Thứ Hai, 21 tháng 9, 2009

Bài viết của thày giáo làng- mà làng bên Công-gô!

Những cái lẩm cẩm của tuổi giàHiện nay ở VN,người ta hô hào phải học tập “Tư tưởng HCM”,rồi còn kỷ niệm 40 năm thực hiện “Bản Di chúc của Bác”….Nói tóm lại,người ta đang “Đánh bóng lại hình tượng Bác Hồ”Vậy thực chất vấn đề là ở chỗ nào? Có thật là HCM có một tư tưởng nào ngang tầm với những chủ thuyết lớn của nhân loại như “Học thuyết Mác-Lênin,hay chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn…hay không?Công bằng mà nói thì HCM ,khi còn trẻ,là một thanh niên yêu nước,rời nước xuất dương để ngõ hầu tìm ra một con đường cứu nước nhà thoát khỏi sự đô hộ của ngoại bang.Thế rồi anh thanh niên Nguyễn tất Thành tìm ra chủ nghĩa Mác mà anh cho là con đường duy nhất để cứu nước,cứu nhà.Sau nhiều năm bôn ba qua Pháp,Anh,Nga,Tầu,năm 1940 anh trở về nước để lãnh đạo phong trào CM theo đường lối Mác –Lênin mà mấy năm trước,khi còn ở hải ngoại,anh đã reo to lên rằng đây chính là con đường duy nhất để giải phóng nước nhà.Ở Việt Bắc,tổ chức VM do HCM và các đồng chí của ông như Võ nguyên Giáp,Phạm văn Đồng,Trần huy Liệu…được Đồng Minh giúp đỡ về vũ khí,và các phương tiện khác để VM thành lập các chiến khu chống quân Nhật,vì họ cũng chưa hiểu rõ lắm về đường lối chính trị của VM,Năm 1945,lợi dụng thời cơ phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh,ở trong nước chính phủ Trần trọng Kim còn đang lúng túng chưa biết hành động ra sao để đón quân đội Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật thì VM hô hào dân chúng đứng lên cướp chính quyền và thành lập nước VNDCCH đứng về phe thắng trậnTrong mười năm cầm quyền đầu tiên,dù muốn dù không,ta cũng phải công nhận một điều là ông Hồ chí Minh đã có những bước đi sáng suốt,tuy những bước đi đó chỉ làm lợi cho ông và những đồng chí của ông,và qua đó đất nước ta cũng qua đi được những sóng gió bước đầu.Đó là ,sau khi cướp được chính quyền,ông đã tuyên bố giải tán Đảng CS,mục đích chính là đánh tan sự nghi ngờ của những nước Đồng Minh như Mỹ,Anh,Trung hoa dân quốc(lúc đó do Tưởng giới Thạch lãnh đạo) ,để tranh thủ sự ủng hộ của họ.Sau đó ông lại mở rộng chính phủ lâm thời cho những người không cùng chí hướng với ông tham gia:mời Vĩnh Thụy làm cố vấn tối cao,vì ông thừa biết rằng cái ông vua ăn chơi này chỉ có tài nhẩy đầm và chơi gái,còn về chính trị thì mù tịt,bảo sao nghe vậy,ông để ghế Phó chủ tịch  nước cho Nguyễn Hải Thần,nhà CM nói tiếng Việt không giỏi bằng tiếng Tầu,lại nghiện nặng thuốc phiện,ông cũng nhường ghế Bộ trưởng Ngoại giao cho Nguyễn tường Tam( nhà văn Nhất Linh)….Ngày 6-3-1946 ông ký với Pháp Hiệp định sơ bộ,để Pháp thay Trung Hoa dân quốc vào giải giáp quân đội Nhật mà mục đích chính của ông là nếu bọn Tầu Tưởng mà đi rồi thì đám VNQDD của Nguyễn tường Tam và VNCMĐMH của Nguyễn Hải Thần cũng sớm muộn mà ra đi,chẳng cần ai phải xua đuổi họ.Đúng là HCM đã đi một nước cờ cao tay hơn những đối thủ của mình.Chả thế mà người ta nói:Hiệp Định Six-Mars(mùng sáu tháng 3)rất Mác-Xít.Sau đó là cuộc Kháng chiến chống Pháp mà bước đầu có thể coi là một cuộc KC của toàn dân,già cả,trai gái,giầu sang,nghèo hèn…mọi người đệu tự nguyện bỏ cả nhà cửa,bỏ cả cuộc sống nhung lụa lại sau lưng mình mà ra đi KC.Tuy nhiên,với thời gian thì dần dần ,một số người cũng sớm nhận ra là cuộc chiến này không thực sự là một cuộc chiến tranh giữ nước thuần túy ,nó nhằm một mục đích khác,của một số người muốn thực hiện trên đất nước này một chủ thuyết khác,đó là một cuộc đấu tranh giai cấp được ngụy tạo thành một cuộc chiến tranh vệ quốc.Cho đến những năm cuối của cuộc chiến này,với những cuộc vận động giảm tô,sau đó cuộc Cải cách ruộng đất tàn khốc thì tất cả đã rõ.Người ta đang thực hiện chủ nghĩa CS trên đất nước này.Thế rồi chiến tranh chấm dứt bởi Hiệp định Geneve chia đôi đất nước.Niềm vui vì đất nước đã qua cơn binh lửa đã phần nào giảm đi vì gần hai triệu người miền Bắc đã bỏ lại quê hương,nhà cửa,mà di cư vào Nam vì họ không muốn thấy cảnh một số người,mà trong đó có cả những người đã hy sinh tài sản,người thân của mình trong KC,nay lại phải quỳ tại các sân đình để nghe người ta vạch tội mình là “Địa chủ cường hào gian ác…”,sống bằng cách bóc lột mồ hôi nước mắt của những người khác….Năm đó ,ông HCM đã ngoài 60 tuổi,xứng đáng là “cha già dân tộc”,xứng đáng được xưng “Bác “với mọi người.Tuy nhiên với tuổi tác,với vinh quang chói lòa của vị anh hùng giải phóng dân tộc,ở ông đã bắt đầu có những triệu chứng khác thường, thường có ở những ông già mà người Pháp thường gọi là “les vieux gâteux”,nói nôm na ra là tính “lẩm cẩm của mấy ông già”Sau đây,với tư cách là một người trở về Hanoi trong ánh hào quang của chiến thắng,người viết những dòng này,với những gì mắt thấy ,tai nghe xin phép được kể ra dưới đây mấy câu chuyện sẩy ra sau ngày tiếp quản Thủ đô.Sau ngày tiếp quản Hanoi it lâu,ông HCM,được tháp tùng bởi các vị tai to mặt lớn trong bộ Giáo dục như Bộ trưởng Nguyễn văn Huyên,Giáo sư Trần văn Giầu..đã làm một chuyến đi thăm các cháu Học sinh và Sinh viên Thủ đô.Điểm đầu tiên mà các vị đến là trường Nữ Trung học Trưng Vương. Tại đây thấy các cháu gái thướt tha trong các tà áo dài duyên dáng ra đón Bác,Bác có vẻ không vui mà hỏi:”Các cháu có thấy cái tà áo dài mà các cháu đang mặc nó “vướng víu “quá không,nó làm cho các  cháu không được tự do choi đùa thoải mái không?Các cháu gái thấy vấn đề mà Bác nêu lên hơi “kỳ kỳ”,cái áo dài của Phụ nữ VN,một nét đẹp Văn hóa truyền thống mà Bác lại cho là “vướng víu”thì lạ quá.Sau đó Bác lại bồi thêm một  câu nữa:”mà các cháu có biết là một chiếc áo dài mình mặc có thể dùng may được hai chiếc áo cánh cho người nghèo đấy.Thế là từ hôm đó trở đi ,tà áo dài quen thuộc của đám Nữ sinh Trưng vương,Tây sơn dần biến mất,thay vào đó là những bộ quần áo cánh ngắn cũn cỡn,không giống ai được các “cháu yêu của Bác Hồ”mặc đi học.Dần dà,phong trào mặc áo ngắn của Phụ nữ VN lan dần ra ngoài xã hội,cho đến 1958 trở đi,có thể nói nói,ngoài những lúc hội hè,cưới xin,chả còn ai thấy những tà áo dài trên đường phố Hanoi nữa.Thực ra thì Bác Hồ chẳng cần phải kêu gọi các cháu gái mặc áo ngắn đi học làm gì cho thừa lời nữa.Với chế độ “Tem phiếu”áp dụng những năm sau đó,mỗi người dân,chưa phải là cán bộ nhà nước,mỗi năm chỉ được mua 4m vải để may cho mình đúng một bộ quần áo thì đào đâu ra vải để mà thướt tha đến trường nữa.Khi đến Trường Đại học thì Bác có”sáng kiến”là đã đi học thì học ở đâu chả là học trò,bầy vẽ gọi “học sinh Đại học”là Sinh viên làm gì cho nó phức tạp ra,cứ dùng một tiếng “học sinh” chung cho các cấp cho tiện!!!Cũng may mà “sáng kiến” này của Bác,không mấy ai áp dụng nếu không thì sẽ có trường hợp,khi hỏi ai đó học ở đâu ,ta sẽ được nghe trả lời: dạ,thưa Bác cháu là “Học sinh Y4 ạ”,nghe cũng vui đáo để.Có vẻ như Bác muốn làm thêm cuộc CM về ngôn ngữ nữa khi Bác chỉ dùng một tiếng “giáo viên”để chỉ tất tật các thầy giáo từ Mẫu giáo,đến Tiểu học,Trung học và cả Đại học nữa  Bác bảo giáo sư chỉ dùng cho những ai được nhà nước “sắc phong”,thí dụ giáo sư Hồ đắc Di, giáo sư Tạ quang Bửu…Có vẻ như Bác dị ứng với những từ làm cho con người được trở nên đáng kính trọng hơn thì phải.Càng về cuối đời Bac càng trở nên “Gâteux”hơn.Sự việc sau đây cho thấy sự “không giống ai” của Bác đã đến mức “đáng kinh ngạc”Năm 1965,Bác đề nghị mọi người bỏ những từ ngữ mượn của nước ngoài đi,thay vào đó là dùng tiếng Việt để nâng cao “lòng tự hào dân tộc”Bác bảo tại sao cứ phải gọi là Nữ y tá, nữ giáo viên….,tiếng VN vẫn dùng chữ”gái”để chỉ những người không phải là đàn ông đấy sao.Vậy tôi đề nghị từ nay nên thống nhất gọi là: các y tá gái, các giáo viên gái, các nhà văn gái…Vì thế ,hồi đó các bạn có thể nghe các :văn nô “chính hiệu con nai vàng đúng lên phát biểu như sau tại một cuộc họp long trọng:”Kính thưa các đại biểu trai và gái,tới dự buổi lễ kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của hai vị”anh hùng gái”Trưng Trắc và Trưng Nhị hôm nay, có các vị Bộ trưởng gái,các vị trong tổ chức”Đàn bà cứu nước”(Phụ nữ cứu quốc)Đề nghị mọi người,trai cũng như gái,chúng ta hoan hô….Những dòng tôi viết trên đây là đúng 100%.Không tin,các vị có thể hỏi các vị tuổi từ 60 trở lên,trước đây đã từng sống tại miền Bắc những năm tháng không thể nào quên đó,xem có đúng hay khôngCũng may mà những điều lẩm cẩm đó cũng không tồn tại bao lâu,chúng cũng biến mất ngay sau khi người đề nghị ra chúng ra đi vào năm 1969.Thực ra vấn đề vấn đề quảng bá cho việc sử dụng tiếng Việt trong đời sống,trong các văn kiện cũng không có gì là mới lạ.Vấn đề ở chỗ là nên áp dụng nó như thế nào để cho câu văn viết ra phản ảnh đúng ý tưởng mình muốn diễn đạt,đồng thời không được làm mất đi vẻ đẹp của ngôn ngữ.Thí dụ ai chẳng biết là hai từ Phụ nữ và đàn bà chỉ là hai từ đồng nghĩa,chúng đều được dùng để chỉ những người thuộc giới khác với đàn ông.Nhưng không vì thế mà phải đổi tên cái đoàn thể “Phụ nữ cứu quốc”thành hội”Đàn bà cứu nước “ được.Cũng không thể dùng chữ”Bộ trưởng gái “để chỉ các vị “Nữ Bộ trưởng”được.Đôi khi ta còn phải dùng từ Hán trong giao tiếp để tăng thêm phần long trọng cho câu nói.Thí dụ ta phải nói:”Tới dự buổi liên hoan hôm nay có Bộ trưởng Bộ Văn Hóa cùng Phu nhân”.Nói Bộ trưởng Văn Hóa đi cùng vợ…”là không lịch sự.Không lẽ ông HCM không  hiểu điều đó hay saoĐôi điều tôi nêu lên ở trên chỉ nhằm mục đích nói lên rằng,dù là vĩ nhân hay anh hùng dân tộc thì cũng có cái đúng,cái sai,không ai là vĩ nhân suốt đời cả.Vì thế nên xin các vị “văn nô” đừng thấy “Bác nói gì cũng cho là hay,là đúng để mà sẩy ra những trường hợp”chéo ngoe” như trên.Kẻ viết những dòng này cũng chỉ là nột người bình thường,chính xác ra là một”Thầy giáo làng”,chẳng phải là một nhà “ngôn ngữ học” nổi danh.Tuy nhiên cũng mạn phép các vị sính dùng chữ nghĩa theo kiểu”nôm na mách qué” để lạm bàn một đôi câu.Nếu có gì không đúng,xin chỉ bảo dùm,TGL chúng tôi xin lĩnh ý và xin có lời cảm ơnSaigon,một ngày đầu ThuThầy giáo làng

6 nhận xét:

  1. Đồng ý với bác Hồ ...gái là Hồ Chí Minh muốn có thêm một cuộc cách mạng ngôn ngữ nữa nhưng chắc không đủ ......tầm.
    * Một điều ít người để ý mà trong bài bác Hồ ...gái có nhắc đến - HCM có vẻ dị ứng với bộ quốc phục của người VN - chưa thấy một người cộng sản VN nào mặc áo dài khăn đóng - cả nam lẫn nữ .

    Trả lờiXóa
  2. Không nhắc tới thì thôi,nhắc tới thì hãi quá huhuhu...

    Trả lờiXóa
  3. Cheers!
    Em đang thắc mắc 3 chữ Hồ Chí Minh có những chữ nào đã phải vay mượn. Và nếu phải gọi cho ra tiếng Việt thì gọi kiểu gì ạ?

    Trả lờiXóa
  4. Cheers!
    Em để bài này lên note và xin phép chị được sửa lại vài lỗi chính tả cùng lối xuống dòng để người đọc dễ theo dõi hơn đôi chút, chị nhé?

    Trả lờiXóa
  5. Muốn làm rì cũng lược, chị cũng đi chôm mừ!

    Trả lờiXóa
  6. Một cuộc "kách mệnh chữ nói".
    @nhanvatkinhkhung: HCM = Káo Kực Xáng

    Trả lờiXóa