Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2008

Entry for August 23, 2008 Linh hồn Việt cộng!

Tôi đã xem lại bộ phim Linh hồn Việt cộng của ông Minh Chuyên. Xem hai lần và nghe lại thật kỹ từng lời bình của phim. Ai viết lời bình tôi không coi phần giới thiệu. Nhưng rút ra vài cảm tưởng về phim và lời bình của phim.

1-Dù rằng lúc nào cũng nói là xóa bỏ hân thù, đi tới tương lai, nhưng lời bình và hình ảnh lại thể hiện một sự hiếu chiến, hiếu thắng và ngạo mạn.

2-Có những cảnh phim gào khóc, sụt sùi nhưng đó là “diễn” rất gương ép, không đúng logic tí nào. Khi một người đã mất tích quá lâu, thì cảm xúc của người thân sẽ diễn ra trầm lắng và nước mắt sẽ âm thầm rơi xuống, các cảnh gào khóc anh ơi, em ơi, con ơi thì đối với thôn quê miền Bắc có thể thuê người khóc mướn vào vai rất dễ. Người vùng quê Thái bình không có cái kiểu gào khóc đeo tang khi người thân mất đã quá lâu.

3-Cảnh người vợ ông Đảm khóc sụt sùi nấc nấc, sau vài câu nghẹn ngào thấy nói tỉnh rụi, thấy điêu quá! Phim tài liệu là phải chuyển tải được đúng hình ảnh thật sự của cảm xúc người được quay. Cảnh cắt, đúp, chèn để tạo hiệu ứng xót thương của người xem khiến cho ta liên tưởng tới đang xem phim tâm lý xả hội sướt mướt.

4-Trong chiến tranh, cảnh bắn vào nhau, giết nhau là thực, bởi chiến tranh thì bản chất của nó là bạo tàn, không thể nói rằng anh tàn ác còn tôi thì không. Trong mỗi góc nhìn về chiến tranh đều có lý lẽ riêng của nó.

5-Một điều vô lý là hình ảnh của ông Đảm chết được đưa lên là do ai chụp đưa? Chiến tranh có phóng viên, nhưng liệu rằng một cuộc chạm trán cá nhân chỉ có hai người thì ai là người chụp ảnh lại gương mặt người chếtsõng xoài? Và bất ngờ như thế thì ông Hommer là người chụp lại hình ảnh đó? Phóng viên đâu ra mà có mặt kịp thời để chụp như thế? Đó là chưa kể so sánh gương mặt ấy và hình người chết hoàn toàn không giống nhau. Nếu ông Hommer chụp hình ảnh đó thì ông ta sẽ không bao giờ cảm thấy hối hận, bởi ông ta đủ can đảm để lưu lại chiến tích thì làm gì hèn nhát và sợ hãi đến mấy chục năm?

6-Lời bình không thật bởi cường điệu hóa quá mức như: Ông Hommer bị tâm thần bởi sự ám ảnh của cái chết của người lính trẻ...trong khi đó ông Hommer nhỏ hơn ông Đảm hai tuổi. Cùng là tuổi trẻ thì không thể có cái cảm xúc như thế. Sự ám ảnh là có thể khi con người giết một con người khác, nhưng lấy lý do làtại sao mình lại giết chết một người trẻ như thế để là một lý do ám ảnh thì không đúng. Trừ khi Hommer già hơn ông Đảm nhiều tuổi. Còn nhiều nữa nhưng đây chỉ là một ví dụ lấy ra từ những hạt sạn to hơn những hòn đá núi trong phim

7-Hình ảnh ông Hommer ngồi thiền trên gò đất là một cảnh quay theo cái lối nghệ thuật sắp đặt vô cảm xúc bởi trên gương mặt của ông Hommer chỉ thể hiện một thái độ bình thường thản nhiên. Nhưng lời bình lại cho rằng ông Hommer đang hối hận tột độ và day dứt. Lời nói không đi đôi với thực hành! Hihihi.

Còn nhiều hình ảnh nữa và lời bình phim lộ rõthái độ hiếu chiến ngạo mạn, và ăn vạđược chuyển tải qua bộ phim này, nhưng trong giới hạn bài viết này tôi cũng chỉ muốn đề cập đến thế thôi.

Sự giả dối nào rồi cũng bị lột trần. Đáng tiếc rằng nhiều người đã không để ý kỹ để họ phải rơi lệ vì những gì không đáng được hưởng điều đó.

Nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng này chắc được thần linh nhập vào nên giỏi quá, chỉ dẫn đường qua điện thoại.

Còn lọ penicilline chứa toàn bộ thông tin về ông Đảm để mọi người thân nhận diện được ông cũng là một điều đáng để bàn cãi. Bởi Dì tôi, cô tôi, chú tôi, dượng tôi cũng lên đường đi B năm 1964 nhưng trong mình họ chả có lọ penicilline nào chứa thông tin về chính họ , họ giải thích với tôi rằng trong chiến tranh phải giữ bí mật nhân thân của họ.... họ cũng là lính cụ Hồ đấy thây! Tôi đã gọi điện hỏi lại kỹ càng, họ cười hô hố, bảo rằng mày tin thế à??

Cuối bài viết này tôi muốn được lập lại lời nói của quốc vương Thái lan rằng: “ Đất nước chúng tôi tự hào rằng chúng tôikhông phảiđánh nhau với ai cả”và câuhát tôi thường được nghe : “ Có anh Ba Hưng vốn thiệt nông dân, đi lính hơn trăm ngày mà đã diệt trăm tên” Ai tàn bạo? Ai độc ác? Giết người không gớm tay!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét