Vùng miền quê Bắc bộ
Không biết tự bao đời lũy tre, bờ dậu bao quanh các ngôi làng, khiến cho sự giao du giữa làng này làng khác không có tính chất tự nhiên phóng khoáng mà sự giao du luôn có sự phân biệt làng Tre, làng Đoài...., cách biệt một khoảng không địa lý là cái lũy tre làng, hay cây đa, cây muỗm đánh dấu biên giới làng.
Dân làng sống chung với nhau - từ tính tốt như tình xóm giềng hàng xóm, cho đến ngồi lê đôi mách lúc nông nhàn, hay mất con gà chửi như xé vải, hay thọc mạch đến gầm giường hàng xóm hay chạn thức ăn láng giềng - từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo thành một tập tục ăn sâu vào xương tủy đó là sự ganh ghét, đố kỵ, sĩ diện hão huyền. (tạm đặt cái cục gạch đây- mai hoặc tối có thời gian viết nốt)- Rùi rảnh òi! Vít tiếp.
Tôi đã có thời gian sống khá lâu ở những vùng quê Bắc bộ những khi đi làm việc....Họ- những người nông dân sống ở đây- coi trọng cái sĩ diện bề ngoài kinh khủng, nhưng cái đáng nói lại là tính xấu thích moi móc nói xấu sau lưng người khác, tạo ra những thảm trạng có gia đình phải bỏ đi biệt xứ vì những tin đồn và sự nói xấu quái ác của làng xóm hay có những cô gái phải trầm mình tự tử vì trót dại chuyện chi đó. Cái thói đáng ghét nhất là bề ngoài thơn thớt ngọt ngào, đằng sau chửi đến cả tổ tiên, ông bà ông vải người mình vừa nói chuyện. Còn tính tiết kiệm thì để dành xây nhà trưng cho thiên hạ cái bộ mặt nhà mình cho hơn người..kế bên -là hàng xóm. Làm cái nhà sau hàng xóm, phải nâng cái nền lên hơn nhà hàng xóm hai ba phân, cái mái hiên phải chòi ra to hơn hàng xóm vài phân ...để làm gì?? Để cho thỏa mãn cái tôi của chủ nhân " Nhà tao cao hơn, to hơn nhà nó" . Hàng xóm tức anh ách, vẫn sang nói trớn "Ôi nhà bác giàu nhỉ, thích quá" nhưng về đến sân nhà mình là đông đổng chửi mèo mắng chó "Mày ỉ nhà có con đi làm có tiền, làm cho rõ to để cúng mả bố mày". Thế đấy, họ đối xử với nhau tốt thế đấy. Cục bấc vừa quăng ra, ông nọ chộp lấy gắn thêm cục gạch, quăng tiếp cho bà nọ, bà nọ gắn thêm cục chì, thế là chuyện con gà rỉa rớt cái lông đến cuối xóm nó thành con gà giận chồng vặt trụi hết lông.
Thế nhưng giỗ chạp, lễ tế, nhà này vẫn chạy sang nhà kia giúp đỡ, cả làng có ghét cũng vẫn hóng mỏ vào mâm cỗ làng, còn phân bì tị nạnh chiếu trên chiếu dưới. Hàng xóm hay người quen đi làm đồng về ngang qua nhà vẫn tạt vào làm cốc nước chè nóng rít điếu thuốc lào, dăm ba câu chuyện đồn thổi - "nhà kia nó làm con gà mà nó chả đem biếu bố mẹ chồng nó cái đùi gà", "con nhà Xuyến vào Nam giờ ễnh cái bụng chưa hoang"...v.v..vv...Những câu chuyện mà chả ai thấy tận mắt, chỉ nghe qua thằng Tèo, con Tẹt con nhà Móng....
Đám cưới dù nghèo rớt cũng phải mời cho đủ xóm đủ làng, nếu còn muốn sống yên ở làng ấy......nếu không thì cưới xong cuốn gói khỏi làng....
Đám cán bộ ủy ban, với công an làng xã là vua một cõi, dân nhà quê sợ răm rắp một phép, còn sợ hơn cả sợ lý trưởng ngày xưa.
Cái khốn nạn ghê gớm ở mấy cái làng quê Bắc bộ là phải đẻ con trai, ai không có con trai thì bị cả làng chế nhạo, họ tống những người chỉ có con gái ngồi mâm tệ hại nhất trong đám tiệc làng...vì thế thân phận người đàn bà vùng quê chả khác gì thân phận con lợn nái.
Người rời quê đi xa kiếm việc làm phải có nghĩa vụ bắt buộc gửi tiền về nhà cho người ở nhà chi dùng, tiêu xài ,việc làng việc xã, dành dụm xây cái nhà kiên cố cho hơn người xây trước, cho dù có đói ăn ở nơi tha hương thì cũng phải nhịn để gửi tiền về- lắm khi chỉ để giải quyết khâu oai với làng. Nông nhàn thì túm năm tụm ba nói xấu người khác, lê đít từ nhà nọ sang nhà kia.
