXóa
  4. Ngắn cũng rên, dài la oải! Là sao là sao? Thì đọc câu đầu, câu cuối, bỏ giữa đi cha nội!

    Trả lờiXóa
  5. Dân Nam Bộ ngày nay đúng là không còn là dân Nam Bộ ngày xưa nữa. Cuộc sống bây giờ của họ nghèo khổ quá nên đa số thanh niên đổ ra các thành phố lớn để đổi đời! Tuy vậy, cái thói quen "Ăn bữa nay, không lo ngày mai", hễ chơi là chơi tới bến thì vẫn còn ở đa số người mặc dù bây giờ họ cũng bắt đầu biết dành dụm.

    Trả lờiXóa

  6. Nói thêm xíu: Bây giờ dân Sài Gòn mà về miệt quê miền Tây, đừng có ra vẻ chảnh ta đây là dân Sài Gòn thì bảo đảm sẽ được tiếp đón niềm nỡ. Cái vỏ ngoài của dân miền Tây tuy có thể thay đổi nhưng bản tính hiếu khách thì đã ăn vào trong huyết quản rồi.

    Trả lờiXóa
  7. Tui đi miệt nào, ở đâu người ta cũng thương lắm- mấy chục năm làm nghề, dọc ngang Việt nam tui đi cũng gần gần hết...

    Trả lờiXóa
  8. Tui hổng chơi tem, mặc dầu còm trước :D

    Trả lờiXóa
  9. em ngủ một giấc mới dậy, đọc bài của chị Hương viết mà cứ ngỡ đang đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư. Em phái quá chời hà, chị Hương ơi :-). Giờ em dìa ngủ lại, mơ màng bức tranh chị tả về cảnh & người miền Tây yêu dấu của em..Giọng văn & cách dùng từ của chị rặt miền Tây nam bộ, nghe bình dị mộc mạc dễ thương làm sao... Cảm ơn Chị Hương .

    Trả lờiXóa

  10. :) Hihi... À, mà người Sài Gòn gốc miền Tây thì nhiều vô kể. Có khi ông bà tổ tiên từ miền Tây lên vùng Chợ Lớn - Gia Định để lập nghiệp từ thế kỷ thứ 19, sinh con đẻ cái, định cư lâu dài. Vì vậy nên đại đa số dân Sài Gòn cũng rất ư là Nam bộ: Hiếu khách, rộng rãi và chơi bạt mạng, hễ thấy ai chịu chơi và tốt tính thì cặp bè cặp bạn dễ ợt!

    Trả lờiXóa
  11. Hihi...tặng em đó- một vùng trời kỷ niệm của chị đó cưng à.

    Trả lờiXóa
  12. Cà mau là quê Ngoại của em, xuồng ghe sông nước ruộng đồng mênh mông... Những cảnh chị tả về xúc cá bắt tôm, mùi đất, mùi quê & giọng nói rổn rảng í ới gọi nhau của láng giềng...gợi nhớ giống Y CHANG những ngày thơ ấu mỗi mùa hè em về thăm Ngoại.

    Trả lờiXóa
  13. Mà cà chớn là chửi liền đù má, đù mẹ!

    Trả lờiXóa
  14. Chị cũng yêu cái chất Nam bộ này lắm luôn.
    Nhưng H này , đúng là thời cuộc có làm "hương đồng gió nội bay đi ít nhiều" nhưng bản chất người miền Tây có lẽ vẫn còn đâu đó . Hy vọng thế đi mà

    Trả lờiXóa
  15. Em nghĩ là còn nhiều đó Gió...chỉ là giờ này em ít có đi như trước nên nhớ ngậm ngùi...

    Trả lờiXóa
  16. Chị dzìa miền Tây thích nhứt là được kiu " Hai ơi, Hai à..." người lớn kiu dzị, người nhỏ kiu "chị Hai..." Nhớ hoài..nghe yêu dấu trăm năm cũng khó nhòa!

    Trả lờiXóa

  17. Hai ơi, Hai viết cái entry này rặt Nam Bộ luôn đó nghen Hai. Bữa nào rảnh Hai dzìa dưới thăm bà con cái coi, chắc bà con vẫn còn nhớ Hai lắm đó nghen! :))

    Trả lờiXóa
  18. Móa ! Zip làm tui nôn quá xá, nhưng mà hai ba, hai bốn năm rồi, ai còn ai mất biết đâu mà tìm cha...

    Trả lờiXóa
  19. Ngoại em xưa có nhiều đất ruộng, để lại cho 6 đứa con, 2 cậu em là nhiều nhất. Chỉ có Mẹ em là người duy nhất lấy chồng về Bạc Liêu (thuộc về thành thị cấp 3 thời đó). Các dì các cậu quanh năm sống nghề làm ruộng lúa & nuôi cá đìa (cá sặc bổi, cá lóc) & sau này thì làm vuông tôm. Cậu 7 em khá nhất vì là con trai được Ngoại chia mấy ngàn công ruộng , bây giờ xây nhà Ngoại để lại cho cậu thành căn biệt thự với sân cây cảnh bao la ở huyện Đầm Dơi. Đó là sân nhà Ngoại mà hồi 5, 6 tuổi em về đuổi bắt hàng trăm con bướm lượn quanh sân mai kiểng trắng. Phía sau & quanh nhà là những cây dừa sai trái, xoài tượng & cóc xanh cao nghệu, cái giếng nước trog vắt , mấy cái lu chứa nước mưa ngọt lịm nhờ Ngoại thả vào đó vái trái bí đao... Sau này hiện đại, họ xây đường lộ cho xe máy & xe hơi chạy về tận nơi, chứ ngày xưa toàn đi bằng tàu từ Cà Mau vô, di chuyển địa phương thì bằng xuồng ghe. Em nhớ những năm đầu 80, hè về quê, mỗi khi có gánh hát thành phố xuống là cả xóm anh chị em họ & dì cậu cùng chèo xuồng đi coi hát, nếu đèn hết pin thì nắm mấy bó lá dừa khô lại đốt lên làm đuốc soi đường đi, vui lắm...

    Chời ơi, chắc mai em bắt chước chị Hương viết 1 blog hồi tưởng quá :-D

    Trả lờiXóa
  20. Hồi đó chị chéo xuồng là bà con cười sằng sặc, nó hổng có đi, nó quay dzòng dzòng dzị đó....mà chị đi đâu là thằng Út nó đưa đi bằng xuồng ba lá á...

    Trả lờiXóa
  21. CPB nhà tớ dân Cà mau đó . Hôm qua ăn Tết Cholchnam Thmay nhậu xỉn quắc cần câu - Vứt dép đâu mất - về chân không . Mắc cười .

    Trả lờiXóa
  22. ĐỌC chị em lại nhớ ông ngoại em ở Đồng tháp, hồi em vào nghỉ hè theo ông đi bắt tôm mỗi khi nước thủy triều rút xuống, tôm lẩn trong bùn, cứ móc tay xuống nhấc lên, lấy chừng đủ ăn là về,buổi trưa ông cũng hay be bờ tát nước cạn rồi bắt vài con cá trạch, lươn, tôm càng xanh đem nấu cháo, cá vẫn chạy, nhưng đủ ăn là để đó tháo nước trở lại, hôm nào ăn lại bắt...hai tháng hè em sống đúng như trong " Đất rừng phương Nam ", lúc về trở lại miền Bắc, ông em đứng như pho tượng nhìn theo em, em thì khóc, mấy bà bán trứng vịt lộn trên xe thương quá, cứ dúi vào tay em bắt em ăn trứng luộc...nếu như không bôn ba xứ người, chắc em sẽ vào trong Nam sống theo những kí ức tuổi thơ ngắn ngủi nhưng êm đềm ấy chị ạ !

    Trả lờiXóa
  23. Híc! Mình làm nhiều người nhớ quê quá dzị chài....

    Trả lờiXóa
  24. Em về miền Tây toàn đi chưn không! Tối ngày thế....xỉn cũng dzậy, hổng xỉn cũng dzậy....

    Trả lờiXóa
  25. Hehe, em dìa dưới nớ cũng được khen câu này, nghĩ tủi cho gốc gác của mình. Thực ra đâu cũng có người này người nọ hén Hai. Nhưng cái này nọ của gốc gác mình nó ỏai wớ nên mang tiếng...
    Hai, bữanào mần "khẩn hoang" một bữa đi nghen... hehe!

    Trả lờiXóa
  26. Đi xa giờ đâu đi được, mấy đứa nhỏ hổng có gửi ai được hết á...thui, về nhà chị làm bữa đốt lá nướng cá lóc, nướng gà đê!

    Trả lờiXóa
  27. Thì em nói khẩn hoang là khẩn hoang ở nhà Hai mừ... hihi!

    Trả lờiXóa
  28. Ừa hen..chủ nhật này đi...được hông? Rủ luôn Gió máy với mấy ngừi kia nữa...

    Trả lờiXóa
  29. Hehe, Chủ nhựt này em có cái đám cưới con của Chị Bạn trong trường, Chỉ hưu òi, nên mình hông đi chỉ buồn lắm... mà còn hông biết có đủ khỏe chưa để đi...em mà đi nhậu nữa chắc mẹ em gọt đầu, hic!

    Trả lờiXóa
  30. để em phẻ phắn đã nha... với lại Gió dạo này cũng bịnh rề rề, hic!

    Trả lờiXóa
  31. Chán hè...tính làm bữa nướng, nướng mọi hết, chỉ nướng mọi thứ với muối ớt và đốt bằng lá khô!

    Trả lờiXóa
  32. Được dìa quê miền Tây là dui hết biết héng Hai .

    Trả lờiXóa
  33. đọc bài này cứ như của nhà văn nào đó vậy
    hay quá xá là hay

    Trả lờiXóa
  34. ăn cá lóc nướng trui tàu dừa...thèm chết đi!

    Trả lờiXóa
  35. Á á á....Híc!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  36. Ngày xưa đất Nam bộ này đi đâu không tiền cũng không sợ đói, nghèo lắm cũng có cơm rau ghém, kho quẹt hay rau luộc chấm kho quẹt! Thích và nhớ mãi...

    Trả lờiXóa
  37. Bể lổ mũi bà chứ bể gì! Há há há

    Trả lờiXóa
  38. 1 góc trời đậm chất MIỀN NAM

    Trả lờiXóa