Thứ Tư, 17 tháng 3, 2010

Những suy ngẫm về phim lịch sử Việt lại giao cho tàu thực hiện.

Bộ phim truyền hình cổ trang lịch sử Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long do Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành (Hà Nội) và EASTV Hong Kong hợp tác thực hiện, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, đang chạy máy trên phim trường Hoành Điếm, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Đạo diễn Cận Đức Mậu hướng dẫn diễn xuất cho diễn viên Phạm Tiến Lộc (vai Lý Công Uẩn) và hồng nhan tri kỷ của anh trong phim – nữ DV Nguyễn Thụy Vân (vai Lê Thị Thanh Liên)

Ngày 9.1.2010, tổng đạo diễn Cận Đức Mậu (bên trái) cùng Chủ tịch EASTV Đỗ Phương Ninh làm lễ khai máy bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long.

Ê kíp làm phim

* Tổng đạo diễn: Cận Đức Mậu

* Đạo diễn chấp hành (Trung Quốc): Trần Đào

* Đạo diễn chấp hành (Việt Nam): Tạ Huy Cường

 

Các diễn viên chính

            Phạm Tiến Lộc          vai        Lý Công Uẩn

            Nguyễn Thụy Vân      “          Lê Thị Thanh Liên

           

            Hoàng Thanh Hải       “          Lê Hoàn

           

            Nguyễn Khôi Nguyên “         Lý Khánh Văn

           

            Nguyễn Trung Hiếu    “         Đinh Bộ Lĩnh

           

            Phạm Anh Dũng         “          Sư Vạn Hạnh

Phần diễn viên quần chúng là lấy tại Trung quốc.

http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=10970
Bài viết này còn sót lại trên mạng mà tui kiếm được, cách viết có khác hơn bài hồi sáng tôi đọc trên một báo chính thống khác. Bài báo kia nói tới sự bí mật tới cùng của ê kíp làm phim và đạo diễn tàu này.
Trên ti vi dạo này hầu hết các kênh phim đều chiếu phim của trung quốc đại lục, số phim Hồng Kong hay Tai wan chiếm tỉ trọng ít hơn nhiều. Tất cả những khuôn mặt dán mắt vào màn hình xem phim tàu từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác- thuộc về tầng lớp bình dân, ít cơ hội tiếp cận internet hay cáp truyền hình, những người dân lao động chân tay, hay nông dân các vùng miền Tây, miền Bắc, miền Trung. Số lượng tầng lớp này chiếm hơn 50% dân số Việt nam- một nước nông- công nghiệp nửa mùa. Bởi trình độ thấp nên những nội dung, văn hóa của những bộ phim tào lao của tàu dễ thâm nhập vào ký ức họ, tạo thành một mảng văn hóa tiếp cận trung hoa rất gần gũi. Họ có thể kể vanh vách chuyện phim tàu như cháo chảy, nhưng khi hỏi về một vùng miền nào đó cách họ một vài trăm cây số trên đất Việt nam thì họ đều ngơ ngác giống như vùng đất đó chưa hề tồn tại trong tâm trí, hiểu biết của họ. Hay tin bão lũ, hay tin dịch bệnh, hay độ nguy hiểm cho cộng đồng khi có hành vi sai trái đối với họ chả là cái thứ gì đáng nghe, hay nhập tâm bằng các thủ đoạn của các phi tần trung quốc, mánh lới, thủ đoạn đầy dẫy trên các phim tàu chiếu khắp nơi.
Đây chính là chiến lược đồng hóa của bọn tàu thông qua phim ảnh, văn hóa, truyện trên phim để làm mù mịt tâm thức của những người không có cơ hội tiếp xúc nhiều nền văn hóa khác và tạo cho bọn tàu một nền tảng ủng hộ văn hóa của bọn chúng một cách vô thức. Điều này đã được các nhà đài tiếp tay một cách nhiệt liệt và nồng hậu. Thời đại mới bây giờ, chiến tranh súng đạn chưa chắc đã mang lại một kết quả khả quan hơn cuộc thâm nhập bằng văn hóa trong một cộng đồng chiếm đa số. Mà tính ra thì hiệu quả kinh tế lại lớn hơn nhiều so với việc đối đầu bằng vũ lực.
 Tôi không hiểu các chí sĩ của nước nhà có đặt nghi vấn gì về bộ phim nói trên không? Riêng với cái nhìn của tôi, thì đây là một phương pháp tiếp theo để cướp lấy và hoán đổi nền văn hóa Việt sang nền văn hóa trung hoa thông qua một bộ phim lịch sử  của Việt nam. Một thằng đạo diễn tàu thì không thể có cái nhìn trung dung về vị Vua của Việt nam như một nhà sử học Việt nam cả. Vì thế đây chính là cơ hội bằng vàng của bọn tàu và những kẻ có ý đồ bán nước. Chúng sợ hãi đưa tin tức ra công luận, vì sợ những người Việt nam chân chính vạch trần bộ mặt thật của bọn chúng- thế nên chúng đưa bộ phim này dàn dựng một cách bí mật, để có những xảo thuật qua mắt chí sĩ Việt nam trước khi tung ra- chúng đặt lịch sử Việt nam vào một chuyện đã rồi như ngày xưa chúng giúp miền Bắc Việt nam khí tài quân dụng vô điều kiện lúc ấy- để lúc này chúng cướp mất Đảo Hoàng sa- Trường sa.
Sự bức bối dày vò tôi không thể nào yên tĩnh tâm hồn được. Tôi sợ mất nước!
Bộ phim chúng đang làm không hề đơn giản như các bạn nghĩ : Là quốc tế hóa, là nâng tầm kỹ thuật điện ảnh, hay sử dụng kỹ xảo để hay hơn....tôi không tin vào những lý do này...
Các bạn cứ chờ mà xem.

9 nhận xét:

  1. Dĩ nhiên roài, có ...thong manh mới hổng bít.Bạn có bức bối cũng thía thoai, người ta có ...quyền, có nghề, có tiền (à - riêng tiền thì cuả dân)...Trước đây, người ta lo lắng 1 cuộc xâm lăng văn hoá từ phương tây, giờ thì .... cứ từ từ rồi khoai cũng nhừ...? Hic!

    Trả lờiXóa
  2. Có cách nào đưa nội dung bài viết này cho đám dân thiếu thông tin kia ko cô?

    Trả lờiXóa
  3. Thì anh em môi hở răng lạnh ..khg giúp nhau thì giúp ai ? ..tôi đã bảo rằng bà đi học nói tiếng tàu đi mà cứ chần chờ wài ...bà mẹ ..dân tộc đó đến hồi dziệt vong rồi .

    Trả lờiXóa
  4. Có một thằng Chệt nhảy vào định nói gì đó, bố cho nó ra khỏi biên giới rồi.

    Trả lờiXóa
  5. Thằng nào thế bố? Nó ở chỗ nào cơ?

    Trả lờiXóa
  6. @Daicacua: Sao bạn lấy bài tớ viết về nhà mà không nói tớ tiếng nào thế?

    Trả lờiXóa
  7. Nó nhảy vào hộp thư của bố liền với bài của con, kèm Attach, bố delete rồi.

    Trả lờiXóa
  8. Nó nhảy vào hộp thư của bố liền với bài của con, kèm Attach, bố delete rồi.

    Trả lờiXóa