Vùng miền quê Trung bộ :Quảng nam, Quảng Ngãi...
Cũng lắm chuyện, buôn chuyện nhưng dám đối mặt với những lời mình nói- theo kiểu ba mặt một lời.
Họ đoàn kết hơn vùng Bắc bộ, nhưng đối với họ bà con họ hàng là quan trọng nhất, thứ đến mới làng xóm.
Nơi cái xứ quanh năm thiên tai, nhọc nhằn, họ tiết kiệm, họ ráng học hành để thoát ly ra khỏi nơi họ sinh ra, họ chỉ về khi nằm xuống, hay hết đường bám víu. Nhưng họ cũng tôn trọng cái đạo hàng xóm láng giềng tối lửa , tắt đèn có nhau, chia nhau bát gạo, con cá mớ rau...
Họ hung hãn để dành lấy sự sống còn cho họ, họ chỉ chia sẻ cho người có cùng dòng máu, hàng xóm kế cận còn ngoài ra, họ không cần biết người khác sống chết ra sao. Có lẽ cuộc sống quá khắc nghiệt nên tạo ra tính cách đó chăng? Họ cũng có tật nói xấu người khác, nhưng họ nói thẳng ra, và không thèm chơi. Và thêm nữa, thích được mời chớ không thích mời vì sợ tốn tiền. Anh em trong nhà có thể cắt đứt tình nghĩa như chơi nếu như động chạm tới kinh tế hay đất đai thừa kế.
Họ còn có cái tính nói oang oang bất kể là đâu, dù trong bệnh viện hay nơi công cộng nào, họ chẳng quan tâm có ai bị phiền hà gì vì mình hay không. Họ đi tha phương, họ tìm mọi cách co cụm lại sống với những người đồng hương, chứ không thích hòa đồng chung sống với môi trường mới. Cái tính kiêu căng cho mình là nhất cũng rơi vào dân miền Trung. Đàn bà hung dữ cũng nhiều, đàn ông chi li từng xu một.
Và dân miền Trung rất hay tự ái nổi cục, không chấp nhận người khác hơn mình, thiếu đi cái giới hạn thế nào là đủ. Vì đồng tiền họ có thể làm bất kỳ chuyện gì. Mê bằng cấp vô cùng, có thực hay không không cần biết, miễn là có bằng cấp.....
Vùng miền Nam trung bộ :
Đàn bà hầu như trụ cột gia đình, họ phóng khoáng hơn khúc miền Trung kia, họ sống biết người biết ta, có lẽ ảnh hưởng của biển nhiều...tôi đi hoang đàng nơi Bình thuận, Khánh hòa, Phan thiết, tôi chưa bị đói bao giờ, nhà người ta cũng nghèo lắm, nhưng cố vét chút nghêu, sò luộc đãi khách và thật tình. Tính xấu thì tôi chưa biết rõ, vì chưa có cơ hội sống trong làng vài tháng như mấy nơi kia. Nhưng họ không thể, và không thích học lên cao, lên cao...tới tuổi là lao động kiếm sống, họ bằng lòng với cuộc sống của họ.
Vùng miền Tây Nam bộ:
Láng xóm liền lạc, thông nhau thông thống, chẳng có bờ tre ngăn, hay mốc giới chỉ, cùng lắm là có bờ rào bông bụp lúp xúp, ruộng mênh mông.
Sống phóng khoáng hơi quá mức, họ chỉ cần đủ ăn, đủ nhậu chứ không cần làm nhà cho to cho đẹp làm gì, họ sống chân thành, yêu nói yêu, ghét nói ghét. Đãi khách thì thật tình, mời là mời thật chớ không mời lơi như dân Bắc. Một cái tật xấu là không hề ngăn nắp, kỷ luật, ở dơ - họ cứ sống cho thoải mái hôm nay, ngày mai tính sau. Họ có thể cãi nhau đù má đéo bà ầm ĩ, nhưng hôm sau đã thấy khoác vai nhau ngật ngưỡng ca vọng cổ um xùm. Con gái miền Tây nói ngọt như mía, nhưng lại lười lao động, thích ở nhà se sua ăn diện hơn là đi làm ruộng chân lấm tay bùn. Đám đàn ông thì thích nhậu nhẹt đàn đúm ca hát. Bởi vậy khi gặp chuyện khó có khi chạy hết xóm chưa mượn đủ được vài trăm ngàn....Có lẽ ông Trời đãi cho họ cá sông biển gạo dễ dàng nên tánh họ ra vậy chăng? Bây giờ dân miền Tây học ai cái thói nhiều chuyện, cũng hay đi ngồi lê đôi mách và nói xấu lẫn nhau. Ngày xưa khi tôi đi thi công ở dưới U minh thấy dễ chịu hơn nhiều.
Dân thành thị mỗi nơi mỗi khác, nhưng họ biết điều khiển cuộc sống của mình thích hợp với môi trường sống, họ lạnh lùng hơn, không thân mật như Tây Nam bộ, không hay thọc mạch chuyện xóm giềng như Bắc bộ và nhịp sống điều hòa.
Mỗi khi Tết đến, Sài gòn đột nhiên yên tĩnh hẳn, đường không kẹt xe, xe chạy từ tốn, không bóp còi inh ỏi, chỉ có khu trung tâm thành phố có đông người đi dập dìu ngắm hoa. Và rác trên đường cũng ít hẳn đi. Khu nhà nơi tôi ở trở nên vắng lặng lạ thường bởi nhà trọ của dân nhập cư đóng cửa về quê hết, không còn tiếng chửi thề, không còn tiếng ca hát ầm ĩ làm điếc tai làng xóm, con hẻm sạch sẽ suốt cả 10 ngày tết sau khi tôi quét dọn hôm 30 tết...
Nắng Tết Sài gòn hanh hao, trời quang trong vắt ít bụi ít khói, có thể lững thững đi bộ từ đường này sang đường khác trên lề đường mà không sợ bị xe tông từ sau đít hay tông trước mặt....
Như vậy chúng ta nên nói gì tiếp về sự thay đổi khi hết Tết dòng người từ khắp nơi lại đổ về và xe lại kẹt, lại ầm ĩ ồn ào, chém lộn, đánh lộn.....
:| cụt hứng ghia hà má!
Trả lờiXóaNgóc mỏ chờ :|
Trả lờiXóaHờ hờ, bả cũng biết dùng thủ thuật câu cá lóc của dân miền Tây hé...he he he
Trả lờiXóaMai qua coi, coi luôn còm, thế nào cũng chửi lộn đì đùng, hờhờ
Trả lờiXóaThằng khỉ...
Trả lờiXóaem tưởng cái sự đố kỵ chỉ này sinh từ thời đổi mới chính quyền, sinh ra nghèo đói và khó khăn quá mức thêm cái chính sách nhà nhà làm gián điệp mới nảy sinh ra cái thói tọc mạch và đố kỵ chứ?
Trả lờiXóaCái ni chị chưa nghiên cứu nên hem dám nói, chỉ nói những gì mình thấy, mình biết thôi.
Trả lờiXóaChờ gì mà chờ, ngừi ta viết xong lúc 10h30 mà ế sắc ế....hem có ai coi!
Trả lờiXóaTại hum nay bận chớ bộ, ai câu hùi nèo!
Trả lờiXóaNgày xưa Tế Hanh ở ngoài Bắc tả cảnh Nam. Ngày nay, HLH ở trong Nam nói cảnh Bắc! háhá
Trả lờiXóahahahaha..... mày hả mậy... mày ghẹo hả mậy:))
Trả lờiXóaá... bx kêu kìa đạica... ngồi 8 hoài:)
Trả lờiXóađợi típ:)
Trả lờiXóaChị Hồ Lan Hương cho một đoản văn thật thú vị về làng xóm Quê Nhà. Tôi ngờ là những điều chị ghi phản ảnh thực trạng, chứ xưa kia tôi còn nhớ: "bà con xa không bằng láng giềng gần" mà.
Trả lờiXóaMong rằng Tình Người vẫn là điều mà bà con mình nhắm đến. Nếu sống chỉ biết mình, thì buồn lắm, phải không chị Hương! Thân mến.
Nếu nhận xét về người miền vùng nào, thì chị nói đúng đấy, em người Bắc này.
Trả lờiXóaNhưng để dùng bài này để đáp trả lại thằng nỡm chọc ghẹo chị bữa nọ là chưa đủ đô nhiều , mà nếu dùng cách phân biệt dân vùng miền để chửi nó thì cũng ko hay cho lắm. Cái mình (theo ý em) cần đả kích là cái thói đọc bài mà ko suy nghĩ chỉ kiếm cớ nói móc để phá đám tác giả viết bài của nó mà...
Bài này sẽ gây nhiều tranh luận đây chị. Địa phương chủ nghĩa sẽ nhào vô bàn tán, cự cãi đó nha.
Trả lờiXóaĐể coi nói về "em" đúng chưa hiii, gần gần giống, nhưng mà không ở dơ ghen hì hí
dangtiendungnauy:
Trả lờiXóaHờ hờ, chắc bạn đã xa quê hương khá lâu hé, chuyện bà con xa như anh nói thì cũng có chứ chưa tắt, nhưng chỉ le lói thôi anh ạ. Ngay cả miền Tây quê tui, có tiếng là rộng rải mà giờ cũng y vậy thì biết xã hội nó đã xuống cấp như thế nào rồi. Tất cả nguyên nhân chắc là do dân trí kém mà thôi. Học học học, nhưng bọn trẻ giờ lại không được dạy những điều nhân nghĩa.
Lâu lâu mới đọc mụ Hương viết với tính cách nền nã, nhưng mụ viết vầy xem ra hay hơn mụ chửi ong ỏng nhiều...hehe.
Trả lờiXóaPhải nói mụ là 1 trong số ít phụ nữ có vốn sống thực tế phong phú, những điều mụ viết ra đều...trúng phóc, không có chi phải bàn cãi.
Tánh nhiều chuyện và đố kỵ ganh ghét, hình như là bản chất của dân tộc ta, chỉ biểu hiện có khác nhau tùy vùng miền. Tuy nhiên, mụ dùng bài viết này để "đập" lại bọn rỗi hơi xạo ke, còm linh tinh bên Dân Luận, thì e rằng họ...không hiểu :)
Kiểu nỗi gió phía đông cho ngã cây phía tây, chỉ những người...ít đàng hoàng như tui với bà mới mau ngấm. Còn với những vị trí thức rởm đời và cao ngạo kia, có lẻ cách viết bổ bả thường nhật của bà có tác dụng tốt hơn...!
Bài viết đã xong chưa, còn bổ sung gì thêm không nà...? Để tui nhắn "bọn ác" đem giùm bài này của bà lên trang chủ của Dân Luận.
Hay quá má! Đúng như phép tính trong toán học sơ cấp 1+1=2 vậy.
Trả lờiXóaCon thích SG ngày 30 và mùng 1, mùng 2 tết. Không khí thiệt êm ả và lặng lẽ. Đường phố sạch trơn hà. Bụi bặm và kẹt xe thì khỏi có đi. Ra đường kiếm 1 khúc kẹt xe hơi bị khó nha. Nhiều năm nay 6g sáng mùng 1 tết nào con cũng làm 1 vòng từ quận 5 ra tới HX, thiệt là sướng! Bắt đầu tới mùng 4 là SG bắt đầu "woãi chè đậu" trở lại :(. Có thể nói SG bị te tua như miếng vải rách đó là nhờ công lao to lớn của rất nhiều người dân nhập cư, sự thật nó thế!!!
Trả lờiXóaNói về thói xấu của người VN thì hởi ôi lắm .. qua đến cái xứ văn minh này rồi mà cũng vẫn khg bỏ đó Hương à ...nói đến cách cư xử cho phải với nhau ..người mình còn phải học tụi tây nhiều và nhiều lắm ..em khg phải sống đây rồi bênh họ ..nhưng quả thật là bụng họ rất tốt ..họ tốt ngay với cả những người khg cùng màu dza ..khg cùng ngôn ngữ ...nếu khg thì đã khg có những viện trợ nhân đạo hàng năn cho tất cả những nước nghèo trên thế giới ..đó là bằng chứng hiển nhiên khg chối cãi ...Co đi ra ngoài đường .. thỉnh thoảng đâu đó người ta vứt đi những thứ gì mà còn xài được ...họ bọc nylon lại ...cột lại đâu ra đó .. ghi trên đó hàng chữ " Còn xài được " để thiên hạ biết mà còn lượm về :D ..em nghĩ bụng ...họ thật là tử tế ...ôi thôi ..nói đến giúp đỡ nhau thì người mình thua xa người ngoại quốc nhiều lắm ...và vì khg có cái tính thọc mạch và dòm ngó ..cho nên bên này nhà ai nấy đóng cửa .. người VN cho đó là khg tốt ..nhưng em thấy vậy cũng hay ..ít ra mình khg có cảm thấy ngột ngạt khi đi đâu và làm gì cũng bị hàng xóm để ý ...chuyện em kể chỉ xảy ra ở vùng ít người VN thôi ..như vùng em đang ở nè .. còn vùng có ngừ VN nhiều ư ? ..thôi miễn bàn ... đôi guốc ..đôi giày xịn lỡ để bên ngoài chừng 1 tuần thôi là khg cánh mà bay ...khi xưa ..ít người VN định cư .. trộm vặt khg nhiều như bây giờ .
Trả lờiXóa@All: Thực tế Hương viết bài này vì Tết lại sắp đến, và cũng nhắm nhe gửi những thằng văn hóa cao biết đọc mà không biết suy nghĩ cho chín, đồng thời cũng nhắn nhe bác tq2004 dân luận sau khi tui đọc còm của lão ấy. Bài còn viết tiếp, vì chưa hết những vùng tui từng ở qua...
Trả lờiXóaTới khi nào hết hứng viết kiểu này, tui lại đông đổng như thường....
Hay. trúng chóc. em thích nhẹ nhàng thấm như vầy. tật xấu người việt nam biết bao nhiêu mà kể. hôm trước có nghe ở đâu đó nói về việc nên viết một cuốn sách nói về tật xấu của người việt ta để còn tiến bộ.
Trả lờiXóaCuộc sống bây giờ được giáo giục theo chủ nghĩa hiện sinh. Có cái tính nông dân không gột rửa được, anh Dũng cứ xem đám cầm đầu xuất thân từ đâu là hiểu tốt luôn!
Trả lờiXóaChị nói với em rồi, đời không chỉ có thắng và thua, tất cả đều bình thường.
Trả lờiXóaSẽ còn những bài về chủ nghĩa cục bộ thối tha nữa, chưa hết đâu, đánh nhau cho sứt đầu mẻ trán mới vui héng em.
Trả lờiXóaHíc, lâu lâu đeo mặt nạ, chớ mẹ Đốp cũng chỉ là mẹ Đốp.
Trả lờiXóaCon với má chúng ta có cái duyên nợ á coan Ali.
Trả lờiXóaChớ em hổng thấy trên xe bus ở Sin, ở Nga nó đề " Coi chừng người Việt nam móc túi" đó sao?
Trả lờiXóaNhững câu ca tụng người Việt lên ngất trời của báo chí lề phải chỉ làm cho một dân tộc trở nên ngu muội và ngủ quên trong cái nôi mơ mộng. Nó không làm cho dân tộc phát triển được. Những lời chỉ trích thẳng thừng khiến người ta đau, nhưng người ta thức tỉnh và nhìn nhận lại mình, hoàn thiện lại mình. Những kẻ dùng những lời lẽ thậm tệ để chửi người dám nói thật lại chính là những kẻ lắm tật xấu nhất nên mới nhảy nhỏm như bị lửa đốt đít.
Bản thân chị, chị cũng thấy chị có quá nhiều tật xấu mà không sửa được, cũng cứng đầu cứng cổ như ai. Nhưng nghe lời thật, có xót cũng bắt mình phải nhìn lại mình mà sửa. Con đường để sửa mình.nó chông gai lắm. Và bị những ánh nhìn không thiện cảm đè nặng lên tâm hồn. Nhưng phải sửa thôi.
Cái khốn nạn nhất trong xã hội này là nó hướng người ta đến cực cực đoan vô thần- khiến cho con người không có chỗ cho sự sám hối.
Tả tứ bùng binh, đã xong đâu nà! Vái bữa nữa đi Kontum còn dài dài chuyện kể.
Trả lờiXóaNhững thói xấu đó khó sửa lắm chị ơi ..em khg phải đã nói rồi đó sao ..đã qua dến cái xứ thừa mứa này mà vẫn còn giữ cái thói ăn cắp vặt .. tò mò ..ngồi lê .. khạc nhổ bừa bãi ..làm ồn chổ công cộng ..vv ...vv .
Trả lờiXóaĐọc bài này xong mới thấy vốn sống của Hương thật phong phú và sâu sắc. Những người có thói cục bộ , địa phương chủ nghĩa chắc có tức cũng không nói gì được vì quá chính xác. Biết được cái xấu , cái chưa hay để sửa đổi được thì mới khá nõi.
Trả lờiXóaCái tật xấu nhất của người Việt là tham, cái gì tốt cũng muốn vơ cho mình, cái gì xấu đẩy cho người khác. Có chút lòng thơm thảo thì bị chửi là ngu, là dại...
Trả lờiXóaHương không hối tiếc những tháng ngày tuổi trẻ lang thang khắp xứ, ai ngờ những gì ngày xưa mắt thấy tai nghe lại thành vốn của mình, cho dù chưa được đủ hết khát vọng của H là đến từng nơi một của cả đất nước.
Trả lờiXóaLão Lông ý gì đây!? Khi dể tui rau muống giá sống hử?
Trả lờiXóa100 năm trước, trong cuốn Việt Nam Sử Lược của Lệ thần Trần Trong Kim, ông đã đề cập những thói xấu trên của người Việt Nam, Ông nói Việt Nam nên học những cái hay của người, bỏ những cái hủ bại đi
Trả lờiXóa100 năm sau, Người Việt không những không bỏ được những cái hủ bại của mình mà phát triển nó lên ngày càng trầm trọng, và Người Việt mình cũng học được những cái hủ bại khác của thế giới và trở thành một dân tộc kỳ quái nhất thế giới theo Thuyết tiến hóa Made in Vietnam
Híc , thế sao hum qua tranng cãi nhau dzụ nhập cư chi chi....tánh xấu mọc tốt, tánh tốt hay cằn!
