- Entry for April 27, 2009 Dưới góc nhìn của một người cao tuổi
-
Sau những sự ác, không bao giờ thấy “chúa” , trong mỗi sự lành, luôn có “chúa” ở trong.
Mỗi lần đảng mắc sai lầm, thì thường không được đem ra mổ xẻ, lên án. Nhưng sau mỗi lần sửa sai là cả một chiến dịch tuyên truyền về sự sáng suốt, anh minh.
Sau Cải cách Ruộng đất, đảng ta đã phát hiện sai lầm (tuy hơi muộn) và công khai xin lỗi nhân dân. Đảng ta coi những sự khắc phục sai lầm như một chiến công (?). Thực ra Đảng chỉ chú trọng sửa sai những phần liên hệ đến đảng viên, chỉ quan tâm đến lực lượng của Đảng, đến quyền lợi của Đảng, chứ không hẳn sửa sai với toàn dân.
Sau Nhân Văn Giai Phẩm, đảng không công khai công nhận sự sai lầm, nhưng âm thầm điều chỉnh lại, lần lượt “tội nhân” được nới rộng hoặc tha không công bố, nhưng cũng phải kéo dài nhiều thập kỷ. Vô khối người được “rửa mặt” sau khi đã nhắm mắt xuôi tay, dù cho cũng chỉ là đóng cửa rửa mặt trong buồng.
Sau vụ án “xét lại, chống đảng” thì chẳng có tuyên bố gì hết, vì đây là cuộc tranh chấp giữa những thế lực trong đảng. Nó sẽ còn tồn tại lâu dài vì cuộc tranh giành quyền lực trong các Đảng CS trên toàn thế giới, hay riêng trong nội bộ Đảng CSVN này không thể chấm rứt.
Đảng không công nhận “Khoán hộ” (khoán chui của Bí thư Kim Ngọc). Nhưng cái “Nghị Quyết 10” lại là sự sáng suốt của đảng cởi trói cho nông dân, thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam phát triển. Không ai dám nói rằng đây là bản Photocopy từ tác phẩm của Kim Ngọc, đây là của Đảng, chứ Kim Ngọc thì đã bị khai trừ.
Trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, do sự chỉ đạo sai lầm dẫn đến nhiều tổn thất to lớn không đáng có, nhưng người ta chỉ nói đến những thắng lợi sau đó, những thắng lợi không phủ lấp được những tổn thất, được gây ra cùng một tác giả. Khi có người đánh giá những điều khác với lãnh đạo thì liền bị trù dập tức thì, ví như trong tác phẩm của mình, nhà văn Xuân Thiều đã nhắc lại những tổn thất to lớn mà quân dân mình phải gánh chịu trong dịp Xuân Mậu Thân ở Huế, thì Tổng Bí Thư Ba Duẩn đã mắng đốp vào mặt nhà văn với lời lẽ rất khiếm nhã, miệt thị: “Anh là nhà văn mà sao anh ngu thế?” Thật khó phân biệt ai là người “khôn” ở những trường hợp như thế này.
Nghị quyết 15 của Đảng về cách mạng ở miền Nam ra đời được ca ngợi như một nghị quyết thần kỳ, nhưng giá như đánh giá địch đúng hơn, hiểu rõ bản chất của địch hơn, thì không cần đến Nghị quyết 15 để vớt vát lại những gì tổn hại do ấu trĩ đã để nẩy sinh. Chẳng lẽ cũng lại do địch thâm độc gây ra hết? Nói thế nào mà chẳng được? Thực ra, đưa ra được cái Nghị quyết này khi cơ sở của cách mạng gần như tan rã đến 90% thì cũng đã là một điểm son rồi. Chung quy chỉ tại Ngô Đình Diệm!
Duy vật gì mà sau 1975 đã vội vàng tuyên bố: “Từ nay trở đi sẽ không còn có kẻ nào dám đụng đến lông chân ta nữa!” Chưa rứt lời thì cái anh bành trướng bá quyền nó đã vặt cho từng túm tóc. Nhìn xa trông rộng đến đâu mà một anh khi thăm đất nước Hungary dám huênh hoang tuyên bố: “10 năm nữa Việt Nam sẽ đuổi kịp Hungary” (?)… Nhiều chuyện nữa mà người ta thường cho là mắc phải “Duy ý chí”, không ai dám phân tích đó chính là “Duy Huếnh”, duy tâm.
Thống nhất rồi, những tưởng đát nước ta sẽ đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Nhưng 10 năm qua đi, cả đất nước đã “đứng trên bờ vực thẳm” (nói theo nhận dịnh của các anh). Anh Nguyễn Văn Linh vội vàng đề ra “Những việc cần làm ngay”, “Phải tự cứu mình trước khi trời cứu”, “Dân là gốc, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”… Rồi “mở cửa”, rồi “đổi mới” v.v… Cũng may cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam đã được phanh cứng lại, trên bờ vực thẳm. Giá như tất cả những khẩu hiệu trên được thực thi ngay năm 1975, thì đất nước ta có thể sẽ không như ngày hôm nay. Nghe đâu năm đó, tại hội nghị Bộ Chính Trị mở rộng ở Đà Lạt, khi có người đề nghị những kế sách đó, thi người lãnh đạo cao nhất đã lớn tiếng phê phán: ‘Những quan điểm đó không thể có ở hội nghị này” và “ Ai có khuynh hướng đó xin mời bước ra khỏi hội nghị”.
Ai đã đẩy dân ta đến bước đường cùng không đáng có? Ai đã đẩy dân chúng đến chỗ phẫn uất phải thốt lên: “… Cái cột đèn nếu nó biết đi thì nó cũng đã ra đi rồi!...”
Cho đó là luận điệu của kẻ thù địch đã xúi dục dân chúng bất mãn, là phát ngôn của phần tử phản động, cũng không sai. Đúng là do phản động xúi dục, phản động gây nên, cái thứ phản động thụ động do kiêu hãnh và dốt nát mà thành ra phản động.
Hai cái tệ kiêu hãnh và dốt nát còn đeo đẳng ở tầng lớp người luôn cho mình là duy nhất đúng, cái gì mình cũng tài giỏi, không chịu nghe ai, cái gì cũng phải qua tay mình, phải do mình chỉ đạo, mình đào tạo. Trong thực tế chẳng có ai, chẳng có tổ chức nào đạt được chuẩn này. Do sự tiến hóa của xã hội đòi hỏi, nó sẽ có quy luật đào thải khắt khe của nó. Không có thế lực ngoan cố nào đảo ngược được tình thế. Cờ vẫn trong tay đấy, nhưng sẽ có lúc vì không còn đủ sức dâng cao, nó tự tuột khỏi tay (chứ chẳng ai cướp). Khi đó một lớp người khác sẽ tiếp lấy ngọn cờ. Đó là quy luật khách quan không thể tranh cãi.
Bài này tui đi chôm à nha!
Tags: xãhội | Edit Tags Monday April 27, 2009 - 04:04pm (ICT) Edit | Delete | Permanent Link | 2 Comments - Entry for February 25, 2009 Rối rắm suy nghĩ.
-
Yêu Tổ quốc!
Tình yêu này không phải hô hào khẩu hiệu, phải gào rống lên tuyên truyền inh ỏi mới là yêu Tổ quốc.
Từ khi sinh ra đã yêu bầu vú mẹ, mẹ là ai- mẹ là dân tộc Việt. Từ khi sinh ra đã yêu chiếc nôi đong đưa giấc ngủ, chiếc nôi đặt trên miếng đất tổ tiên.
Lớn lên chơi với bạn bè, ngồi bắn bi, đánh đáo , đánh khăng…những trò chơi truyền lại tự đời cha ông xa xưa thăm thẳm- tiền nhân- dân Việt. Bạn có yêu không? những trò chơi con trẻ truyền đời- đó chính là tình yêu Tổ quốc.
Đi học, bạn bè thầy cô, vòng tay chào lễ phép, phong tục truyền từ tổ tiên xưa đến nay- đó cũng chính là tình yêu mà ta mơ hồ nhận thấy trong huyết quản.
Từng cành cây, bờ giậu, chú bướm vàng thơ thẩn bay chơi- bạn có yêu không? Nó là yêu đấy. Bạn đi xa có nhớ không? Nỗi nhớ chính là yêu đấy.
Những buổi chiều véo von “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng , bay vừa thì râm” bắt chú chuồn chuồn ngô xé bớt cánh để nó cắn rốn cho biết bơi, bắt chuồn chuồn ớt để trên tay ngắm nghía- nó cũng là tình yêu mà chắc gì lớn lên khi xa quê hương bạn còn thấy. Những hoài niệm ấu thơ cũng chính là tình yêu Tổ quốc.
Tình yêu ấy ngấm vào trong tế bào từng con dân Việt. Và ai đó đã huỷ diệt đi tình yêu tự nhiên ấy bằng những lý thuyết ngoại lai, tôn sùng cá nhân, ích kỷ, nhồi nhét vào đầu những trẻ thơ yêu những điều không đáng có - đó chính là kẻ tội đồ của dân tộc Việt.
Những ý nghĩ ích kỷ, ngoại lai, sính ngoại đã được nhồi nhét làm hư hỏng mấy thế hệ, để lại một hệ quả không lường, đó chính là tình yêu Tổ quốc bị bào mòn, xói lở trong mỗi trái tim ta. Nó thể hiện bằng những sự tàn nhẫn ác độc: giết người diệt khẩu, tham nhũng lan tràn,mua quan bán chức, bán buôn công lý, vì đồng tiền sẵn sàng vứt đi đạo đức làm người, bỏ độc thực phẩm, gian trá hàng hoá, lừa dối lẫn nhau miễn là thủ túi lợi mình.
Bao trăn trở, bao xót xa, bao kiến nghị bị đánh cho tơi tả, và bị cho đó là tội phạm, một cái tội “lợi dụng tự do….” mà trên thế giới chả có ai biết đến.
Tình yêu Tổ quốc đang bị huỷ diệt. Giới trẻ, giới giàu miệt mài cụng ly bên chai rượu ngoại đắt tiền, bàn chuyện buôn quyền lấy đất, xe nọ nhà kia. Có ráng hỏi chuyện nước nhà, họ chỉ ngắn gọn “ chả phải chuyện mình”
Nếu như có gì xảy ra, thì tài sản quốc gia sẽ bị mang đi theo ai đó. Người chịu thiệt thòi vẫn là nhân dân.
Hôm nay sao tự nhiên mình lại trở nên dở hơi và nghĩ ngợi lộn xộn thế này.Cái gì đó cứ thúc mình phải viết ra những suy nghĩ ngổn ngang không sắp đặt, không trình tự, cái nọ xọ vào cái kia.
Xin lỗi các bạn, mình chịu- không tài nào sắp xếp ý tứ mà viết cho nghiêm chỉnh.
Tags: xãhội | Edit Tags Wednesday February 25, 2009 - 12:29pm (ICT) Edit | Delete | Permanent Link | 6 Comments - Entry for February 06, 2009 Đau! Đau chất chồng! Đau như ngọn lửa thiêu!
-
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là 'chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước', cho dù dự án này gặp phản đối từ nhiều phía.
Website Chính phủ Việt Nam cho biết ông Dũng đã khẳng định như vậy tại cuộc họp báo đầu năm diễn ra hôm thứ Tư 4/2/2009 tại Hà Nội.
Tuy nhiên, ông Thủ tướng cho hay sắp tới, Chính phủ sẽ tổ chức một hội thảo về các phương án khai thác "nguồn tài nguyên to lớn này một cách bền vững, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái và an ninh quốc gia".
Ngày 1/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015.
Ngoài quan ngại về sinh thái, Tướng Giáp còn nêu lên một thực tại:
"Trong tháng 12/2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án)."
Dự án bauxite Tây Nguyên dự tính có sự tham gia của các công ty Trung Quốc, quốc gia đông dân vốn đang "khát" khoáng sản và nhiên liệu.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/02/090205_vietpm_bauxite.shtml
Hiện tại Nhà nước đang nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN và Trung Quốc.
Nhà nước này hoàn toàn do đảng cử ra và bắt dân đi bầu một trong số đó, vì lẽ đó nhà nước này đã không phải là của dân từ lâu rồi chứ không phải là đến hôm nay mới bị biến chất.
Hoàng sa- Trường sa bán rồi, Cam ranh nghe đâu cũng ký cho TQ thuê mấy chục năm.
Nay bắt đầu đến vùng miền Trung cùng chung số phận. Đến bao giờ Tổ quốc ta diệt vong như Do thái? Đến bao giờ dân tộc ta sẽ trở thành một tộc dân trong mấy trăm sắc tộc đất Trung quốc?
Nỗi đau trăn trở thịnh suy dân tộc
Bốn ngàn năm ta bước đến diệt vong?
Hỡi tổ tiên có linh thiêng về chứng kiến
Lũ buôn dân bán nước lộng hành....
Phải làm sao? Con quỳ xin lệnh Tổ
Cứu Đất này – dân Việt còn quê hương.
Chúng con không muốn trở thành dân Do thái
Không quê cha, không mộ tổ ông bà
Dù một tấc- máu xương dân thấm đẫm
Sao nỡ lòng nào bọn bay bán giang san???
Ngẩng đầu cao nghe vang tiếng non sông
Bao thê thiết , bao oán hờn vọng lại
Tiếng thét hào hùng “ Sát thát” vẫn còn vang
Mà giờ đây từng mảnh quê hương
Bay cắt vụn quỳ dâng quân phương bắc.
