Bất chợt xem giữa chừng bộ phim của Mỹ về thời phát xít Đức- nơi có gia đình viên quản ngục người Đức.
Nội tâm diễn biến của một người vợ quân nhân Đức về cái thiện và ác trong cách hành xử thường ngày của chồng cô, của lính dưới quyền đối với những tù nhân trong trại tập trung. Và câu chuyện nổi bật là tình bạn giữa cậu bé con trai của cô ta và đứa bé trong trại tập trung. Người Mỹ họ thật nhân văn trong cái nhìn về quá khứ chiến tranh- không tàn sát, không có bất kỳ cảnh máu me gì nhưng những hình ảnh về hành động, những cái nhìn của diễn viên cũng khiến tôi như căng lên trong từng tình tiết.
Điều khiến tôi hoang mang, mơ hồ không thể phân biệt được cảm xúc của mình trong nỗi đau đớn, nỗi căm ghét hòa trộn lẫn vào nhau ....Đứa bé chẳng hiểu gì về những bài học nhồi sọ nó về chủng người Đức thống trị thế giới nên vô tư đào lỗ chui vào chơi với bạn ngay đúng lúc bọn Đức lùa đám tù nhân vào lò hơi ngạt... cậu bé cũng chỉ nghĩ là "tắm thôi mà". Mưa thật to, bà mẹ nháo nhào chạy tìm con, ngưới bố chạy theo chân chú chó ...đến trước phòng hơi ngạt đã được xả thuốc độc để giết đám tù nhân- trong đó có lẫn cả đứa con yêu quý của ông ta. Người mẹ sóng soài trên mặt đất bùn, nơi cái hố do con mình đào, trên tay ôm lấy bộ quần áo của chú bé để lại...tâm linh người mẹ biết rằng con mình đã chết trong lò hơi ngạt , lệnh ban ra bởi chính chồng mình mấy tiếng trước. Tiếng thét đau đớn của người cha và hoảng loạn của người mẹ trong tiếng mưa và tiếng sét. Nước mắt- bùn đất- sấm sét- và cái lỗ hổng trở nên toang hoác......
Phim kết thúc ở đó, tôi ngẩn ngơ, không biết cảm giác của mình là gì nữa, nó bám theo tôi tới giờ- sự xúc cảm, nỗi đau, và định mệnh ác trả ác báo....nhưng đứa trẻ kia vô tội và đứa trẻ tù nhân người Ba lan cũng vô tội, tội của những kẻ cầm quyền là tội ác lớn nhất- Tại sao định mệnh ác nghiệt lại rơi xuống đầu những người vô tội????? Bỗng dưng tôi lại so sánh bộ phim ấy với chế độ hiện thời...biết rằng sự so sánh nào hầu như cũng khập khiễng, nhưng cái tội của kẻ cầm quyền là lớn nhất, tại sao lại đổ xuống dân vô tội? Bắt bớ vì lòng yêu nước, bắt bớ vì phản biện xã hội- cái điều tối cần cho một xã hội phát triển. Nỗi buồn nhân lên ngàn lần trong tâm trí tôi- tôi không chịu nổi cảm xúc này giấu trong tim , giấu nữa sẽ nổ mất- Cho dù mấy nay, tôi đang cố gắng câm miệng và bịt tai gài mắt.
Rất đồng cảm với chị, dù em cũng không hề quen biết gì với những người bị bắt bớ ấy, nhưng em rất quý trọng họ....Nói ra tình cảm của mình là điều mà em không bao giờ thích, nhất là ở những chốn thiên hạ "nhĩ mục quan chiêm", chẳng phải vì sợ "người ta" cho là màu mè hay làm nổi, nhưng vì ...đầy quá thì tràn, thế thôi. Dẫu bị "cho vào sổ theo dõi" thì cũng đành . Hic! Hic! Vì mình có làm gì sai đâu ?(nhưng vẫn hy vọng chẳng ai rỗi hơi thế) , hờ hờ ...
Trả lờiXóaEm cũng có coi một film na ná thế, cũng hổng còn nhớ, chỉ biết có cái cảnh người tù nhân khốn khổ trong trại tập trung phải tìm mọi cách dấu diếm đứa con bé bỏng của mình (để suy nghĩ cách giải thoát cho nó khỏi cảnh tù tội) ...thật là đáng thương cho những đứa trẻ hồn nhiên chẳng biết gì, dù bị đày đọa trong lao tù khắc nghiệt.
Trả lờiXóaBình thường thì người ta chỉ cảm xúc vui buồn mà thôi. Nhưng quả thật cảm xúc để truy ra chính phạm của tội ác như chị HLH thì có thể nói là không nhiều lắm. Nhất là, càng hiếm hoi khi cũng từ đó để liên tưởng đến nhu cầu cần thiết của một xã hội phát triển là phải có phản biện. Vậy mà người phản biện lại bị bắt bớ đầy đọa nữa thì đau buồn quá! Và, chị HLH đã thấy được "cái tội của kẻ cầm quyền là lớn nhất, tại sao lại đổ xuống dân vô tội?"
Trả lờiXóaNghe đơn giản nhưng không dễ thấy đâu!
Trí thức hôm nay người ta nói và biết rất nhiều về đủ thứ tội ác và tệ đoan. Nhưng, hình như họ hoặc không tìm tới được nguyên nhân, hoặc không dám đụng tới nguyên nhân gây tội ác là cái chế độ bạc ác của nhà cầm quyền. Có thấy thì mới có nhu cầu hất nó đi, đạp đổ nó xuống để trừ Ác gây Thiện.
Cho nên ai đó nói là muốn an toàn thì đừng đụng tới thượng tầng kiến trúc; nói nôm na là chỉ được phê phán, đánh đấm gì thì cũng chỉ từ thắt lưng trở xuống mà thôi.
Mong ĐAT võ đoán ở nhận định này!!!
chie^'n tranh la` va^.y,
Trả lờiXóahình như đó là phim " the boy in tripped pajama" không bít dịch tạm " cậu bé trong bộ áo tù" có được không?, phim nớ thì tui chưa coi, nhưng có đọc qua bản tiếng Anh của 1 cậu Tây ba lô cho (hay bỏ quên :) ) . tác giả John Boyne viết hay cảm động .. chuyện về Berlin 1940 trong thời đệ nhị thế chiến. kể về gia đình 1 cai tù có cậu con cưng tên Bruno. nội dung thi chị Hổ nói qua rồi .
Trả lờiXóacó điều cậu bé mặt áo tù trong trại tập trung kết bạn với Bruno không phải người Ba lan mà người Do thái, Irael /Jew (Đức gốc Do thái).
Tui mất gần 3 tháng động não vốn tiếng Anh xích lô mới học hết cuốn sách.
sách ni đáng được dịch qua tiếng Việt cho bà con đọc . mịa mấy thằng xuất bản quốc doanh chỉ khoái có anh hùng tung của. trước mấy bạn xích lô nói chuyện cuốn sách 'ma chiến hữu - chiến hữu trùng phùng' của nhà xuất bản chi đó ... ĐM , đọc tức hộc máu đít