Trả lờiXóaEm khg hiểu ở chổ là ..tại sao cũng là người như nhau ..cũng có đầu óc và cùng biết suy nghĩ như nhau ..mà người ta thì học được cái hay của mình ..trong khi những cái hay của ngừ ta mình éo chịu học ..học ba cái dzỡ của ngừ ta rồi gom lại những cái dzỡ của mình và cứ thế mà phát triển :|
Trả lờiXóaCó 1 điều em thấy rằng ..muốn bỏ bớt những cái thói xấu trong bản chất người VN nói riêng vá Á châu nói chung ..thì có 1 cách hay nhất đó là đừng sống gần họ ...em qua đây ..em cũng như bao người VN khác ..nhưng em dọn đến vùng toàn người ngoại quốc ..những cái thói khg hay khi còn trong nước ..em bỏ dần hết rồi ..ráng cho giống người ta những cái mà mình thấy nên giống .
Trả lờiXóaThế là có đứa gặp em nó bảo em mất gốc...há há há há.........
Trả lờiXóaTôi nghĩ chúng ta nên phân biệt giữa người tốt và người xấu, người có ý thức và người không ý thức, và gọi tên chung là người Việt Nam
Trả lờiXóaMột thời gian dài tôi sống trong ký túc xá của trường Đại học, tôi quen với tất cả những người bạn đến từ khắp các vùng miền bây gời cũng vậy, kể cà những người mà gia đình sống 3 đời ở Hà Nội, Sài Gòn, sống qua 2 chế độ. cho nên khi một ai đó đang ráng phân biệt giữa "Người nhập cư" và người Sài Gòn, Người Hà Nội, tôi thấy tôi nghiệp cho những suy nghĩ lệch lạc của họ, cũng như một thời gian trước đây, có chiến dịch "Thu gom" trẻ em, người lang thang. Từ "Thu gom" dùng cho rác nay dùng cho người nghĩa là coi người như rác, vậy mà truyền thông xúm nhau thản nhiên đăng lại, chỉ có Giáo Sư Tương Lai đăng bài phản đối yếu ớt trên Báo Tuổi Trẻ
Và vì sao xã hội ta đến nông nỗi này, chắc ai trong chúng ta đều trả lời được.
Cái ni thì tui cũng như bạn, sống chung biết bao vùng miền, nhưng tập quán thì khó bỏ, bởi vậy nó mới gây ra những khác biệt để xảy ra tranh cãi, bạn phải thừa nhận điều đó, chừ không thể chối bỏ được. Cũng như bọn Tàu nó khác bọn Việt, bọn Campuchia nó khác bọn Lào...
Trả lờiXóaHờ hờ, tui ngu muội dốt nát đề nghị mấy bạn nói cái gì đó dễ hỉu hơn, có được hem? Hồi nhỏ tới giờ tui học dốt nên hông biết cái trường đại học nó ra làm sao, hể ai nói tời học đại, đại học là tui nhức đầu hà.....hờ hờ
Trả lờiXóaCòn cái từ nhập cư chả biểu tỏ khinh khi gì cả, nó là một từ biểu đạt rằng bạn là một người vùng kia di chuyển đến vùng nọ. Tự bạn nghĩ xấu cho cái từ nhập cư mà thôi. Tôi cũng là dân nhập cư vào Sài gòn, từ năm 1975, cũng phải chịu bao nhiêu kỳ thị cho tới khi mình phải tự hòa nhập vào cuộc sống nơi mình đến. Nhưng cái cơ bản là ở chính mình có chịu hòa nhập và tuân thủ theo cái tập quán nơi mình nhập cư hay không.
Trả lờiXóaCòn dân nhập cư sau này, họ cứ cố tình phá vỡ cái chung của cả một cộng đồng, mà ví dụ họ đem những cái tốt không ai phản đối cả, mà họ lại du nhập những cái xấu vào, làm phiền cho những người sống lâu dài.
Chời ..em VN rặt luôn đó ..khg có lai căng tí nào cả :| ..cũng còn thủ cựu lắm :|
Trả lờiXóaBạn lại cả nể hay gọi là mơ mộng hóa rùi, tại sao cùng là người Việt nam mà lại có tới 60 dân tộc? Cho nên cách gọi không thể hiện cho cái gọi là sự khinh thường hay thiếu tôn trọng cả. Ví dụ tôi gọi tôi là con Bắc kỳ lai Nam kỳ, hay Nam kỳ lai Bắc kỳ, bởi vì trong máu tui pha trộn hai dòng máu ở hai miền khác nhau. Tại sao bạn không nghĩ đơn giản đi như thế có phải dễ thở hơn không? Xét nét từng chữ làm chi,khi mà mình cùng một ý thức muốn các dân tộc của đất nước Việt nam này phát triển.
Trả lờiXóaMầy thì quá thủ cựu! Đồ bà cô khó tính!
Trả lờiXóaLão Lông, bài hát có giai điệu hay quá, mà nghe chưa hiểu lời hết...tui nhà quê quá lão, tui ít biết bài hát nào lắm, chắc tại lang thang với dân tộc thiểu số nhiều quá.
Trả lờiXóaĐoạn viết về nông thôn Bắc bộ , làm nhớ lại những câu chuyện của Nam Cao . Cuộc sống chật hẹp , gói gọn trong những mốc biên giới ước lệ như đình làng , lũy tre . Những ông Chánh Tổng , Lý trưởng , cường hào ác bá . Rờn rợn .
Trả lờiXóaChị Hương viết bài này , không chừng nhiều sóng gió . Chủ nghĩa địa phương , chủ nghĩa cục bộ , tính tự vị tự kỷ , đố kỵ .. sẽ lên tiếng ào ào đây .
Bài viết của chị đăng trên Danluan , kéo theo mấy cái comments chê trách văn phong văn hóa của chị , em có đọc . Biết sao giờ . Chín người mười ý . Người ta vẫn đọc và học Nguyễn Khuyến đó thôi , thơ Nguyễn Khuyến cũng có " Đếch có mùi thơm , một tiếng khà " , hay là Cao Bá Quát , em quên rồi , nhưng em nhớ lúc ra pháp trường Cao Bá Quát có câu thơ gì " Đù ỏa trần gian ... " . Văn chương chửi thề có từ xưa , đâu có gì mới mẻ đâu .Người ta chửi từ ngoài sân vô tới trong nhà thì được , sao đem lên giấy trắng mực đen không được .
Diễn tả bằng lời nói , câu văn , bất cứ là dùng những từ ngữ đẹp đẽ hay thô tục , đều được . Miễn là nói đúng bản chất của nó . Chẳng hạn như khen 1 cô gái có cái mông rất đẹp rất sexy , có người lịch sự thì khen " Tướng con nhỏ này mặc Jean rất đẹp " , còn bình dân cỡ như em , khen 1 câu " Đù má , con nhỏ có cái đít hết xảy " , có khác biệt gì đâu .
Dân Saigon , phần nhiều , là dân tứ xứ . Các thế hệ ông bà , cha mẹ đến cư ngụ lâu đời ở Saigon , sanh con đẻ cháu thành ra người Saigon . Nhưng ngày xưa chưa có 2 chử nhập cư . Saigon dang tay đón nhận tất cả mọi người . Và em có cảm giác càng ngày Saigon càng nhỏ lại , bởi dân số phình to ra .
chị viết về tính cách dân các miền hay và xác đáng lắm !!!
Trả lờiXóaEm hiểu chị rõ..khoái!!!!!!!!!!!!!
Trả lờiXóaSắp bão nổi lên rồi!!!!!!!!!!!!!
Trả lờiXóaTập quán khác nhau hay xảy ra tranh cãi?
Trả lờiXóaKhông phải đâu bạn ạ, vấn đề là ý thức trong mỗi người Việt Nam chúng ta
Người Việt chúng ta hầu như không biết ý thức về quyền lợi riêng và chung, sẵn sàng dẫm đạp cướp đoạt lẫn nhau không thương tiếc khi có cơ hội, từ kẻ giàu nhất đến kẻ mạt hạng nhất, dù cho tài sản cướp đoạt đó nó cực kỳ nhỏ bé so với tài sản không lồ của mình, chắc bạn còn nhớ các Giám đốc các công ty to lớn của chúng ta qua Sigapore ăn cắp đồ trong siêu thị chứ? xây nhà thì 1 tấc, 1 phân cũng ráng lấn qua, đó là kẻ giàu, còn kẻ nghèo thì sao, nếu xây nhà mà nhà đang xây sát nhà một kẻ sáng say chiều xỉn hay nghèo khổ thì thế nào cũng có chuyện, nhẹ thì kiếm chuyện vòi tiền, nặng thì đâm chém quậy phá, họ quan niệm: Thằng xây nhà chắc giàu có, giàu có nghĩa là bóc lột, cứ thế làm tiền nó, mấy thằng giàu nó sợ chết lắm, không sao đâu!
Vân đề chính xác là gì, không biết Quyền hạn và quyền lợi của mình đến đâu nên thản nhiên xâm phạm lên quyền lợi người khác và người khác này cũng vậy, không có khái niệm xếp hàng trước sau, đến sau cứ thản nhiên lấn lên trước, cái này thể hiện rất rõ khi kẹt xe mới chớm thế là kẹt luôn, khi tranh chấp thì đem ông này bà kia ra dọa dẫm, cáo muợn oai hùm, dựa hơi băng nhóm để xách dao và nắm đấm ra nói chuyện.
Nói vế đa chủng tộc và đa văn hóa thì nước Mỹ đứng đầu thế giới nhưng có bao giờ người Mỹ tranh cãi hoặc đánh nhau vì những lý do mà người Việt hay làm không, gọi một cái tên không nói lên được gì cả, điều quan trong là trọng là ta tiếp cận vấn đề có đa chiều không,
Ơ hờờờờờờờờ.....mệệệệệệệt
Trả lờiXóaDung xin chào mọi người ạ, bloggẻ holanhuong bít hông, có 1 người còn ngang như cua bạn ạ http://nhanvatkinhkhung.multiply.com/journal/item/155
Trả lờiXóaChời ơi ...dân tộc VN là vậy ..khg ai chịu cho là mình sai cả ...thành ra entry này nó sẽ kéo dài muôn thuở nếu 1 bên khg chịu nín ...tui bắt bà nín ..mịt quá đi ...ngứa tay lắm hã ?
Trả lờiXóaHờ hờ, em phải cho bả làm cái gì đó không thôi lại bùn nữa đó...he he he
Trả lờiXóanhững gì chị Hương viết rất chân thật, rất hay ... Su là dân bắc kỳ mà cũng không thấy có vấn đề gì khi đọc vậy á ;D ... tính cách con người được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó có một phần quan trọng của địa dư ... như chị giải thích bên trên, vì sao người Nam sống phóng khoáng không lo xa vì họ được thiên nhiên ưu ái về khí hậu, và đất đai màu mỡ ... Người miền trung có chí khí để thoát nghèo. Người Bắc thường bảo thủ, và sống căn cơ.
Trả lờiXóaChị viết thêm về dân thành thị các miền nữa đi, cũng lý thú lắm đó hic .
mỗi một bài viết ra sẽ có nhiều phản biện, như vậy mới lý thú, bài viết càng gây được nhiều tranh cãi càng thành công. Bản thân Su khi rảnh cũng thik viết những điều "ngang ngược" khác quan điểm chung của mọi người về chuyện luyến ái tình dục. Ai coi Su là gì không quan trọng, ai chửi hay nói xấu, Su càng khoái á ;D;D;D
Trả lờiXóaUi chao Su ui, vik bài phải có hứng, hem hứng lấy chi vít chài! Mờ thấy bài ní hem có cãi nhau như cái bài kẹt xe....
Trả lờiXóabài nì hem cóa cãi nhau vì bà "đéo" văng tục á ...
Trả lờiXóamuốn cãi nhau hem, vik khác đi ;D;D;D
Đang mún văng tục đây! Đù má!
Trả lờiXóaBà cứ làm riết rồi ai họ cũng biết là ..cứ hể khg có việc gì làm hoặc khg có gì để bà bận bịu là y như rằng bà bày trò ra chửi tá lả ..Huong thấy chưa ?
Trả lờiXóaThì chị để ruột ngoài da, ai mún xem thì xem, ai mún chửi thì chửi, kệ đi!
Trả lờiXóaCứu em dzới tỉ ui.
Trả lờiXóaĐọc bài của tỉ xong sao em lại muốn thành người Mẽo liền quá.Hình như em bị dị ứng nặng với mấy cái vụ vùng ,miền,bầy,đàn...
" Ba hồi trống giục đù cha kiếp
Trả lờiXóaMột nhát gươm đưa bỏ mẹ đời "
Tương truyền là Cao bá Quát ứng khẩu trước khi bị xử trảm
Năm 1954 một nhóm nguòi di cư miền bắc (trong đó có gia đình nội tôi) đến lập ấp ở một xứ đồng chua nước mặn, bên cạnh một làng nam (dân địa phương), thời ấy đất chưa khai phá còn rất nhiều, mỗi cơn mưa là cá lội trên đường vô số, đêm nằm ngủ nghe cá lóc quẫy đùng đùng tưởng ai ném cục đất to, người dân địa phương sống đơn giản, nhà được làm chủ yếu bằng lá dừa, cửa nẻo không cần khóa chi cả, làng bắc và làng nam sống rất là hòa thuận, vừa ổn định chỗ ở xong là làng bắc có ngay nhà thờ, trường học, chợ .v.v.., ruộng thì lớp khai hoang, lớp mua lại của dân địa phương, đến năm 1975 thì gần như cánh đồng lớn mênh mông đã thuộc về dân bắc gần hết, người dân địa phương sau khi bán ruộng lại đi khai phá xa hơn. người dân nói chung là làm tà tà 1 vụ cũng dư lúa ăn hai năm chưa hết. sau 30/4/1975 tòan bộ ruộng đất vào hợp tác xã, mọi người kể cả bắc lẫn nam đều phải làm cật lực, thêm một số người từ bắc vào, cũng từng ấy ruộng mà bây giờ lại thiếu ăn nghiêm trọng, máy cầy các loại sau một thời gian sử dụng không bảo quản hư hết không đồ thay. năm 1978 -1985 ăn độn sắn và bobo vàng mắt. dân bắc 54 bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước, tạm dừng để giải quyết việc riêng cái đã,
Trả lờiXóa