CẦU CHÚA HÃY HỦY DIỆT QUÂN JUDA PHẢN QUỐC!
- Entry for January 10, 2009 Phí là gì? Xăng dầu có tăng giá không?
- Cá tra nước Việt- hình trên.
“TT (Hà Nội, TP.HCM) - Ngày 9-1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho phép trích một khoản trước thuế thu nhập doanh nghiệp từ giá bán xăng dầu để hình thành quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Căn cứ vào diễn biến giá cả thế giới và trong nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương quy định mức trích cụ thể trong từng thời điểm cho phù hợp, đồng thời hướng dẫn cơ chế hoạt động, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu.
* Cũng trong ngày 9-1, Thủ tướng quyết định điều chỉnh mức thu phí xăng dầu thay mức phí cũ đã áp dụng từ năm 2000. Cụ thể phí xăng các loại là 1.000 đồng/lít (gấp đôi mức phí cũ), diesel 500 đồng/lít (mức cũ là 300 đồng/lít); dầu hỏa, dầu mazut, dầu mỡ nhờn là 300 đồng/kg thay vì không thu theo quy định cũ.
* Tối 9-1, một số công ty kinh doanh xăng dầu cho biết việc tăng phí xăng dầu có ảnh hưởng đến cơ cấu hình thành giá xăng dầu. Hiện các loại thuế, phí trong giá xăng dầu gồm có: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí xăng dầu (hiện là 500 đồng/lít với xăng, 300 đồng/lít với dầu), trích nộp 1.000 đồng cho ngân sách, phí lưu thông. Tính chung thuế và phí chiếm khoảng 70% cơ cấu giá thành xăng dầu. Do vậy, việc tăng phí xăng dầu sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu giá xăng dầu.
Vì thế các công ty kinh doanh sẽ tính toán và đề xuất được điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Tuy nhiên, các công ty này cũng cho biết mức tăng thêm là bao nhiêu, có tương ứng với mức tăng phí xăng dầu hay không, hoặc có được tăng giá bán lẻ xăng dầu hay không còn tùy thuộc vào tính toán của các công ty và quyết định của các cơ quan chức năng.”
Giá xăng dầu quốc tế vẫn giảm, ở đâu lòi ra cái gọi là “PHÍ XĂNG DẦU” từ mấy năm trước đây? Định nghĩa phí này là gì? dùng cho cái gì? Ai quản lý? Ai thu? Ai dùng? Khi mua xăng dầu thì người bán giải thích là phí này nhằm tái đầu tư bảo dưỡng hệ thống giao thông… thế nhà máy mua xăng dầu chạy máy móc không tham gia lưu thông thì tại sao trả phải phí? Dầu hoả mua về dùng đốt lò, nấu cơm ở trong bếp không ra đường thế tại sao phải đóng phí ? Nếu phí này nhằm để cải tạo cho môi trường không bị ô nhiễm thì tình trạng ô nhiễm phải có tiến bộ, chứ đâu có càng ngày ô nhiễm càng nặng?
Ngó thấy giá trị 500đồng với 1000 đồng thì thấy nhỏ. Nhân lên với tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu của đất nước này thì mỗi ngày không dưới 10 triệu đô la, có nhỏ đâu? Thế nó đi đâu nhỉ? Đường xá vẫn kẹt, phí cầu đường vẫn đóng nhiều là đằng khác, lô cốt chẹn đường ầm ầm, giải toả nhà dân giá rẻ, mở đường vẫn phải dùng vốn ODA vay từ nước ngoài. Thế cái thằng mả bố nào nó thu cái đống tiền này nhỉ? Còn chúng ta, kiếm ăn từng bữa nhưng thuế thu nhập cá nhân cũng phải đóng, một năm không dưới hai chục loại phí phải nộp mà không biết là nộp cho ai? Ai hưởng? Cuộc đời chúng ta, miếng cơm ăn của chúng ta, giọt mồ hôi đổ xuống kiếm tiền đều bị ăn cắp, ăn cướp dưới những từ mỹ miều mô tả hành động. Chúng ta là ai?
Người nghèo đầy rẫy- trong đó có cả chúng ta- và những mảnh đời bất hạnh hơn nữa phải mở miệng xin ăn trên báo chí!
Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta phải làm gì?
Ngoài kia mưa -gió đông lạnh buốt ánh trăng leo lét - con đường ta đi nhảy múa toàn những bóng ma ghê sợ!
Tags: xãhội | Edit Tags Saturday January 10, 2009 - 03:54pm (ICT) Edit | Delete | Permanent Link | 7 Comments
Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009
nhặt thêm, chả biết có trùng không
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét