Hai trường hợp xảy ra trong thực tế :
Trường hợp 1:
Gia đình nông dân ở tại Hà nam : hai vợ chồng hai đứa con, sống riêng, cách nhà bố mẹ chồng gần cây số. Nhà nuôi ít gà, nhưng chỉ thỉnh thoảng mới dám thịt một con để cải thiện bữa ăn. Luộc con gà chỉ cỡ 1 ký mốt xong vợ chặt hai cái đùi với cái ức để riêng ra đĩa cho chồng đem biếu bố mẹ của chồng. Hai đứa con một 10 tuổi, một 11 tuổi nhìn hai cái đùi gà lom lom, chúng nuốt nước dãi ừng ực. Đứa bé thèm quá xin mẹ nó cho nó cái đùi gà, mẹ nó nhìn bố nó, bố nó trừng mắt đe dọa, con bé nước mắt ngắn dài vì không được ăn. Bố nó vẫn mang đĩa đùi, ức đi sang nhà ông bà nội mấy đứa để biếu( Ông bà nội bọn nó cỡ 60 ngoài chút). Cả nhà đó chỉ còn đầu cổ cánh chân gà và cái xương sống con gà để nhấm nháp. Thằng bố xơi cái cánh, cái cổ gà, con mẹ gặm cái đầu sau khi móc cái óc chia cho hai đứa con, và hai đứa bé gặm gạp cái gì còn lại của con gà với hai cái chân - mỗi đứa một cái.
Chuyện xảy ra ngay thời điểm của Tết 2010. Mình có hỏi nhà ai cũng thế sao? Họ bảo vâng như chuyện đương nhiên là thế. Mình hỏi thêm thế có bao giờ biếu bố mẹ vợ không? Câu trả lời là không!
Mình muốn hỏi các bạn : Các bạn sẽ làm như thế nào? Sử xự như vậy có đúng không?
Trường hợp thứ 2 : Chính bà nội của mình
Chuyện 12 năm về trước, lúc ấy bà 88 tuổi. Bà bị hai lần nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, cao mỡ máu. Bà phải ăn chế độ kiêng thịt đỏ, mỡ. Thỉnh thoảng mới dám cho bà ăn một miếng thịt bò Bít tết bà khoái, còn lại rau, đậu hũ, cá thu, cá đồng, gà ức. Bà gọi tui vào bảo : "Chúng mày còn trẻ, còn ăn được nhiều, được lâu, tao già rồi nên phải được ăn ngon hơn chúng mày." Bà có người tui thuê nấu riêng món kiêng cho bà theo toa bác sĩ. Còn tụi tui thì lúc đó nghèo, cứ rau, bí đi hái ngoài ruộng, cá nục kho ăn miết. Vậy mà tui bị bà mắng thế đấy. Năm nay bà nội tui đã 100 tuổi, vẫn khỏe, hồng hào.
Mình muốn hỏi các bạn : Mình đúng hay sai khi bà mắng mình như thế?
Mình có phải là đứa bất hiếu không?
Tự dưng nghĩ lan man, ngủ không được. Mong ngày mai có nhiều ý kiến để mình giải tỏa bớt suy nghĩ
Trường hợp 1 : em thấy hai đứa nhỏ đáng ăn nhất. Người lớn nhịn không sao, trẻ con nó thèm rất thương, rất tội, lại đang tuổi ăn, tuổi lớn, cần chất để phát triển trí thông minh. Người lớn nên nhường cho con nít. Có hiếu để, biếu bố mẹ chồng cũng phải vừa vừa, tùy hoàn cảnh, phải nghĩ đến con nữa chứ. Rồi đã thương phải thương cho đồng. Vợ mình, bố mẹ vợ mình cũng là con người kia mà. Em ghét kiểu thiên vị như vậy lắm.
Trả lờiXóaTrường hợp 2 : em thấy chị không sai, có hiếu. Và chẳng hiểu bà chị nghĩ thế nào mà mắng thế. Già rồi sao còn phải so sánh miếng ăn với con cháu, nghe làm sao đó chị, khó nghe lắm. Lòng hiếu để phải từ trái tim ra, ép buộc luôn làm người ta thấy chướng.
Trời ạ, xem xong chẳng biết nói sao cho phải nửa!
Trả lờiXóaBao cái oan ức tủi nhục do cái nghèo cái đói sinh ra. Vậy để giải quyết cái oan ức tủi nhục phải giải quyết nạn đói đã. Vì sao đói? Vì sao ta đói trong khi kẻ khác ăn 1 bữa sáng cả triệu đồng, 1 ly sinh tố gần trăm ngàn? Tại sao lại có sự chênh lệch mức sống như vậy tại 1 quốc gia Xã hội chủ nghĩa, độc lập tự do hạnh phúc?
Trả lờiXóaChỗ HBT bên Đức, 1 con gà mềm làm sẵn tầm 2kg có 2,5 euro cô ạ, tính ra tầm 50 ngàn VND, còn gà đá thì chưa đến 1,50 euro, với mức thu nhập mỗi tháng ít nhất 1200 euro 1 tháng thì ăn gà phát ngán chẳng buồn ăn nữa cô ạ, nên chẳng ai cáu bẳn, tranh nhau cái ăn rồi lôi đạo đức ra giảng như hò đò.
Nhầm lẫn quan trọng nhất của đàn bà Á Châu nói chung ...phần nhiều là ngu bỏ mẹ ..chồng mà họ nhầm tưởng là cha mình ..hoặc tệ hơn nữa là ông cố nội mình ..nói chi Hà Nam nhà wê đó ...ngay bên cạnh em ..ngay thế kỷ này nè ...vẫn còn nhiều con đàn bà cứ cái gì cũng chồng ..bên chồng ...sanh con ra cũng muốn bên nội đặt tên ..có bầu mệt chết mẹ ...sanh ra muốn banh ta lông cái cửa mình ..rên rĩ ..đau ..vậy mà khg mong nó giống mình ..lại mong nó giống bên cha nó ...rồi đi về VN thăm nội thì sắm vàng vòng cho bà nội ...trong khi bà ngoại ( mẹ ruột mình ) thì lại khg hề nghĩ đến chuyện sắm cho bà ấy chiếc vòng hoặc đôi hoa tai cẩm thạch hoặc kim cương ...cái đó khg ngu thì gọi là gì ? ...em là em công bằng lắm ....em chỉ biết mẹ thôi ..ngay cả cha mà khg ra gì ...em cũng chẳng quan tâm .
Trả lờiXóa@->anhoai76....vẫn còn nhiều con đàn bà cứ cái gì cũng chồng ..bên chồng ...sanh con ra cũng muốn bên nội đặt tên ..có bầu mệt chết mẹ ...sanh ra muốn banh ta lông cái cửa mình ..rên rĩ ..đau ..vậy mà khg mong nó giống mình ..lại mong nó giống bên cha nó ...
Trả lờiXóacon mẹ này nói banh banh cái gì nghe kinh hãi quá. Thôi dùng dao kéo cho nó ra nhẹ nhàng thơ mộng hơn
Cái văn hóa nó ăn vào trong máu, ngoài trường hợp bị làm dâu đì sói trán cũng còn thói quen các chị Mít thường thích tít mắt khi được dư luận khen 'cái con ấy thật là dâu thảo'
Ngày rước dâu mât phải buồn buồn đôi hàng lệ rơi, lạy cha mẹ con đi, chứ mà tơn tớn cười toe toét mừng thì bị chửi như thể được người ta rước đi cái của nợ
Ngày tang ma đưa cha hay mẹ chồng ra lỗ huyệt thì cũng phải gào khóc thãm thiết mới là con dâu hiếu đễ
Ôi chao ơi đủ mọi thứ linh tinh kiêng khem, giữ lệ rắc rối chứ nào chỉ chuyện cái ăn
Cứ ăn chay trường như tôi thế là hết chuyện không ai buồn tị nạnh miếng tàu hũ. Cũng từ ông bà để lại có câu
Miếng ăn là miếng nhục
Ăn để sống chứ không phải sống để ăn
Khi đem cái miếng ăn lên tầm quan trọng như thế nào thì thường là biết cái lề lối văn hóa gia đình đó ra sao
Theo như cái thói gia đình dòng họ nhà bố tôi thì
Trường hợp 1 : Hai vợ chồng nhà ấy biết ăn ở đấy
Trường hợp 2 : Bà nội còn thiếu câu sau nữa: Chúng mày trẻ còn ăn nhiều, tao thì còn ăn được bao năm nữa
Theo như thói quen cư xử bên nhà mẹ tôi thì
Trường hợp 1: Nghèo đói khó có cái ăn ngon, thế thì lâu lâu có chén được miếng thịt thì cho trẻ nó ăn, trẻ mỏ nó thèm khát cái ăn chứ người lớn đã từng ăn rồi còn thèm cái gì, cái nước gà luốc với cái phần xương nấu nước sáo làm được nồi cháo to, 2 vợ chồng, cùng nội ngoại mỗi bên ăn lấy thảo là vui vẻ cả
Trường hợp 2: Nói như bà Nội chị Hương thì sẽ bị chê là: 'ăn cả đời rồi còn dành ăn với con cháu
Đấy cũng lề xưa thói cũ nhưng cái văn hóa ăn nó cũng tùy vào các gia đình
Ở nhà tôi đã văn minh rồi bố cùng ngồi một mâm với bọn trẻ chúng tôi, chớ còn có những nhà mâm cơm cho cha, cụ là ngồi trên xập, đàn bà con nít ngồi ăn chiếu dưới đất hay dưới bếp.
