Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2008

xếp hàng xin giấy phép


Trang tin điện tử cung cấp thông tin không thể gọi là blog

Cơ quan chức năng có phân loại blog và theo ông loại blog nào đáng chú ý?

Việt Nam hiện có 1,1 triệu blogger và số lượng này không ngừng tăng lên. Bộ trưởng Lê Doãn Hợp từng khẳng định: "Sẽ không hạn chế phát triển blog". Theo ông, trong tương lai, blog sẽ làm xã hội "thông thoáng, cởi mở, đầy đủ thông tin và hiểu biết lẫn nhau hơn".

- Nếu hiểu blog là nhật ký cá nhân thì anh chỉ nói những vấn đề hoàn toàn mang tính cá nhân. Nhưng khi anh viết những vấn đề quảng đại cho nhiều người đọc thì anh phải tuân thủ những định chế khác.

Nếu đặt trong không gian ông đề cập thì cần hiểu như thế nào về những blog có nội dung đa dạng, đề cập đến cả nội dung chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước?

- Nếu anh hiểu blog như vậy thì không phải. Một số người không hiểu được phạm vi, mức độ như thế nào là blog. Chúng ta hoạt động trong một đất nước có chủ quyền, có pháp luật và mọi người phải tuân thủ theo pháp luật.

Những blog dạng như câu hỏi đề cập không thể gọi là blog. Như vậy anh đã thiết lập các trang tin điện tử có nội dung cung cấp thông tin, biến blog của anh thành bản tin hoặc tờ báo điện tử thì anh phải chịu sự điều chỉnh khác chứ không thể gọi là blog.

Tất cả phải trở lại với gốc của vấn đề. Loại hình đó là cái gì để chúng ta xem xét và có những quy định phù hợp. Khi quy định về blog ra đời sẽ rõ.

Vậy với những blog do cá nhân ngoài lãnh thổ Việt Nam lập ra, đề cập các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam theo hướng không tích cực thì cơ quan quản lý sẽ ứng xử thế nào?

- Blog ngoài Việt Nam không thuộc phạm vi của mình. Hiện giờ chúng ta cũng đã phải đối mặt với những thông tin như thế. Trong một thế giới như vậy, chúng ta phải đưa lại thông tin để tất cả mọi người, bạn bè, thế giới hiểu rõ hơn về tình hình của đất nước, về sự phát triển, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đó là trách nhiệm của chúng tôi và cả các cơ quan báo chí trong nước nữa.

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/10/806646/

Bà con ai hiểu bác Doãn muốn nói gì không, chứ tớ hiểu ngay nhá!

1/Chuyện cá nhân bao gồm: ăn, ngủ, ỉa, đái, giao hợp! năm vấn đề này tha hồ đưa lên bờ lốc bởi nó thuộc phạm trù cá nhân- không ảnh hưởng tới an ninh xã hội gì sất cả!

2/Nội dung đề cập tới tư tưởng, chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế thì được quy về phạm trù công cộng. Mà đã công cộng thì phải gọi là trang tin, hay báo điện tử. Mà loại hình này thì được chế tài bởi luật của bác Doãn, tức là phải có giấy phép hoạt động.

Bác í bẩu đi bên nào là phải đi bên đó. Cứ lệch sang trái cho xe lu cán bỏ mẹ- đéo tha! Cứ cái điều 88 làm tới nhá, tính ra cỡ 100 ngàn blogger phải ngồi nhà đá nếu cứ đưa ảnh, đưa tin kiểu như Dân oan, hay Công giáo lên bờ lốc nhé.

Chưa hết đâu! Đừng có mà tin mấy bờ lốc gơ nước ngoài nhá, chúng nó là cứ bới lông tìm vết, chỉ có tội là chúng nó ở nước ngoài nên bắt chúng nó không được đành tha làm phúc! Và bác Doãn sẽ thay mặt quan ra công văn cảnh cáo mấy thằng bờ lốc gơ nước ngoài dám nói xấu Việt nam nhá! Còn không á, bác Sơn Ngoại giao sẽ ra lệnh cho mấy nước chứa chấp mấy thằng đó là không được đưa tin trong quá trình điều tra, hay thời điểm nhạy cảm!

Hú hú hú! Tớ nhanh chân xếp gạch đi xin giấy phép cho bờ lốc tớ đây! Bà con nào muốn đi tắt đón đầu thì thuê tớ , tớ xếp gạch dùm cho 100đồng một cục!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét