Thứ Tư, 7 tháng 5, 2008

Entry for May 07, 2008 Xã hội hoá bệnh tật!

Xã hội hoá y tế!

choray Bệnh viện chia hai loại “công” và “tư”. Công hay tư gì thì cũng thu tiền như nhau, viện phí, thuốc men, dụng cụ tiêm chích, găng tay…..

Bệnh viện “công” luôn quá tải và chỉ nhìn thấy sự lạnh lùng trên gương mặt bác sĩ, y tá, y công. Bệnh nhân là con nợ là gánh nặng của nhân viên y tế tại bệnh viện. Những gương mặt cau có, tiếng quát mắng xa xả của y tá, bảo vệ với bệnh nhân, thân nhân nuôi bệnh, . Những tiếng gầm gừ hoặc sự im lặng như tiền của bác sĩ khi người nhà hay bệnh nhân hỏi thăm bệnh tình…

choraychoray Hai bệnh nhân nằm chung một giường, “ đồng ý nằm hay không thì nói, tôi phải làm chuyện khác” tiếng gắt gỏng của cô y tá khiến cho thân nhân người bệnh run như cầy sấy! Tiếng trả lời như thì thầm, và tiếng quát “không nằm thì ra viện” của cô y tá trực đêm khiến thân nhân như cứng lưỡi, chỉ gật lia lịa. Sinh mạng người thân nằm trong tay họ- hãy câm miệng và nín lặng.

Xã hội hoá phải định nghĩa như thế nào đây? Xã hội hoá có nghĩa là nhà nước không bao cấp bằng NGÂN SÁCH mà bổ tiền chi phí trên đầu dân, ai ốm phải móc túi ra mà trả??? Chắc là thế! Thế thì bỏ tiền ra, dân phải được trả lại với sự phục vụ xứng đáng, chứ bệnh nhân nào có ngửa tay xin tiền của bệnh viện đâu? Đâu phải cơ chế xin cho tại sao bệnh nhân và người nhà lại phải quỳ luỵ sợ hãi đến thế? Hay bệnh viện là nơi độc quyền quyết định sinh mạng nên có thể tuỳ tiện đối xử với bệnh nhân như thế?

Nhà nước hàng năm vẫn phân bổ chi phí NGÂN SÁCH cho y tế, vậy bộ y tế làm gì với số tiền ấy?

Có vào bệnh viện “công” mới thấy nỗi cơ cực của người bệnh và nuôi bệnh, ở đây hình như định nghĩa con người ở đâu xa lắm, khắp nơi giống như một trại chăn nuôi gia súc. Toàn bộ mọi diện tích( trừ gầm giường bệnh) gồng gánh những manh chiếu con con của bệnh nhân và người nuôi bệnh, chỉ chừa lại một lối đi vừa cho bề ngang cái băng ca qua lọt, đi ra vào phải bước qua người, bước qua đầu nhau mà đi. Bệnh nhân chen nhau hai người một giườngtrong cái nóng hầm hập của trưa hè. Ai khoẻ thì còn ráng cầm cái quạt phe phẩy, ai yếu quá nằm lặng im thiêp thiếp trên rẻo giường của mình. Mùi mồ hôi, mùi cơ thể ốm đau bốc lên quyện với mùi thức ăn, chất thải, hoá chất khử trùng làm thành một cái mùi hổ lốn kinh khủng nhưng ai cũng phải ngửi, tất cả đều không có quyền lên tiếng.

choraychoraychoray Một phòng (tạm gọi) 8 giường chứa 16 bệnh nhân, tại sao tạm gọi là cái phòng? Bởi vì không gian chia phòng bằng một thanh sắt treo ngang chia ranh giới phóng này với phòng kia, tông hổng hờ hững. Một khoa có 62 giường mà nhận 168 bệnh nhân. Một đêm trực hai bác sĩ, ba y tá một y công. Sáu người phải lo cho 168 sinh mạng bệnh nhân từ nhẹ đến nặng, đến sắp ra đi….

Nhà vệ sinh cho nam và nữ, tổng cộng sáu phòng cho 168 con người cộng thêm gần gấp đôi số đó là thân nhân nuôi bệnh. Tự các bạn sẽ hình dung ra mùi của nó.


choraychoraychorayPhotobucket Đây là một bệnh viện nổi tiếng toàn quốc, kỹ thuật cao, và..vv..vv….sau mấy chục năm tiếp quản, nó vẫn giữ nguyên hình hài cũ, chỉ có bệnh nhân là tăng lên kinh khủng. Vì sao? bệnh cũng được xã hội hoá chăng?

Tôi cũng là một con gia súc trong bệnh viện này mấy đêm rồi. Tiền NGÂN SÁCHơi ! Đi đâu? Về đâu? Chính phủ ta đang rất quan tâm đến mảng y tế này bởi nó cũng đang là mảnh đất màu mỡ giàu tài nguyên đang được khai thác triệt để. Xã hội hoá ai thiệt thòi? Chắc chắn không phải Chính phủ hay bệnh viện rồi! Thuế ơi đi đâu về đâu???!!!!!! Bệnh ơi! bọn mi cũng được xã hội hoá rồi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét