Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2010

Bắc bộ- phong cách và lối sống

Những câu chuyện góp nhặt hàng ngày, những lời thở than của những người dân chạy vào Nam kiếm sống mà tôi nghe hàng ngày làm tôi chợt bàng hoàng...ồ thế ra mình vào Nam là mình đã thoát????......
(Đặt cục gạch vào đây, khi nào hứng viết tiếp, con Tũn nó ị bậy, Củ sâm chửi bới ồn ào, tớ cụt mẹ nó hứng.....lão khò rồi, viết tiếp)
Tỉnh Hà Nam cũng không xa lắm Hà nội, đường xá cũng lưu thông, con người có thể đi qua lại. Ấy thế mà cái làng có mấy trăm nóc nhà, xóm cũ và xóm mới, chỉ có mấy người biết cái tỉnh Hà nội ở đâu. Vài trong số người bỏ xứ làm ăn xa đã "lên" Hà nội, oai lắm, oai vô cùng, còn những kẻ vào Nam làm có tiền gửi về nuôi gia đình hay làm nhà thì " Chắc là vào Nam làm đĩ điếm hay ma cô trộm cắp mới nhiều tiền thế" ...dân làng đồn thế....
Con Tuyết năm nay cỡ 44 , nhìn nó già trước tuổi, hom hem, đen đúa, cái mặt cũng còn vài nét dễ thương đọng lại, nó lành lặn khỏe mạnh chả tật nguyền gì, chỉ mỗi tội nhà nghèo quá. Cái thằng Thuyết xóm bên vừa gù, vừa thọt nhưng có bố làm cán bộ xã, nghe đâu là cán bộ phụ trách xóa đói giảm nghèo kiêm trưởng thôn. Bố thằng Thuyết thấy con Tuyết khỏe mạnh lại chăm chỉ đồng áng nuôi bầy em thiếu mẹ ngon lành thế là cả nhà lão ấy bàn nhau sang hỏi con Tuyết cưới cho thằng con tàn tật của họ. Con Tuyết cũng vì em út mà 26 tuổi chưa lấy được chồng nên gật đầu lấy đại, kệ, miễn có tấm chồng như người ta.
Nó về nhà chồng với hai bộ đồ, nhà chồng qua đón, nó đạp xe một mình sang bên đó đứng trước vì xấu hổ không dám sánh đôi với thằng chồng chỉ cao ngang nách nó.
Nó một thân một mình cày cấy nuôi bò, nuôi lợn, nuôi thằng chồng ở không suốt ngày đàn đúm bạn bè. Hai đứa con ra đời năm một, nó lại càng thảm, mới đẻ một tuần đã đi nhổ mạ cấy lúa. Nghèo hoàn nghèo.
Khổ quá, nó nghe người ta đồn đi làm giúp việc Đài loan lương ba triệu một tháng, nó cầm sổ đỏ ngân hàng, vay mượn anh em được 21 triệu nộp cho mụ dắt mối với hy vọng đi Đài loan một năm có 36 triệu gửi về làm cái nhà đúc thay cái nhà vách đất lợp lá mùa đông rét ngủ không được. Nó chưa kịp đi, thằng Thuyết đã vay nợ làm nhà cho oai với làng xóm hết hơn ba chục triệu, nó cản, nó khóc hết nước mắt, nhưng bố mẹ chồng nó thì cứ xúi thằng Thuyết làm đi, bố nó sẽ vay tiền từ quỹ xoa đói giảm nghèo cho mà làm, rồi con vợ đi Đài loan lấy tiền trả lại.
Đài loan đâu chả thấy, con Tuyết bị lừa mất hết tiền lại gánh thêm món nợ làm nhà của thằng chồng ăn bám, dân làng chì chiết nó " Đồ đàn bà hư hỏng, chả biết tính toán giờ mang nợ" . Họ khoái trá với những câu chuyện lê lết bên hè cửa, dè bỉu con Tuyết đủ kiểu. Con tuyết chịu không nổi đàm tiếu của làng, nửa đêm nó ôm quần áo đi Nam kiếm việc làm trả nợ.
Đúng là ông Trời không triệt người tới đường cùng. Nó kiếm được việc giúp việc nhà. Nó làm mới ba tháng, chủ thương, nghe hoàn cảnh thế cho nó mượn tiền trước trả bớt nợ. Nó trả được hơn phân nửa tiền nợ thì chồng nó gọi điện vào bảo :" Về ngay, dân làng nó đồn mày đi Nam làm đĩ nên có tiền nhiều trả nợ!" Con Tuyết khóc gào lên " Mày là cái thằng khốn nạn, tiền mày vay, tao phải trả nợ mà mày nghe dân làng là thế nào? tao ứng trước lương trả nợ thì tao phải làm cho đủ tháng đủ năm trả nợ người ta cho vay chứ."
Nó không chịu về, gia đình chồng từ bố chồng đến mẹ chồng thay phiên nhau gọi điện quấy rầy nhà chủ, hết lý do bố nó sắp chết, chồng nó đau nặng..vân vân...vân vân cho con dâu tôi về....Họ dựng đứng mọi chuyện, mọi lý do với mục đích bắt con Tuyết phải về hầu chồng nó, chồng nó tàn tật không làm gì được.
Cái Tết thứ hai con Tuyết vắng nhà, chủ nợ làm nhà đến đòi tiền, thằng chồng nó ngổi vảnh trên ghế bảo chủ nợ :" Con Tuyết nó mượn thì nó trả, chả liên quan tới tao" , bố mẹ chồng nó bảo : " Nó mượn tiền nhiều quá không trả được, nó trốn đi Nam rồi, vào đó mà đòi". Chị em con Tuyết gọi điện vào kể lể, con Tuyết cứ khóc vùi. Bà chủ nhà thấy bực bội, cho nó mượn một số tiền lớn, bảo nó "đem về quê trả, chuộc sổ đỏ ra, chửi cho thằng chồng với nhà chồng nó một trận cho tao, cần thì mày ly dị đi vào tao nuôi tới già".
Nó về quê, đem tiền trả từng thằng một mới lòi ra thằng chồng nó ở nhà lấy tiền nó gửi ra trả nợ cất tiệt bên bố mẹ nó mà không chịu trả nợ hết. Nó cãi nhau, băm bổ, đông đổng hết nửa tháng, lão bố chồng mới chịu xì ra chỉ có 5 triệu trả lại nó. Làng lại đồn là con Tuyết cặp bồ với thằng giàu có ở Sài gòn nên mới có tiền mang ra trả nợ! Nó bị mấy cái mụn cóc trên tay đang chữa chưa lành, thế là làng nó đồn thêm " Con Tuyết bị sida nổi đầy người, tanh ghê lắm"
Nó đi chợ mua 5 lạng thịt lợn, đám dân làng kháo nhau " eo cái con này mới vào Nam mà đã nhiễm tính bọn dân Nam ăn hoang vạt cả núi."
Con Xuyến kế bên nhà đi mua bó rau muống 500, dân lại kháo nhau " eo ơi con này sao nó ăn kẹt xỉ thế, chắc để tiền đốt cúng mả cha nó..."
Thằng Hiên anh em chú bác họ bên nhà dì con Tuyết khổ quá, con Tuyết rủ nó đi vào Nam kiếm việc , làng nó kháo nhau ầm ĩ " Ôi anh em bà con con Tuyết loạn luân, cặp bồ với nhau đi Nam" thằng chồng con Tuyết nhảy lên như đỉa phải vôi chửi bới vợ lăng loàn ...vì nó nghe ..làng đồn thế!
Năm năm trôi qua, nợ nó trả xong, vừa nói với bà chủ " Ôi em khỏe hết cả người, làm cho chị một hai năm nữa dành tiền làm vốn em về quê chị nhé" Con Tuyết cười sung sướng chưa đầy tuần thì thằng chồng nó gọi vào " Nhà con gái lớn phải gả chồng, nhà Bảo nó mới làm nhà to lắm, tao thấy đất nhà mình còn, tao làm thêm cái bếp cho to ra với một buồng ngang nữa. Mày lo tiền đi chừng 5 triệu" Chúng nó cãi nhau um xùm, cuối cùng lại thấy kỳ cụi gửi tiền ra cho thằng kia thuê thợ sửa nhà.
Tết này con Tuyết về thăm nhà mới ngã ngửa, thằng chồng ở nhà làm thêm cái nhà hai tầng 50 mét vuông, bể cá kiểng, ghế xa lông, dàn loa karaoke ông ổng. Thằng chồng nó bảo " Làm hết 70 triệu, bây giờ ba mẹ con mày làm hết trong Sài gòn thì mỗi tháng gửi 5 triệu cho tao trả tiền làm nhà với mua sắm cho bằng chị bằng em." Chúng nó đánh nhau ầm ĩ, thằng chồng con Tuyết kêu cả họ nhà nó sang đánh con Tuyết rách mặt ba chỗ, mỗi chỗ khâu năm sáu mũi gì đó. Hai đứa con gái của con Tuyết thì chỉ bênh bên nội mà kệ cho mẹ chúng nó mang đầy thương tích lầm lũi vào Nam cày tiếp để lấy tiền trả nợ.
Bây giờ làng nó đồn là : " Mẹ con nhà nó buôn ma túy hay sao ấy nhỉ?"""
Đúng là cái thói dân Bắc, tỵ nạnh , ghen tỵ đến từng cọng lông. Đi chợ là phải giấu diếm chứ nếu thấy mua nhiều bị dân làng chửi " ăn tàn phá hại" cho dù dân làng chả bị sứt đồng mẻ nào. Nhà mày xây 50 mét vuông thì nhà tao sẽ xây to hơn nhà mày...nửa mét vuông.
Nhà lúc nào cũng phải mở cổng, người đi làm đồng về ngang qua uống hụm nước hay rít điếu thuốc lào, tự nhiên như nhà mình vậy. Hay hàng xóm thiếu cái nồi, sang mượn không cần hỏi, chủ nhà không biết thì lấy luôn.
Hai vợ chồng ngủ với nhau hay cãi nhau là hàng xóm đều biết, đều kháo chuyện sau lưng. Hễ có mặt đương sự của câu chuyện thì hàng xóm bàn sang chuyện khác. Ấy thế mà gặp nhau vẫn chót lưỡi đầu môi " Ôi chao nhà bác đẹp nhỉ, con lợn to nhỉ" , vừa quay lưng đi đã lầm bầm " cái thứ hợm mình khoe của, toàn tiền bất chính"
Bờ ruộng mày cao hơn ruộng nhà tao à? Đêm khuya ra cào cho mất bờ! Sáng ra nhảy lên đông đổng chửi nhau, đánh nhau sứt đầu mẻ trán.
Đống rạ tuốt lúa hồi chiều vẫn còn, sáng hôm sau ra đã bị ăn trộm mất hết, hóa ra cái con nhà nó cạnh ruộng mình.
Ồ nhà thằng Quang mới mua con xe 15 triệu....Nhà thằng Quyết chả có đồng nào cũng quày quả đi vay làng trên xóm dưới 16 triệu mua con xe ngon hơn, xách chạy qua chạy lại trước nhà thằng Quang ..để chọc tức....rồi cắm mặt chịu chửi để cày mà trả nợ con xe oai.
Ngay tại thời điểm này 04/2010 chứ chả đâu xa xôi
( Còn tiếp, mà mệt quá, mơi viết)


34 nhận xét:

  1. Giật tít hấp dẫn quá.
    Thôi em chờ chị dọn ị cho Tũn rồi viết tiếp nha. Đừng mất hứng.

    Trả lờiXóa
  2. Trùi ...nói tiếp đi chị..người Bắc 54 khác Bắc 75...Bắc vào Sài gòn ...khác Bắc đang ở bắc .....hihihihih

    Trả lờiXóa
  3. Sắp chọc thiên hạ chửi hả? Mẹ Đốp ơi là mẹ Đốp, cậu sắp thành mẹ Mướp rồi!
    Tớ là tớ chạy trước ( đừng trách tớ kg biết bênh bạn nhé), chứ chỉ cần "đụng" một bà ở ngoải vô là tớ đã đầu hàng vô điều kiện. hic!

    Trả lờiXóa
  4. Gió cũng là dân Bắc nè ... 54 đấy ..Muốn xem H viết phong cách và lối sống thế nào ...rồi tự dưng vấp cục gạch ..ghét thía !!!

    Trả lờiXóa
  5. Cứ tưởng cô viết bài tiếp về văn hóa 3 miền dạo nọ, vào đến nơi ngã bổ chửng vì có vài dòng thôi :"(

    Trả lờiXóa
  6. Hè, có khi em phải tranh trước chị, em viết về Bắc tại Phú Mỹ Hưng quá :D:D há há!

    Trả lờiXóa
  7. Mãi mới lên, đù má, mệt cả tim, nó cứ reset reset quài! Phần hai tiếp đó, mơi viết phần ba.

    Trả lờiXóa
  8. Sao đọc bài xong mà tức lộn ruột vậy. Khó chịu quá. Cái văn hóa người Việt với nhau còn ko bằng văn hóa loài thú. Thú nó còn ko cắn đồng loại.

    Trả lờiXóa
  9. Nghĩ cho cùng, thương cô Tuyết trong bài quá. Cô tự đặt đời mình vào ván cờ mà biết chắc mình sẽ chịu phần thua thiệt từ cái danh dự. Câu hỏi đặt ra là vào thời điểm này, có còn người bất hạnh nào như cô Tuyết nữa ko đây...

    Trả lờiXóa
  10. Còn nhiều con ạ! mai cô viết tiếp.

    Trả lờiXóa
  11. hay và chân thật đó H. Trời ơi, chỗ ka làm toàn là Bắc 75 thớ lợ vô cùng. đụng chuyện là ka chữi cho văng miểng, kệ cha chúng nó cây đa cây đề, hehehe

    Trả lờiXóa
  12. Ở đâu cũng có nguời tốt, kẻ xấu Gío à. Nhưng hình như lối sống của từng vùng miền có đặc trưng riêng. Hương viết rất hay khi lột tả 1 cách chân thật đặc trưng của dân Bắc thời hiện đại.
    Walk cũng có 1 nguời bạn thân là Bắc 54, nhưng không hề thơn thớt cái mồm, rất chân thành và luôn đứng bên Walk những lúc Walk khốn cùng nhất, mà đâu phải chỉ có mỗi bạn ấy, bố mẹ của bạn ấy cũng rất quý. Walk bị tai nạn làm giảm thính lực bất trị. Ngày vợ chồng cùng bố mẹ bạn ấy ra máy bay đi định cư, bạn ấy ôm Walk mà nói " có bố mẹ mình chứng kiến, vợ chồng mình hứa khi đặt chân sang Mỹ, sẽ tìm mọi cách để giúp bạn có được máy trợ thính phù hợp". 3 năm sau, bạn ấy báo tin đã có đại lý máy nghe ở Vn và đã còmmand , thanh toán hết cho Walk, Walk chỉ việc cầm giấy tờ ra đại lý mà làm máy nghe. Trời, ra đến nơi mới điếng hồn khi nghe giá máy là hơn 3000 USD/cặp. Rớt nuớc mắt tại chỗ vì tấm lòng của bạn. Mà bạn ấy và bố mẹ là Bắc 54 đấy.

    Trả lờiXóa
  13. ặc! Ka ui em cũng 75 rứa đó, nhưng em hổng thích mấy ngừi Bắc mà hay thọc mạch kiêu căng đâu Ka, quánh nhau quài đó

    Trả lờiXóa
  14. hehehe, ka biết chớ, nên ka mới nói đó là lối sống thành nếp đặc trưng của từng vùng miền. Mà Hương đứt cái đuôi có cọng rau muống rùi, gốc Nam bộ mừ, hehehehe.
    Ka ghê nhất như Hương viết mới thơn thớt khen nhà bác đẹp quá, ui giời, sang quá.... chủ nhà vừa đi khuất là xoen xoét, đéo mẹ, chúng nó làm đéo gì mà có tiền thế nhể, chắc mờ ám gì đấy các bác ạ...
    Hahahahaha

    Trả lờiXóa
  15. Hic, đọc bài này thấy sợ quá, những người bên cạnh em, em thấy sợ quá chị à!

    Trả lờiXóa
  16. Từ từ đi nhỏ, chị sẽ lôi hết những mặt trái của vùng Bắc bộ, nhất là thôn quê cho em xem.....

    Trả lờiXóa
  17. tớ sợ quá, đụng rồi, đúng boong...

    Trả lờiXóa
  18. Bình thường mà ! Chuyện muôn đời của người Việt chúng mình thôi !

    Trả lờiXóa
  19. Hồi em ở SG, em phát hiện ra những người bán bắp luộc đa số là dân đồng bằng Bắc bộ mới vào Nam.

    Làm quen với một chị bán bắp, hỏi thăm gia cảnh thì cũng na ná như chị Tuyết trong bài viết của chị. Chị ấy đưa con vào cùng, 3 giờ sáng dậy luộc bắp, chắt chiu từng đồng nuôi con ăn học và nuôi thằng chồng ngoài đó. Em thấy quặn lòng khi chị ấy nâng niu cái nồi inox mới mua để gửi ra cho "bố nó".

    Hôm đi qua bùng binh đường Cộng Hòa lúc tờ mờ sáng, giữa đường nằm chỏng trơ một cái xe đạp thồ, đằng sau xe buộc nguyên bao tải bắp luộc vẫn còn nóng. Người đâu chả thấy, xe thì méo mó xẹo xọ thê thảm.

    Chợt nghĩ đến chị ấy và những người đàn bà tội nghiệp bán bắp luộc đang ngày ngày lang thang trên đường phố Sài Gòn mà xót xa lòng.

    Ồi, xin lỗi, hình như em còm hơi dài.

    Trả lờiXóa
  20. Người chủ mà chị kể trong bài đó thật là tốt bụng. Người như thế có hiếm hoi không? Em chưa gặp bao giờ. Ngoài này mà tốt bụng quá thế là bị lừa ngay lập tức.

    Trả lờiXóa
  21. @GR : Chả lẽ bây giờ ở Bắc họ lường gạt ghê thế sao?
    Chị nghĩ là nếu tình cảm từ trái tim đến trái tim thì họ không nỡ lòng nào mà gạt chủ nhà....có thể có những lúc nghi ngờ là mất mát, nhưng họ tin vào chính tình cảm chân thật để họ làm....

    Trả lờiXóa
  22. Không hẳn thế chị ạ. Em không phân biệt Bắc Nam. Nhưng từ lâu rồi, mốn tồn tại được thì người ta phải học thói quen cảnh giác cao độ với sự lường gạt. Nạn nân thường là những người tốt bụng, tử tế. Bởi vậy, sự tử tế giờ mới là một thứ khó kiếm.

    Trả lờiXóa
  23. Còn một loại ngừ Bắc nữa sao hẻm thấy pà nói tới??? hic hic, đặt cục gạch mơi mốt viết thành một en chai chơi....hè hè hè

    Trả lờiXóa
  24. có nên trách cả những ng` đàn bà ko có nổi 1 cái chính kiến ko !!!

    Trả lờiXóa
  25. Cách nay 4 năm, hồi 360 yahoo mới thịnh, có một bài viết hình như có tựa đề " Fuking Hanoi " gì đó đã gây một làn sóng phản hồi dữ dội ( hơn 1 triệu ý kiến qua lại) nóng bỏng, khét lẹt.
    Theo tôi, không nên nhìn một vùng miền, một đất nước theo những góc nhìn khu biệt như thế này.
    Tôi có một dịp đón một gia đình Việt Kiều ở Mỹ về hẳn hoi, 8/11 người trong họ sinh trưởng ở SG luôn, hiện nay đã có quốc tịch Mỹ và có cuộc sống khá ổn.Tôi mời họ đến nhà dùng bữa tiệc nhỏ với lòng quý mến.Gia đình này rất hài lòng vì buổi gặp mặt vì hai nhà thân nhau từ 1992,trước khi họ đi Mỹ. Cuối buổi tiệc anh con trai thứ 2 độ 38 tuổi đến từng người nhà họ (cả bà mẹ gần 70 tuổi ) "quyên góp " mỗi người 50 ngàn để....đưa lại cho tôi! (!)?
    tôi đã mất rất nhiều thời gian để cố quên đi cái "văn minh" này mà khó quá nhưng mà theo thì không-không bao giờ theo họ, cứ là anh "quê" ở tỉnh, "tỉnh" ở quê như thế này sướng hơn.
    Nếu bây giờ tôi cứ nhìn nước Mỹ, nền văn minh Mỹ, cái Sòng phẳng Mỹ theo kiểu này, tất nhiên sẽ là méo mó và khiếm diện đến đáng trách.
    cái xấu của một vùng nào đó, nếu có, nó là "di căn" của một tảng nặng những vấn đề lịch sử, kinh tế, xã hội cần được "chụp, chiếu" công phu hơn nhiều.
    Tết rồi, tôi đưa gia đình về quê bằng xe du lịch hẳn hoi mà gặp phải một vài hình ảnh rất xúc động: có những bà "bủ" - gọi theo cách gọi Phú Thọ nhà tôi, bà già lắm rồi, bất biết mình đang nghèo giàu cỡ nào, cứ khăng khăng gửi bằng được cho "thằng ku út" mười ngàn bạc vì "tao nhớ nó quá" ( Thằng ku hiện đã là thanh niên, sinh viên ) nhưng bà bủ vẫn coi nó là cái thằng hay sài dẹn, bệnh tật như thủa nào...
    Quê hương nghèo khó, lam lũ, quê hương có thật những người xấu nhưng quê nào cũng có ân nghĩa, tình thương. Nhà chị Tuyết trong truyện kể trên là một gia đình "vô phúc" trong một miền quê ít nhiều tù túng, chậm tiến không thể là "đại diện" cho xứ bắc được.
    Vài dòng trao gửi.
    Xót xa lắm.

    Trả lờiXóa
  26. Cứ từ từ bạn Colosy- tớ sẽ cho ra hàng loạt chuyện để mình suy gẫm...cái xấu nên bỏ, cái tốt giữ lại....nhưng cái kiểu xã giao không thật lòng thì rõ người Bắc nhiều hơn người Nam. Đúng chưa?
    Ngày mốt tui rảnh, tui viết tiếp chuyện của thằng đàn ông, chứ không phải của đàn bà nữa...
    Rảnh nữa, tui viết chuyện của miền Trung...rảnh nữa, viết nữa!

    Trả lờiXóa
  27. Chị Dậu thời @.
    Nếu làng xã VN thoát giặc dốt thì làm gì còn những cảnh này.
    Bó hoa 8/3 nào cho nhiều nhiều những chị Tuyết VN hôm nay?!

    Trả lờiXóa
  28. Chuyện hay quá, hấp dẫn tới khúc cuối.

    Trả lờiXóa
  29. Trước 75, dân Bắc ở SG đầy nhưng đâu có ô tô, chỉ có xe hơi; woẹo mặt dô bãi đậu, đâu rẽ phải vào bến đỗ; có ra-dô, đâu có đài; có tiệm giặc ủi, đâu có giặt là; có..., đâu có thiết bị nghe nhìn; và có..., đâu có... nhiều lắm. Nhưng cái có đau nhất là có Sài Gòn, đâu có.....

    Trả lờiXóa
  30. Thiệt hông đó ông duongthan? hay lại xéo xéo kiủ Bắc đó.....

    Trả lờiXóa
  31. Tôi nghĩ kinh tế, học vấn, giáo dục gia đình + nhà trường và môi trường chung quanh quyết định cách sống. Câu chuyện xảy ra bên trời tây, tận bên Đức, gây cấn đến nỗi báo chí bên Gia Nã Đại chỗ tôi ở cũng đăng, nổi tiếng một thời trong cộng đồng người Việt. Vào chuyện, một thanh niên gốc bắc trốn được sang Tây Đức khi bức tường Bá Linh sụp đổ, nhờ siêng năng cần cù sau một thời gian phụ bếp rồi lên bếp chính một nhà hàng. Anh may mắn được ông chủ để lại cái nhà hàng cho trả góp. Sau bao nhiêu năm làm lụng anh trả hết nợ và trở thành bậc trung lưu trong xã hội. Rồi lập gia đình cũng với một cô gái gốc bắc đồng quê. Gần hai năm sau cô vợ đề nghị ly dị giả để anh về VN làm đám cưới với cô em vợ. Rồi cô em vợ cũng qua được bên Đức. Tiếp đến, cô vợ lại yêu cầu anh đứng ra bảo lảnh người anh vợ sang Đức với diện học nghề. Ông anh qua đến nơi rồi thì nhảy vô hàng học việc liền. Ngày hết hạn Visa cũng đến nhanh. Người vợ bàn chỉ còn cách sang quyền sở hữu cái nhà hàng qua cho ông anh vợ thì ông anh sẽ được định cư ở Đức. Khi chuyện xong xuôi, nhà hàng đã về tay mình thì lòi ra cô ta đã có chồng riêng , bao năm qua không biết cô giấu ở đâu. Việc cuối cùng là đuổi anh chồng ra khỏi nhà hàng. Không biết trong khoảng khắc không kìm được tức giận khi thấy cơ đồ sau bao năm mới tạo dựng được chui vô tay người khác, anh đem dao đến giết hết 4 mạng người rồi đi đầu thú cảnh sát. Theo bài báo anh rất bình tĩnh từ tốn khi cảnh sát lập cung.

    Trả lờiXóa