Tuy nhiên bữa ăn nào cũng phải có phần ăn tiêu chuẩn đặc biệt cho riêng bố tôi nhắm, tôi chả biết đã được huấn luyện ra sao từ khi có trí khôn tôi chưa bao giờ thấy đứa nhóc nào dám ngó ngàng hay mắt vẻ thèm thuồng nhìn vào cái chén hay đĩa phần ăn đặc biệt đó cả. Nó như là chuyện thường ngày ở huyện vậy. Sau tôi là 3 đứa em gái chỉ con bé út là tôi có thấy khí nó chỉ mới chập chững là đã được dậy chớ có đụng vào đồ ăn của bố.
Tôi có ông bác anh mẹ tôi khi nhắc đến cái vụ tiêu chuẩn đặc biệt này của bố tôi là ông bác phàn nàn ' bố mày lão Xưng đấy hay thật, ngồi ăn cái ngon trong lúc đứa con nó thèm, tao thì ăn không nổi, có ăn là chia đều hết'
Như thế tục lệ nó cũng còn tùy theo gia đình hay có thể nói cái văn hóa riêng của mỗi gia đình mà thường được dẫn dắt bởi là người đứng lèo lái cái gia đình đó. Chưa kể còn có những ông râu quặp nữa các bà các cô ạ
Trời ơi .. rách từa lưa chổ đó của bạn An luôn đó ..vì nó sanh khó quá ..xem hình chồng nó chụp cho nó lúc sanh ..chụp ngay chổ sanh em bé đó ..kinh bỏ mẹ ...dzị mừ ngu lắm .. đau vậy ..rát vậy ..nhưng gì cũng nội nội ..tao cho mày chết cha mày dzí bên nội của mày luôn :D
Trả lờiXóaĐó là tập tục tôn trọng người lớn tuổi thôi của văn hóa VN thôi.Con nít ở VN không được đối xử như văn hóa phương Tây.
Trả lờiXóaUi trui ui còn có vụ chụp hình nữa, ở Úc không cho mang máy ảnh vào Theatre là đúng rồi, xem hình đó thì kinh khiếp bỏ bà luôn hết dám đầu thai. Nhiều khi tại mấy chị cứ thích lấy mấy ông đẹp zai, phong độ ra đường đi gac đờ co bên cạnh mới hãnh diện, rồi đến lúc có con mong đứa bé giống nội để em nó đẹp đó mà
Trả lờiXóaVà cũng còn là cái tội như mình đã nói trên, các chị cũng thích được khen 'ôi nó đẻ cho một đứa kháu quá, y như bố' được khen là các chị hỉnh mũi tỉnh cả người cứ như chưa vượt cạn í. An chưa đẻ chưa biết đấy thôi, bà mẹ nào cũng hãnh diện nếu đứa bé giống nội thế, làm như để cho thấy cái tài đẻ của các chị í mà, rõ khổ. Được thương cái xương không còn
Ông Âu Lạc nói vạy hóa ra tui nói dóc ..bạn An ở Úc ..nó chụp hình lúc vợ nó vừa lọt em bé ra kia á ..An thấy mà ..đâu 5..7 tấm gì đó .
Trả lờiXóaTheo tui nghĩ cái văn hóa ăn này thì phải gọi là hủ tục chớ không phải tập tục. Tôn trọng trên phương diện giao tiếp, tôn trọng quan hệ , chứ đâu phải để có một cái danh sĩ mà để đứa bé khóc vì thèm miếng ăn. Tôi không bao giờ đồng ý vậy.
Trả lờiXóaMình cũng suy nghĩ như bạn đấy mà mấy phụ nữ Bắc nhà quê họ không chịu đứng lên giành lấy cái quyền sống của mình....Bực
Trả lờiXóahehehe Chi Huong ơi ra phân xữ đi:
Trả lờiXóacô An này nói tui nói dóc nè, tui có tới 3 lần vô nhà thương về chuyện mấy bà bể bầu rồi, tui là chuyên viên quay phim và không có theatre nào cho mang máy quay, chụp hình vô hết, từ Royal Woman Hospital, Sunshine Hospital, Geelong Hospital. Chỉ quay chụp hình lúc đứa nhỏ được ẵm ra thui. Mà có cho phép tui cũng hông dám quay cái giờ phút máu me tèm lem đó nữa, hãi chết đi được
Chắc bạn An dân nhà giàu quý tộc giống An nên vào nhà thương tư, tiền trả mỗi ngày nằm bằng khách sạn năm sao, bệnh nhận hay bà đẻ được nưng niu như 'Thượng Đế' í mà
@An hoài: Chị nghĩ gia đình nhỏ của mình là mình phải lo trước hết. Mấy lão chồng cũng phải đứng hàng sau con cái, mẹ mình haàng thứ 2, chồng, gia đình chồng hàng kế, kế tiếp. Người sĩ diện hão để mang tiếng dâu thảo phải khổ như con trâu, thì làm làm gì???? Nhìn con đói mà mình không dám cho con ăn...xót. Đánh bỏ mẹ ba cái tục hủ lậu đi.
Trả lờiXóaHai đứa bai quánh nhau đi, khi nào bể đầu sứt trán vào chị chùi vết thương! Dzụ ni chị hem bik chi hết á....
Trả lờiXóa@Aulac : Cái thời chị làm dâu năm 80, về Cần thơ quê chồng đám giỗ, đàn bà con nít xuống bếp mà ăn, đàn ông mới ngồi mâm cao cỗ đầy...bắt chị làm như con mọi....căm thù lắm. Bỏ nó là phải đạo òi.
Trả lờiXóahuhuhuhu thời huy hoàng nay còn đâu, giờ ở xứ Kang ku ru nước của Nữ Hoàng, đàn ông thì xếp hàng sau chó. Thân em mười hai bến nước trong nhờ đục chịu đó chị Hương à. Đàn ông ở đây lộn xộn là chỉ có cái quần xà lỏn ra đường, em đã mua miếng vườn trái cây ở Lâm Đồng để phòng thân chứ ở đây đời đàn ông đen như mõm chó í, rồi con tạo xoay vần cũng còn miếng đất cắm dùi, chứ lỡ sau này chỉ có trên răng dưới cái 'ấy'
Trả lờiXóaẶc, tán em An iiiiiiiiiiii òi hai đứa dzìa quê trồng vườn.....
Trả lờiXóaĐó đó, đúng đó,
Trả lờiXóahehe, cừi rớt rún =))
Trả lờiXóa'Ặc, tán em An iiiiiiiiiiii òi hai đứa dzìa quê trồng vườn.....'
Trả lờiXóaĐược chị Hương cho phép mượn chỗ ni mà vào câu ca cổ
An ui kiếp này mong minh nên duyên nên nợ, giàu sang tiền bạc anh hổng có mà tinh iêu anh đầy ắp như chôm chôm, sấu riêng nhãn chín nặng trong vườn.... tằng tằng tăng ....tăng
Em căm đàn ông thấu xương á ...nhắc đến đàn ông ...em chém ráng chịu .
Trả lờiXóaChém xong đem vô giường băng bó vết thương chờ cho mau lành rồi xử.... há há
Trả lờiXóaTọa sơn quan hổ đấu... hai đứa nó đang gấu! hahahaha
Trả lờiXóaĐể xem ..chọn tiêu chuẩn ngừ phối ngẫu như ri nè :
Trả lờiXóa- Móng tay móng chân ..tóc tai gọn gàng .. cao ráo ..sạch sẽ .
- Không mập ...khg gầy .
- Cờ bạc , rượu chè ..đàn điếm ..hút sách gì cũng phải rành ( sành sỏi ) .
- Quan trọng nhâấ là IQ phải là 120+ .
Thiệt đó cưng ...mấy nhỏ bạn thân của An chứ ai xa lạ đâu ...An nói ..mày cái gì cũng bên nội ..lúc mấy dứa con mày bệnh nặng , sao khg kiu nội nó mà kiu tao làm chi ..nhà An xa chết mẹ mà con ỉa khg ra ..con nóng đầu cũng An ơi ..An hỡi ..kiu chồng sao được ..vì nó đi làm mà ..kiu học lái xe đi ..bà mẹ ..cứ ỉ vào chồng ..đến 1 ngày nọ ..thằng chồng lăn ra ngỏm củ tỏi ...rồi bó gối khóc ngày ..khóc đêm ..mà 40 mấy chứ phải nhỏ nhoi gì ...chồng chết xuống .. bình xăng nằm phía nào cũng khg biết .. thiêệ là lúc đó thấy vừa ghét ..vừa tội .
Trả lờiXóaChuyện này giống nhà tôi quá.
Trả lờiXóaNăm 1977 ông bà nội tôi vào Nam ở với các cháu(ở tới 2 năm),khi ấy thời ngăn sông cấm chợ,con cháu trong Nam đói nheo nhóc nên thèm đủ thứ,gạo thì phát khẩu phần..Nhà có nuôi mấy con gà cứ đem luộc dần cho ông bà nội,ba mẹ ăn trước,còn đám con nít 9 đứa -nhỏ nhất mới mấy tuổi-chờ ăn thừa của họ.Tất cả mọi đồ ngon cũng thế cứ ông bà ăn trước,ăn cho no bụng,thừa thải mới đến cháu.Sau này lớn lên tôi có nói với Ba Mẹ:" Cư xử như thế là tàn nhẫn"
Ali mai này có gia đình ..trước khi đám cưới là 2 đứa phải chịu ngồi xuống ..face to face ..deal với nhau 1 số điều cần thiết ...nói thẳng với hắn rằng ..tôi và anh bắt đầu từ tình bạn ..nhấn mạnh chữ bạn nha .. giờ đi xa tí nữa thì gọi là bạn đời ...đơn giãn chỉ là bạn đời ..cả 2 cùng có tráh nhiệm và cùng chịu mọi hậu quả mà cả 2 tạo ra ..cấm chỉ bên nội hay bên ngoại xen vào ..và nhất là lấy nhau xong thì phải ở riêng ..càng xa bên nội ...càng tốt . ..còn gì nữa sẽ bổ xung sau :)))))))
Trả lờiXóaem đâu có định lấy thằng nào làm chồng :)
Trả lờiXóaHahaha ..chết mạ .
Trả lờiXóaTụi bai nghen Ăn hoài , Ali, đừng có làm một bè băng đảng bà cô hem chồng nghen.
Trả lờiXóaQuá tàn nhẫn luôn! Tui hổng chịu nổi.
Trả lờiXóaEm là lesbian mà ..sao lấy chồng được ..khổ ghê .
Trả lờiXóaLes cái đầu mi!
Trả lờiXóaI'm not les. Nhưng mà người con muốn lấy làm chồng hông có muốn lấy con làm dzợ, dzẫy á. Chịu thâu!
Trả lờiXóaCon tưởng les cái chỗ khác=))
Trả lờiXóaNhất định chuyến này phải là les ..có máu mà ..chối đâu có được .
Trả lờiXóaLại là sai lầm nữa ..đừng nên lấy người mình muốn làm chồng ..bởi vì như vậy là cưng đã đạp cứt mấy con bạn An đó ..bỏ đi tám .
Trả lờiXóaCứt chớ hem phải cức nghen.
Trả lờiXóaThì dzẫy nên ko lấy, hê hê. Có bf thôi là đc rồi.
Trả lờiXóaYeah ..để em sửa .
Trả lờiXóaNhìn 40 còm mà nhức cả mắt ... rát cả tai ! Đọc lại bài thơ Xuân Quỳnh cho nó dịu lại :))))
Trả lờiXóaMẹ của anh – Xuân Quỳnh
Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi
Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong
Ngày xưa má mẹ cũng hồng
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau
Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Để cho mái tóc trên đầu anh đen
Đâu con dốc nắng đường quen
Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần
Thương anh thương cả bước chân
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao
Lời ru mẹ hát thuở nào
Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh
Nào là hoa bưởi hoa chanh
Nào câu quan họ mái đình cây đa
Xin đừng bắt chước câu ca
Đi về dối mẹ để mà yêu nhau
Mẹ không ghét bỏ em đâu
Yêu anh em đã là dâu trong nhà
Em xin hát tiếp lời ca
Ru anh sau nỗi lo âu nhọc nhằn
Hát tình yêu của chúng mình
Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng
Giữa ngàn hoa cỏ núi sông
Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ
Chắt chiu từ những ngày xưa
Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.