Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Hạ can xi bệnh lý và triệu chứng

TUYẾN CẬN GIÁP TRẠNG

Tuyến cận giáp trạng là một tuyến nội tiết đóng vai trò chủ yếu  trong việc chuyển hoá canxi phốtpho.

Tuyến cận giáp trạng gồm 4 tuyến nhỏ  bằng hạt đậu ( có người có tới 6 – 7 tuyến) nằm sát ngay sau tuyến giáp trạng. Bởi che lấp bởi tuyến giáp trạng, nên không nhìn sờ thấy  khi khám lâm sàng.

Vì thế  trước khi đi vào  biểu hiện lâm sàng của tuyến, cần biết  vai trò sinh lý của tuyến để tìm ra  các phương pháp thăm dò tuyến chức năng.

I. SINH LÝ TUYẾN CẬN GIÁP TRẠNG.

Vì tuyến cận giáp trạng  đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá canxiphotpho, nên nghiên cứu sinh lý tuyến cũng tức là  nghiên cứu chuyển hoá canxi photpho.

1. Chuyển hoá canxi. 

Canxi được đưa vào cơ thể từ thức ăn, được ruột hấp thụ, chứa đựng chủ yếu ở xương, ở máu, thải trừ phần thừa ra nước tiểu và phân.

Bình thường mỗi ngày  cần chừng 0,5g – 1g, ở người lớn, 1,5 – 2g ở thời kỳ đang phát triển và ở trẻ đang bú.

Trong những điều kiện bình thường, 75% canxi  ăn vào được thải ra theo phân.

Canxi ở phân nhiều hơn ở nước tiểu. Trái lại trong cường cận giáp trạng, canxi ở nước tiểu nhiều hơn ở phân.

Dưới tác dụng điều chỉnh của tuyến cận giáp trạng, canxi máu luôn luôn giữ mức hằng định, khoảng 80 – 100mg% (4-5mEq%0). Phần lớn số canxi này  nằm trong huyết tương, ở hồng cầu chỉ có rất ít. Bằng phương pháp siêu lọc người ta có thễ tách chúng ra hai phần:

- Canxi  siêu lọc (hay canxi khuếch tán) chiếm 50-60%.

- Canxi không siêu lọc (canxi không khuếch tán): 40-50%.

Loại canxi siêu lọc  phần lớn là loại canxi ion hoá. Lượng canxi này có tác dụng sinh hoá  đối với cơ thể  các mặt:

- Tham gia vào chức năng của tim: cơ tim mẫn cảm với sự thay đổi  canxi máu, hạ canxi sẽ làm khoảng QT kéo dài trên điện tâm đồ.

- Rất cần cho thẩm thấu màng tế bào và tham gia quá trình đông máu.

2. Chuyển hoá photpho. 

Photpho được phân chia rộng rãi  ở nhiều bộ phận trong cơ thể, ở xương 80%, phần còn lại nằm ở trong nước gian bào, trong nguyên sinh chất tế bào.

Bình thùong, 30% photpho ăn vào được thải ra qua nước tiểu, 70% được thải theo phân.

Ở đây chúng tôi không nói tới tác dụng sinh lý của loại photpho nằm trong phần lớn  các hợp chất hữu cơ. Loại này đóng vai trò quan trọng trong quá trình photphoryl  hoà và trong sự đìều chỉnh thăng bằng  axit – bazơ nhờ hệ thống đệm phốtphat.

Ở đây chỉ nói tới vai trò sinh lý trong máu, loại này gồm hai phần:

- Photpho hữu cơ: khoảng 90mg%.

- Phôtpho vô cơ: khoảng 30-35mg% (1,7 – 2,6 mEq%0).

Trong giai đoạn phát triển của cơ thể, photpho kết hợp với canxi tham gia vào việc tạo cốt.

Trong huyết tương, lượng canxi ion hoá và photpho, ion hoá  liên hệ rất  mật thiết với nhau. Sự liên hệ này được biểu diễn bằng một công thức:

Ca x  P = K (K là hằng số).

Khi canxi tăng thì photpho giảm và ngược lại.

Sự hiểu biềt về vai trò sinh lý của canxi và photpho, và sự liên quan  giữa chúng  sẽ giúp ta trong việc nghiên cứu  chứng cường và suy cận giáp trạng.

II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG.

1. Suy cận giáp trạng chứng TETANI.

Khi canxi máu hạ xuống  dưới 70mg% thì có thể thấy các triệu chứng Tetani.

Nhưng sự xuất hiện  cơn têtani con phụ thuộc vào các yếu tố khác: tình trạng kiềm trong máu dễ gây ra Têtani,trái lại tình trạng axit trong máu ít gây têtani hơn. Vì khi máu bị kiềm thì  tỷ lệ canxi ion hoá  bị hạ thấp, khi máu axit thì ngược lại.

Về các biểu hiện của têtani, có thễ chia làm 2 loại:

1.1. Cơn Têtani rỏ rệt. Biểu hiện lâm sàng:

1.1.1. Cơn co thắt các đầu chi: bắt đầu ở các ngón tay, ngón chân, đối xứng hai bên; người bệnh cảm giác buồn buồn như kiến bò, như kim châm. Rồi các sợi cơ lưng bàn tay giật giật làm các ngón tay run run. Sau đó các ngón tay co quắp lại như tay ngùơi đỡ đẻ. Trong cơn có khi kéo ngón tay ra được, có khi không. Sự tuần tự  của các cơn này  rất giống nhau. Mỗi cơn kéo dài  chừng 3 phút  đến hàng giờ.

1.1.2. Co thắt các tạng: thường thấy nhất ở trẻ con. Có thể gây co thắt thanh môn trong thì thở vào, làm người bệnh ngạt thở. Cũng có thể gây co thắt  dạ dày, làm đau vùng thượng vị.

1.1.3. Các phản xạ  gan xương: Hơi tăng,  nhưng không bao giờ có  Bakinski.

1.2. Têtani tiềm tàng: trường hợp này bình thường không thấy Têtani xuất hiện.  Người ta phát hiện các trường hợp têtani tiềm tàng bằng các cách sau đây:

1.2.1. Hiện tượng kích thích điện quá mức: khi người ta thăm dò các dây thần kinh  bằng dòng Galvanic trên người bị têtani tiềm tàng, người ta thấy ở cực âm, thềm kích thích bị hạ thấp  khi đóng dòng điện, và ở cực dương, thềm kích thích hạ thấp khi mở dòng điện (dấu hiệu Enb).

Mặt khác, lúc mở dòng điện  gây co cứng  mạnh hơn lúc đóng ( ngược lại với bình thường). Ở người bình thường, khi dùng dòng điện  galvanic 2 miliampe sẽ gây co cơ, ở người  tetani, chỉ cần một dòng điện  1mA.

Các dấu hiệu này  thường có sớm. Nếu các dấu hiệu này không rõ rệt; người ta có thể  làm chúng xuất hiện bằng  nghiệm pháp thở sâu.

1.2.2. Nghiệm pháp thở sâu. Bảo người bệnh thở sâu, chậm khoảng 13-15 nhịp trong một phút. Khoảng 2-3 phút đầu, người ta  thấy trên người  bị têtani tiềm tàng sẽ lên cơn têtani rõ rệt  hoặc gây co cứng bàn tay giống như khi lên cơn têtani.

Trên người bình thường, nếu thở sâu quá lâu, gây tình trạng kiềm nhiều cũng có thể  xuất hiện cơn têtani. Vì thế nghiệm pháp  chỉ chỉ có giá trị  khi cơn têtani xuất hiện  (ngay ở 2-3 phút  đầu hoặc sau 35 nhịp thở sâu).

1.2.3. Dấu hiệu Chvostek: gõ nhẹ vào  giữa đường nối  nhân trung gò má, trong trường hợp bị têtani tiềm tàng, gây ra co cứng cơ quanh mép, làm cơ môi mép bên đó bị giật.

1.2.4. Dấu hiệu Trousseau. Ít gặp hơn dấu hiệu  Chvostek. Dùng một dây  cao su buộc cánh tay lại như khi lấy máu tĩnh mạch (có thể lấy bao bọc tay của  một máy đo huyết áp, bơm lên đến số tối đa), ngay 1-2 phút đầu  sẽ gây co cứng bàn tay như trong cơn têtani.

4 nhận xét:

  1. Không em, bệnh histery chị sẽ lục lên post lại đây tiếp để phân biệt , chị cũng phải đọc để hiểu đã hị hị...chị bị mấy cái lận, 27 năm nay chị phải dùng thuốc để sống chung với bịnh đó....

    Trả lờiXóa
  2. Ặc, bửa nay chơi lấn sân mấy cha bác sỹ héo!

    Trả lờiXóa
  3. Hổng có lấn sân, mà thấy nhiều người kỳ quá, post cho đọc chơi, bài của mấy cha bác sĩ chớ nào của tui...mà chết cha, hình như chưa dẫn nguồn...

    Trả lờiXóa