Trong học thuyết chính trị, dân chủ dùng để mô tả cho một số ít hình thức nhà nước và cũng là một loại triết học chính trị. Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về 'dân chủ'[3], có hai nguyên tắc mà bất kỳ một định nghĩa dân chủ nào cũng đưa vào. Nguyên tắc thứ nhất là tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và thứ hai, tất cả mọi thành viên (công dân) đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi[4][5][6].
Chủ quyền nhân dân là một triết lý phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng là động lực để hình thành một nền dân chủ. Tại một số quốc gia, dân chủ dựa trên nguyên tắc triết học về quyền bình đẳng. Nhiều người sử dụng thuật ngữ "dân chủ" như một cách nói tắt của dân chủ tự do, còn bao gồm thêm một số yếu tố như đa nguyên chính trị, sự bình đẳng trước pháp luật, quyền kiến nghị các viên chức được bầu nếu cảm thấy bất bình, thủ tục tố tụng, quyền tự do công dân, quyền con người, và những yếu tố của xã hội dân sự độc lập với nhà nước. Tại Hoa Kỳ, tam quyền phân lập thường được xem là đặc tính hỗ trợ cho dân chủ, nhưng ở các quốc gia khác, như Vương quốc Anh, triết lý chi phối lại là chủ quyền tối cao của nghị viện (mặc dù trên thực tế vẫn duy trì sự độc lập tòa án). Trong các trường hợp, "dân chủ" được dùng với nghĩa dân chủ trực tiếp. Mặc dù thuật ngữ "dân chủ" thường được dùng trong bối cảnh chính trị của quốc gia, những nguyên lý này cũng áp dụng cho các tổ chức cá nhân và các nhóm khácTrong định nghĩa về dân chủ này nó bao hàm rất nhiều khía cạnh để thể hiện cái quyền "dân chủ" nhưng ở một nước như Việt Nam này đã chìm vào một cái chế độ chuyên chế độc đảng quá lâu nên chính sách làm ngu dân để dễ trị nó đã ngấm sâu vào tiềm thức của mọi tầng lớp xã hội. Ở miền Bắc chìm sâu hơn bởi thời gian cai trị gần bảy mươi năm, miền Nam thì ít hơn, phân nửa thời gian thôi nên những người trung niên lứa 5x, 6X họ hiểu được chữ dân chủ đi kèm với nó là một nguyên tắc xả hội bình đẳng và tín nghĩa. Còn số dân miền Bắc thì cũng mới hở mắt về cái định nghĩa dân chủ gần đây nên họ không hiểu được dân chủ phải kèm theo những điều kiện khác mặc định trên mặt đạo đức xã hội. Mà họ chỉ hiểu được cái đòi quyền của cá nhân họ được lợi phần nào đó- chứ chưa biết được khi họ có quyền đó họ phải trả lại cho xã hội một sự đoan chắc về đạo đức và công bằng cho một đối tượng tương quan. Ở miền bắc phải các cụ lứa 4x hay 3x họ hiểu- nhưng cái hiểu của họ không thể truyền đạt lại cho hàng con cháu kế thừa bởi chúng được nhào nặn trong một bối cảnh xã hội đặt sự đố kỵ và dối trá lên hàng đầu, thay vì những nguyên tắc đạo đức cơ bản để làm người thì lại không được học.
Bởi thế nền tảng dân trí quá yếu để phần lớn đám đông hiểu lầm rằng dân chủ là một sự tự do quá trớn của cá thể - để thể hiện mình và vơ vét những quyền lợi chỉ cho riêng mình chứ không có một sự quan tâm chung về nền tảng pháp luật và đạo đức cơ bản phục vụ cho mục đích dân chủ.
Nếu như còn tạo dựng những thần tượng dối trá - và cái thứ đạo đức gian manh thì xã hội sẽ còn lụn bại đến tận cùng và bị huỷ diệt- Điều này cũng mang đến một sự rối loạn vô kể về kinh tế, xã hội, quốc phòng. Thế thì chúng ta phải làm gì? Phải làm gì để thực sự có dân chủ? Một câu hỏi quá khó khăn để đi tìm lời giải đáp và cả giải pháp cho xã hội hiện tại này.
Tôi cũng không biết sẽ phải bắt đầu từ đâu để tìm cái chìa khoá mở cánh cửa đầu tiên nữa...
Dễ thôi, xíu nói nhe ? giờ mình mắc bận đi lễ đã ...
Trả lờiXóathiết nghĩ thân phận phó thường dân thì thấy cái gì sai trái là đấu tranh chống lại thôi, không cần biết dân chủ với quân chủ chi cả
Trả lờiXóaEm thích đoạn bình luận!
Trả lờiXóaCần gì tìm, cho một phát bể cửa mà vào.....ha ha ha
Trả lờiXóaChí lý !
Trả lờiXóaTrời đất! Sao hôm nay người ta VIẾT TỬ TẾ thế nhỉ?
Trả lờiXóaĐúng thế! Đó là "tình hình dân chủ" hiện nay. Nó là một thứ quyền rất cao cả và thứ trách nhiệm rất nặng nề, chứ chẳng phải là "món lợi" béo bở. Chính cái "khái niện dân chủ nửa mùa" này, mà nhiều người cứ luôn đặt câu hỏi: Ai xúi dục? Được lợi gì? vv...nghe phát mệt!
Giờ mình tương cái định nghĩa này lên rồi mình tám nhe ?
Trả lờiXóa(Lý thuyết)
Tập trung - dân chủ là 1 nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước ta .
- Tập trung : là thâu tóm quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện PL.
- Dân chủ là việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý, nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện PL. Cả 2 yếu tố này phải có sự phối hợp 1 cách đồng bộ, chặt chẽ với nhau, chúng có mối quan hệ qua lại phụ thuộc và thúc đẩy nhaucùng phát triển trong quản lý hành chính nhà nước.
Nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ, thì sẽ tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm quyền của công dân, cho các tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tệ tham nhũng ..v.v..phát triển .
Ngược lại, nếu không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất, sự phát triển của XH sẽ trở thành tự phát ....
-----------------
Rồi, post rồi đó, 888888 điiiii ........
còn vụ nửa mùa tớ hổng bít, hehehe ...
Trả lờiXóaTriết gia Hegel nói sự vong thân là sự đánh mất bản thân, bản ngã của mình. Mất ở đây không phải là không còn nữa, hay bị tan biến mà bị biến thể. Bản thân còn đó nhưng bị tách ra khỏi chính mình, trở thành khác mình, xa hơn nữa có thể thành đối lập với chính mình. Nói đến vong thân không thể không nói đến sự tha hóa. Nếu như vong thân là sự tự đánh mất, thì tha hóa cũng là sự đánh mất chính mình, nhưng qua cái nhìn của tha nhân. Trong vũ trụ của tha nhân mình có thể là một ngôi sao, một hạt cát, một người anh hùng hay một kẻ đốn mạt, tất cả đều phụ thuộc vào cái nhìn của tha nhân. Cổ nhân nói : quân tử gặp thời thì ngựa cưỡi dù che, không gặp thời thì một mình lê đôi dép cỏ. Cả hai trạng thái đều là sự vong thân. Bản ngã ở đây là người người quân tử, chứ không phải là người cưỡi ngựa dù che, hay người lê đôi dép cỏ. Tôi hiểu con người mình không làm chính trị (và không có khả năng làm điều đó). Tôi không dám vỗ ngực xưng tên là một nhà dân chủ vì tôi chưa hiểu thấu đáo về một nền dân chủ. Một người tự xưng là đấu tranh dân chủ mà hiểu mơ hồ về khái niệm xã hội dân sự, không hiểu rõ cơ chế trưng cầu dân ý thì tự xưng làm gì? Như thế có phải là bị tha hóa và vong thân hay không? Tôi cũng không phải là một người hoạt động cho nhân quyền, vì những giới hạn trong điều kiện của mình. Tôi cũng không phải là một chiến sĩ đấu tranh cho công lý, cho sự thật. Tôi là một luật sư ở nghĩa đơn giản nhất của từ này. Có những thân chủ, tôi nhận thấy họ có tội và sẵn sàng xin Nhà Nước khoan hồng cho họ. Có những thân chủ, tôi đã nhận thấy họ vô tội thì tôi trình bày lập luận của mình để chứng minh họ vô tội. Mãi tới giờ này, dù không còn là luật sư nữa nhưng tôi vẫn tin những thân chủ tôi đã từng bào chữa theo hướng vô tội là thật sự vô tội, ít ra điều này có một ý nghĩa nhất định với thân chủ của tôi. Sau nhiều phiên tòa được dư luận chú ý, nhất là sau phiên tòa Thái Hà, tôi được dư luận dành nhiều tình cảm yêu mến. Tôi thật sự trân trọng những tình cảm này. Tôi cũng được dư luận nhìn nhận như một luật sư đấu tranh cho dân oan, cho dân chủ, cho nhân quyền v.v. Tôi cảm ơn điều đó, nhưng trong sâu thẳm của mình tôi thấy tôi bị vong thân và tha hóa. Tôi là Lê Trần Luật với những khiếm khuyết của một cá nhân. Tôi bị chỉ trích là người lăng nhăng tình ái và mê gái. Tôi không biết như thế nào nhưng tôi không thể phủ nhận rằng phụ nữ rất hấp dẫn đối với mình. Tôi cũng bị cho là rượu chè, cờ bạc ..v...v.. Tôi cảm ơn dư luận chỉ trích, cảm ơn bạn bè góp ý, nhưng một lần nữa tôi thấy mình bị vong thân! Gần hai năm trời sống trong sự gò ép của chính quyền với hàng trăm buổi làm việc, hàng chục lần bị áp giải và bắt bớ, bị khám xét, bị tịch thu tài sản. Tôi đã có những trải nghiệm tuyệt vời! Tôi nhìn thấy rõ bản chất của chế độ hiện tại, không những bằng lý luận mà bằng cả sự trả giá của chính bản thân mình. Chính quyền muốn tôi thay đổi cái nhìn về họ. Tôi thấy mình bị ép để vong thân. Rồi tôi nhìn rộng ra những đồng bào của mình, tất cả đều bị giáo dục, bị o ép phải nhìn thấy một chế độ tốt đẹp. Chỉ tiếc rằng một thực tại không thể có hai nhận thức. Cả một dân tộc đang bị vong thân!
Trả lờiXóaBởi thế nền tảng dân trí quá yếu để phần lớn đám đông hiểu lầm rằng dân chủ là một sự tự do quá trớn của cá thể - để thể hiện mình và vơ vét những quyền lợi chỉ cho riêng mình chứ không có một sự quan tâm chung về nền tảng pháp luật và đạo đức cơ bản phục vụ cho mục đích dân chủ-Chìa khoá là ở đây chứ có đâu xa!
Trả lờiXóaĐây là cái phòng mà đang bị khoá! Chứ đây hổng phải là cái chìa khoá!
Trả lờiXóaCâu hỏi đã từng đặt ra
Trả lờiXóa1. dân trí cần có trước ?
2. dân chủ cần có trước ?
Trong một chế độ độc tài, ngừoi dân không có quyền được tiếp cận và hiểu biết về pháp luật, về những giá trị nhân bản như đạo đức, khoa học, nghệ thuật ... mà thế giới đã đi trước cả trăm năm ? Vậy đợi đến khi có dân trí rồi mới tính đến có dân chủ, thì các anh chị, các bác cứ đợi vài kiếp nữa nhé !!!
một xã hội bát nháo, nếu để dân chủ tự do rớt xuống như một món quà bất ngờ, thì cái giá phải trả là rất lớn, sự náo loạn của xã hội, nhưng không vì thế mà sự hình thành một nền tảng xã hội dân sự bị ảnh hưởng gì.
Biết có phòng này thì tìm cách mở.Không thì phá khoá mà vào!
Trả lờiXóaPhá khóa là "hành vi phạm pháp" ( khi người ta đã cố tình khóa, để cất giấu những mối lợi riêng). Mà chờ người ta mở khóa cho mà vào thì...đến hết kiếp! Thế nên mới nói nước ta nghiệp chướng thật nặng nề ( an ủi là còn hơn được hai thằng em "do trời đất sinh ra" là Bắc TT và Campuchia).
Trả lờiXóa:))-Cái vòng lẩn quẩn.Tự an ủi vậy thôi!
Trả lờiXóaNên đàng...Nhìn con tạo xoay vần QĐ nhỉ ( dạo này con tạo xoay nhanh như con vụ, nhìn chóng cả mặt! khi nào nó chậm lại là nó sắp ngã)
Trả lờiXóacho rằng cần khai sáng dân trí mới nên có dân chủ, là sự ngụy biện
Trả lờiXóaTôi đã đọc những comments ở bên trên và thấy rằng mỗi người có cái nhìn khác nhau về dân chủ phải bắt đầu từ đâu. Đó là quan điểm của từng cá nhân và tôi hoàn toàn tôn trọng những ý kiến của các bạn. Riêng cá nhân tôi có một nhận xét ngu ngốc về cội nguồn của dân chủ như sau:
Trả lờiXóaMuốn có dân chủ, thì trước hết phải có dân trí và muốn có dân trí việc đầu tiên là phải có tự do. Nói tóm lại: Tự do nâng cao dân trí, dân trí đưa đến dân chủ. Bởi nếu không có tự do, thì người dân chỉ tiếp tận nguồn thông tin một chiều, bị bưng bít và vì đó, họ sẽ thiếu đi tính nhận thức khách quan và chắc chắn rằng dân chủ là một cái gì đó xa lạ và trừu tượng đối với họ. Khi người dân có được tự do, họ sẽ được tiếp tận những luồng thông tinh từ mọi phiá điều này giúp họ nâng cao kiến thức về xã hội, chính trị, v.v.. và từ đó họ có thể hiểu được rằng tại sao họ phải cần có một xã hội dân chủ, vì ở trong một xã hội dân chủ con người sẽ có được cái quyền công dân của mình và sự bất công cũng sẽ được hạn chế. Tôi không nói là mất hẵn. Vì vậy, theo tôi nghỉ tự do sẽ là cái chìa khóa cần phải có để mở cánh cửa mang luồng gió dân chủ bay vào.
Theo "tam đoạn luận" thì không lý "Dân trí" của miền Nam Việt Nam đã vượt hơn miền Bắc đến hơn nữa thế kỹ sao ?
Trả lờiXóaVì từ thời điểm tháng 10 / 1955 đến tháng 4 /1975, với nền Đệ NHứt và Đệ Nhị Cộng Hòa - Từ thời Ngô Đình Diệm - miền Nam đã bắt đầu có Tự Do, Dân chủ !!! Tức thật .
Thôi! Đừng nói đến từ "dân chủ" nữa! Nó "nhạy cảm" lắm, chỉ nhột toàn thân, nhột tàn quốc!
Trả lờiXóaChị Hương ơi, hồi đầu thế kỷ trước, cụ Sào Nam Phan Bội Châu đã nhìn ra vấn đề này và đã viết tập sách "Cao Đẳng Quốc Dân" để chỉ ra cách giải quyết vấn đề này. Cụ Phan đã thấy rõ là muốn làm cách mạng dân tộc thì mỗi người dân Việt trước nhất phải có một tinh thần trí thức, một tư tưởng tự do. Từ đó mới làm một cuộc cách mạng bản thân, xóa bỏ những lề lối cũ không còn thích hợp với trào lưu tiến hóa của thế giới. Tức là phải có một tinh thần dấn thân tích cực, dám làm chủ lấy mình, dám làm chủ đất nước. Người dân phải biết rằng mình có cái quyền và cái quyền ấy đã bị cướp đi. Cũng như mình có cái đồng hồ và bị giật mất cái đồng hồ. Chỉ khác là đồng hồ thì rờ thấy được, có thể đem đổi ra thành tiền. Cái quyền làm người, quyền làm chủ đất nước thì không thấy được. Chỉ cảm nhận được khi chính mình bị chèn ép, bị đàn áp. Còn thằng hàng xóm mà có bị cưỡng chế, cướp nhà thì cũng không thấy đau, nhiều khi cũng chưa thấy bị đe dọa.
Trả lờiXóaTrong tập sách "Cao Đẳng Quốc Dân", cụ Phan đã giải thích rõ ràng hai chữ "Quốc Dân". Rồi cụ kết luận rằng "Quốc dân phải nên tự lập". Muốn tự lập, cụ Phan chỉ ra những căn bệnh của quốc dân. Những căn bệnh này gồm có: tính ỷ lại, lòng giả dối, thói nhút nhát, tham lợi riêng, đua tranh những việc hư danh vô vị, không thực lòng yêu nước, không biết hợp quần, mê tín những hủ tục, không biết về kinh tế, không biết thương giống nòi. Những căn bệnh này phải chữa cho lành, phải trị tận gốc, mới mong mang nước nhà đến phú cường được. Và cụ Phan cũng kê đơn thuốc để trị những căn bệnh ấy.
Mời chị đọc một chương của cụ Phan ở đây: http://macabongsaigon.multiply.com/journal/item/57/57.